Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 109)

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản nhà trường của Hiệu trưởng trường dạy nghề, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh, đó là:

Biện pháp 1: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của trường xanh

Biện pháp 3: Đưa ra các quy định tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo Biện pháp 4:Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường

Biện pháp 5:Phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường

Biện pháp 6:Thúc đẩy phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà trường

Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất chúng tôi dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm các biện pháp. Phương pháp được thực hiện theo quy trình sau:

Bước1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Những chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn gồm 87 người. Đó là các cán bộ quản lý về dạy nghề, hiệu trưởng và giáo viên của 15 trường Cao đẳng nghề.

Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu

Sau khi xây dựng xong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến gặp các chuyên gia để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả được thống kê và thể hiện qua các bảngdưới đây:

101

Bảng 8:Thống kê kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhà trường Số TT Các biện pháp quản lý nhà trường Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh

80% 20% 0% 93,33

% 6,67% 0%

2.

Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của trường xanh

80% 20% 0% 46,67

%

53,33

% 0%

3. Tăng cường xanh hóa

chương trình đào tạo 100% 0% 0%

66,67 %

33,33

% 0%

4. Tạo ra cộng đồng xanh

trong và ngoài nhà trường

53,33 % 46,67 % 0% 53,33 % 46,67 % 0%

5 Phát triển văn hóa xanh

trong và ngoài nhà trường 60% 40% 0% 40% 60% 0%

6

Thúc đẩy phong trào

nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà trường

93,33

% 6,67% 0%

93,33

% 6,67% 0%

Kết quả khảo sát cho thấy về những người tham gia khảo sát về cơ bản đều nhất trí đồng tình với các biện pháp được đưa ra trong đề tài. Đồng thời thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp cũng như mức tỉ lệ % của các nội dung then chốt bên trong từng biện pháp. Nhìn chung, các biện pháp đưa ra đều được

102

đánh giá là cần thiết, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp giải quyết được nhu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề. Tuy nhiên, mức độ cần thiết cũng như tính khả của từng biện pháp không giống nhau, có sự khác biệt giữa các biện pháp và các nội dung của từng biện pháp. Qua đây ta có thể thấy được phần nào xu hướng chung của nó. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, kết quả bước đầu là đã giải quyết được việc đưa ra các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh. Nếu những biện pháp được áp dụng vào thực tế trong các trường dạy nghề thì nó sẽ được chứng minh một cách rõ ràng hơn thông qua quá trình quản lý nhà trường của các cán bộ quản lý, đặc biệt là người hiệu trưởng.

Tóm lại, các biện pháp quản lý nhà trườngmà chúng tôi nêu trên không phải là những vấn đề quá khó đối với người cán bộ quản lý trường dạy nghề. Xét về tính khả thi của đề tài thì thực sự không quá tốn kém đến sức người, sức của trong quá trình thực hiện. Nhưng đòi hỏi phải phát huy hết nội lực, sự kiên trì, ham học hỏi, cầu tiến của tất cả mọi người, bởi vì đây là quá trình biến đổi lâu dài và từ từ chứ không thể làm nhanh được. Được như vậy thì các biện pháp quản lý mà chúng tôi nêu trên nó trở thành một công cụ hiệu quả và có tính định hướng cho các nhà quản lý khi thực thi, tuỳ từng hoàn cảnh, từng thời điểm mà quan tâm, nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác và nó trở thành cần thiết trong công tác quản lý của các nhà quản lý các trường dạy nghề trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực hiện các biện pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và của các cấp lãnh đạo.

103

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đối với nhu cầu đào tạo nghề xanh ở chương 1 và thực trạng nhu cầu đào tạo nghề xanh, bám sát vào định hướng phát triển dạy nghề, các nguyên tắc đề xuất giải pháp, tác giả đã đề xuất 06 giải pháp. Đây là những giải pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, quản lý nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh sẽ đạt hiệu

104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Trong những năm gần đây, chủ đề liên quan đến phát triển bền vững, định hình nền kinh tế xanh luôn nhận được mối quan tâm của mọi người. Đặc biệt là quá trình xanh hóa đào tạo nghề trong lĩnh vực đào tạo nghề hiện nay cũng là một khía cạnh quan trọng trong sự nghiệp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề hiện nay thì phải nâng cao công tác quản lý nhà trường của các cán bộ quản lý, đặc biệt đối với người hiệu trưởng – đầu tàu của mỗi nhà trường. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý của Hiệu trưởng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc duy trì các mảng hoạt động trong nhà trường, song việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh lại chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến việc thiếu nhận thức, hiểu biết của học sinh và giáo viên trong trường về xu hướng đào tạo nghề hiện nay cũng như xây dựng các biện pháp đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp đồng thời tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí cho nhà trường.

2. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất ra 6 biện pháp cơ bản đó là: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh; Xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của trường xanh; Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo; Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường; Khuyến khích và phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường; Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà trường.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên được kiểm định qua việc điều tra quan điểm cá nhân mà chúng tôi lựa chọn gồm 29 cá nhân, đó là các chuyên gia về dạy nghề của Tổng cục dạy nghề, các cán bộ quản lý, hiệu trưởng của 14 trường Cao đẳng nghề. Kết quả cho thấy các biện pháp chúng tôi đề xuất phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.

Các biện pháp tăng cường quản lý nhà trường được nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Do đó vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt được hiệu quả

105

cao nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự nhạy cảm của người Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý. Nếu các nhà quản lý biết lựa chọn và triển khai cụ thể tăng cường biện pháp quản lý thích hợp với hoàn cảnh thực tế thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để có thể thực hiện những giải pháp trên đây, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị với các cấp quản lý, các cơ quan liên quan một số vấn đề cụ thể như sau:

2.1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề. Sửa Luật dạy nghề và các quy định liên quan đến dạy nghề trong các Bộ luật, Luật.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.

- Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ; ...

- Nghiên cứu bổ sung các chính sách quản lý, hướng dẫn thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch gắn liền với tăng trưởng bền vững, nhu cầu đào tạo nghề xanh. Khi đó, các kế hoạch thực hiện hoạt động đào tạo nghề xanh sẽ khả thi hơn

-Bộ Lao động – thương binh và xã hộiđề xuất với Chính phủ các chính sách

ưu tiên đối với cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo nghề xanh;

- Nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Luật dạy nghề, bổ sung các nội dung chưa có quy định trong Luật như: kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; việc thành lập tổ chức kiểm định độc lập, trung tâm kiểm định, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức này; …

2.2. Tổng cục Dạy nghề, Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề:

- Nghiên cứu, bổ sung các chính sách quản lý, hướng dẫn thực hiện xây dựng tăng trưởng xanh

106

- Hướng dẫn, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội trong các công tác kiểm tra, giám sát các trường nghề thực hiện kế hoạch đào tạo dựa trên nhu cầu thị trường lao động

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm cho đội ngũ cán bộ , nghiên cứu viên

2.3. Các trường dạy nghề

Tích cực nghiên cứu và triển khai xanh hóa cơ sở dạy nghề của mình theo điều kiện và khả năng của mỗi đơn vị cho phù hợp

Đề xuất các sáng kiến cụ thể trong quá trình xanh hóa đào tạo nghề trong nhà trường của mình.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alex Bowen, Policy Research Working Paper 5990: Green’ Growth, ‘Green’

Jobs and Labor Markets, The World BankSustainable Development Network, 2012.

2.BIBB, VET in Euro – Country Report Germany, 9th Edition, Germany 2011. 3.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ

2011 -2020.

4.CEDEFOP (ILO), Green Skills and environmental awareness in vocational

training education. Synthesis report, Luxembourg, 2012.

5.CEDEFOP (ILO), Skill for Green Jobs. A Global View, Geneva, 2011. 6.CEDEFOP (ILO), Skill for Green Jobs. Briefing note. Thessaloniki, 2010.

7.Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nước về giáo dục Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản

chính trị quốc gia, 2005.

8.Đặng Quốc Bảo, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo

dục, Hà Nội, 2010.

9.Đặng Quốc Bảo, Những khái niệm cơ bản về Quản lí giáo dục, Trường Cán bộ

quản lý giáo dục trung ương 1, Hà Nội, 2007.

10.GIZ, Green skill development – essential for the transititon to green growth,

2013.

11.GIZ, Report on TVET for a Sustainable Development implementation in

Program Reform TVET in Vietnam and Concrete recommendation to green skills in Vietnam, 2013.

12.GIZ, TVET for a Green Economy, Bonn, 2013.

13.Luật Dạy nghề, NXB Giáo dục, 2006. 14.Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, 2005.

15.Majumdar Shyamal,Developing a Green TVET Framework, Bonn, 2012. 16.Majumdar Shyamal,Greening TVET: Connecting the Dots in TVET in

Sustainable Development, Bonn, 2012.

17.Majumdar Shyamal,Integrating Sustainable Development in TVET

Curriculum, Thailand, 2007.

18.Mertineit, K-D,TVET for a green economy. Presentation in the workshop on

“Greening TVET for achieving National Green Growth Strategy”, Hanoi, 2013.

19.Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý , Nhà

xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

20.Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên, Quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2012.

21.OECD, Tools for Delivering on Green Growth, OECD Meeting on Council at

Ministerial level, Paris, 2011

22.Phạm Viết Vượng,Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, giáo trỡnh dành

cho học sinh cao học và nghiờn cứu sinh, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.

23.Quisumbing, L.R. The Importance of Values Education for TVET and its

Economic and Human Resource Development Program, Paper presented at the UNESCO Asia Pacific Conference, Adelaide, 2001

24.UNESCO – UNEVOC, Orienting technical and Vocational Education and

108

25.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Báo cáo quốc gia

về dạy nghề năm 2011; NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, 2013.

26.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Báo cáo quốc gia

về dạy nghề năm 2012; NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, 2014.

27.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Đào tạo nghề -

thuật ngữ chọn lọc; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

28.Viện quản lý kinh tế Trung ương, Thông tin chuyên đề Tiềm năng tạo việc làm

xanh ở Việt Nam, 2012.

109 PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Tăng trưởng bền vững; Đào tạo nghề xanh

Phiếu khảo sát chỉ sử dụng các thông tin này phục vụ mục đích nghiên cứu và đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối các thông tin Ông/ bà cung cấp

Một số thông tin về khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu:

- “Việc làm xanh” là công việc giảm thiểu tác động của các doanh nghiệp và các

ngành kinh tế đến môi trường ở mức thấp nhất để phát triển bền vững (Theo Tổ chức lao động quốc tế - ILO).

- “Xanh hóa” làthuật ngữ diễn tả việc chuyển đổi từ quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc các hoạt động hiện tại sang những quy trình sản xuất, dịch vụ, hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường.

- “Đào tạo nghề xanh” là quá trình đào tạo nghề được gắn liền với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm khí phát thải nhà kính.

Nếu Ông/bà có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Đoàn Duy Đông - Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề/ Tổng cục dạy nghề.

ĐT: 098 882 5155 CQ: (04) 39 44 90 64 Email: dongdoanduy@gmail.com

PHẦN 1: Thông tin chung 1. Tên cơ sở dạy nghề: 2. Họ và tên người trả lời:

Vị trí, chức vụ hiện tại của Ông/bà tại trường:

3. Xin đánh dấu vào ô tương ứng với tuổi của Ông/bà:

Dưới 21 tuổi 21-29 30-39 40-49

50-59 Trên 60

4. Giới tính Nam Nữ

6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Chứng chỉ chuyên môn Trung cấp

Cao đẳng Đại học

110 PHẦN 2: Thông tin về cơ sở dạy nghề

7. Tổng số học viên đang theo học tại trường: ….. người

8. Số lượng giáo viên và cán bộ đang làm việc trong trường? (Xin đánh dấu vào

ô có số lượng tương ứng) Giáo viên/ Giảng viên Cán bộ và nhân viên quản lý, hành chính Cán bộ, kỹ thuật viên thuộc bộ phận hỗ trợ khác Tổng số giáo viên, cán bộ Trong đó số giáo viên, cán bộ là nữ Ít hơn 19 người 20-39 người 50-79 người 80-109 người

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 109)