Phát triển dạy nghề đã và đang được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỉ 21. Là một nước đang phát triển, có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người, thông qua các quan hệ hợp tác, giúp đỡ với các nước phát triển như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. Việt Nam đã học tập và vận dụng một số các khía cạnh hay bài học kinh nghiệm vào điều kiện thực tế của mình, việc này là hoàn toàn khả thi tuy nhiên cần phải nghiên cứu và xem xét tùy từng lĩnh vực cũng như khía cạnh, bởi vì hoàn cảnh kinh tế, xã hội cũng như điều kiện phát triển của các quốc gia là khác nhau. Đây cũng là một bài toán đặt ra để định hướng được hướng đi đúng đắn cho việc phát triển bền vững của nước ta hiện nay và trong tương lai.
48
Tiểu kết chương 1
Đào tạo nghề xanh là xu hướng tất yếu của hoạt động đào tạo nghề ở nước ta hiện nay vì nó có thể giải quyết các vấn đề đáp ứng nhu cầu công việc cho người lao động cũng như góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường để phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên những bước đi đầu tiên bao giờ cũng rất khó khăn, nhất là việc chuyển đổi đào tạo nghề hiện tại thành đào tạo nghề xanh hay còn gọi là quá trình xanh hóa đào tạo nghề là một quá trình lâu dài và tiến từng bước một.Các khái niệm, cơ sở lý luận tại chương1 cùng với thực trạng của đào tạo nghề tại chương tiếp theo sẽ là những nền tảng để đưa ra những giải pháp quản lý nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
49 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM