Nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 29)

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường như sau:

1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công lập.

2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

5. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

6. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

21

7. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở các chức năng được giao trên, người hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động của nhà trường gắn liền với quá trình dạy và học và các hoạt động liên quan. Nhiệm vụ cụ thể của người hiệu trưởng nhà trường là chịu trách nhiệm quản lý quá trình dạy và học, chỉ đạo xây dựng các kế hoạch chiến lược, phân công thực hiện các hoạt động diễn ra bên trong nhà trường cùng các hoạt động liên quan, đồng thời cũng là người tổ chức triển khai công tác kiểm tra đánh giá trong trường, tất cả nhằm đến việc hoàn thành sứ mạng của nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 29)