Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 47)

Bối cảnh chính sách

39

Trung Quốc hiện đang là nước đứng thứ hai trên thế giới và chỉ đứng sau Mỹ về lượng phát thải khí nhà kính, với lượng khí thải tạo ra chủ yếu qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc được dự đoán sẽ rất nhanh vượt Mỹ trong tương lai gần và trở thành nước phát thải lớn nhất trên thế giới. Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng sản lượng thép trong những năm gần đây của Trung Quốc, nhưng lại đứng sau các nhà sản xuất lớn khác về hiệu quả năng lượng, lượng khí thải các-bon và chất thải.

Sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế xanh hơn ở Trung Quốc sẽ đòi hỏi người lao động để phát triển kỹ năng xanh mới, đòi hỏi một sự điều chỉnh chiến lược phát triển các kỹ năng và các chương trình đào tạo. Một phần quan trọng trong những thách thức cần phải được thực hiện trong các lĩnh vực đào tạo nghề đặt ra là phải cung cấp đào tạo cho tổng 80% tất cả ngành nghề. Đào tạo trình độ đại học cũng chỉ cung cấp một phần của giải pháp, phần lớn việc làm trong doanh nghiệp và công nghiệp xanh dự kiến sẽ được thực hiện bởi quá trình đào tạo người lao động phi đại học. Do đó đào tạo nghề là rất quan trọng trong việc tạo ra một lực lượng lao động có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngay lập tức và đáp ứng con đường đạt được những chứng chỉ cao hơn trong việc làm xanh.

Nghề nghiệp xanh là một khái niệm rất mới ở Trung Quốc và do đó có rất ít trình độ chuyên môn đã được thông qua. Trung Quốc cần phải đảm bảo rằng việc làm xanh cung cấp tài chính và cơ hội đầy đủ cho người lao động, trong một số vai trò trên danh nghĩa môi trường như tái chế thiết bị điện tử được đặc trưng bởi điều kiện làm việc kém và tiếp xúc với các chất độc hại. Điều đó tạo ra nhu cầu cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn và thu thập dữ liệu để dự đoán các nhu cầu kỹ năng tương lai của thị trường lao động và các cơ chế để lường trước được cần phải được tăng cườngnhững kỹ năng hiện tại.

Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng

Chiến lược môi trường chung

Hiện có hơn 300 văn bản pháp luật về môi trường ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc, chủ yếu thuộc các mục tiêu bao trùm việc thúc đẩy phát triển bền vững, nhưng có tác động tích cực về biến đổi khí hậu, bao gồm bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng. Sự theo đuổi phát triển bền vững chủ yếu gắn với

40

việc bảo vệ môi trường. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố năm 2020 Trung Quốc sẽ cắt giảm cường độ phát thải CO2 40-45 % so với mức năm 2005.

Trong năm 2007, Trung Quốc đã thành lập Nhóm quốc gia dẫn đầu để đối phó với biến đổi khí hậu với mục đích:

- Cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng năm 2020 với 20% so với năm 2005; - Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo với lượng 10% tổng mức tiêu thụ năng lượng năm 2010;

- Tăng độ che phủ của rừng lên 20% năm 2010.

Hiệu quả sử dụng năng lượng của Trung Quốc ngày càng tăng, với mức tiêu thụ năng lượng giảm gần 50 phần trăm từ năm 1990 đến 2005. Mục tiêu hiện nay là Trung Quốc sẽ sử dụng năng lượng từ than đá với việc hầu như không phát thải lượng phát thải khí nhà kính trong thập kỷ tới.

Phản ứng xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay

Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc. Các gói kích thích kinh tế do Chính phủ Trung Quốc bao gồm đầu tư nhằm vào các biện pháp hướng tới một nền kinh tế xanh. Trong tháng 11 năm 2008, 51 tỷ USD đã được chỉ định để bảo tồn sinh học và bảo vệ môi trường như là một phần của một gói mở rộng đầu tư (585 tỷ USD); Bộ Bảo vệ Môi trường đã báo cáo rằng tài chính đã được chi cho việc kiểm soát năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Trong thời gian phục hồi kinh tế, Chính phủ tập trung vào năng lượng hiệu quả, mở rộng hệ thống đường sắt chuyên chở hàng hóa, xây dựng hệ thống truyền tải lưới điện thông minh, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học. Các trọng tâm chính là nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng, công trình công cộng và trang bị thêm phương giao thông công cộng để có thể vận chuyển nhanh chóng.

Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa

Giáo dục và đào tạo nghề Trung Quốc (VET) bao gồm ở ba cấp độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cấp đại học. Hệ thống dạy nghề cung cấp hầu hết các lao động có tay nghề theo yêu cầu của các khu vực việc làm xanh.

Có khoảng 50% học sinh trường trung học phổ thông theo học các trường kỹ thuật và dạy nghề, nhằm mục đích trang bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp những kỹ năng làm việc thực tế, trong khi phần còn lại thì tham gia vào các trường trung

41

học phổ thông để đạt được những kỹ năng cho công việc phổ thông và đào tạo cao hơn. Các trường trung cấp dạy nghề ngoài những khóa đào tạo toàn thời gian từ hai đến bốn năm còn cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ đào tạo và đào tạo tiền công vụ.

Đào tạo dạy nghề được quản lý bởi Bộ Giáo dục thông qua các trường kỹ thuật, trường dạy nghề và các trường cao đẳng kỹ thuật đào tạo tiền công vụ, trong khi Bộ Nhân lực và An sinh xã hội giám sát các trường công nhân kỹ thuật đào tạo ở cấp trung cấp nghề. Trong khi các trường kỹ thuật là các trường thương mại kỹ thuật liên quan đến Vụ kỹ thuật, các trường trung cấp nghề thì được quản lý bởi Vụ giáo dục địa phương đào tạo ra các sinh viên tốt nghiệp gắn với việc làm trong thị trường lao động đang nổi lên. Trong khi việc ký kết giữa những sinh viên tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật và các trường công nhân kỹ thuật với các doanh nghiệp nhà nước bị bãi bỏ, thì các sinh viên học tại các trường thuộc các doanh nghiệp nhà nước và chình quyền địa phương đã cam kết làm việc theo các điều khoản ký kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hay chính phủ. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp ngày càng có cơ hội tìm kiếm việc làm một cách độc lập..

Đào tạo nghề sở hữu một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Trung Quốc đến nền kinh tế các-bon trung bình, đặc biệt 80% tất cả các ngành nghề được cung cấp qua đào tạo nghề và dựa trên năng lực, cũng như được cung cấp và kiểm định với các tiêu chuẩn quốc gia. Nó cũng cho thấy phần lớn các thay đổi trong lối sống, sinh hoạt, làm việc hàng ngày đáp ứng trong quá trình chuyển giao sang nền kinh tế các-bon thấp được thực hiện bởi những người không qua đào tạo trình độ đại học. Quá trình đào tạo mới trong phát triển bền vững cần phải bao gồm đầy đủ trình độ chuyên môn và thêm nhiều kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như cung cấp các con đường nâng cao trình độ và giáo dục cao hơn. Cần phải đưa vào những kỹ năng cần thiết vào trong đào tạo nghề dài hạn và cả ngắn hạn trước khi làm việc hoặc là một phần của phát triển chuyên nghiệp. Các chương trình đào tạo quốc gia cung cấp một khuôn khổ lý tưởng để tích hợp các kỹ năng và kiến thức bền vững vào khung thực hành nghề cụ thể cho tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Thuật ngữ “nghề xanh" là một khái niệm mới ở Trung Quốc cũng như chưa có tiêu chuẩn việc làm xanh, mặc dù Quỹ Doanh

42

nghiệp Trung Quốc, cùng với các ngành công nghiệp đã nhận thấy sự cần thiết của mô hình mới được tích hợp cả vấn đề liên quan đến môi trường cho các gói đào tạo.

Trung Quốc đã chuyển hướng nhanh chóng tới sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2006 số điện năng cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo Trung Quốc đã cung cấp đạt 16% trên tổng số điện năng. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng Trung Quốc có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu điện năng từ năng lượng gió vào năm 2030. Kéo theo việc bùng nổ các doanh nghiệp các-bon thấp, nhu cầu về kỹ năng xanh là rất lớn nhưng tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ khóa đào tạo chuyên môn nào được cung cấp cho việc làm xanh, không có sáng kiến quốc gia cho chương trình đào tạo cho nghề xanh cho dù Chính phủ nhận ra sự cần thiết của các kỹ năng xanh.

Ba thách thức chính liên quan đến kỹ năng của Trung Quốc:

- Xanh hóa công việc hiện tại để đáp ứng nhu cầu hiện tại nhằm việc tái thiết và tái trang bị trong công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực có những tác động môi trường cao như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải và nông nghiệp;

- Đào tạo những lao động mới trong việc tiếp cận kỹ năng đáp ứng nhu cầu với các kỹ năng cần thiết được thiết lập trong các ngành công nghiệp tái tạo và công nghệ xanh mới.

- Dự đoán nhu cầu trong tương lai cho các kỹ năng xanh trong các ngành công nghiệp đang nổi, như các tiếp cận hiện tại tới các kỹ năng xanh vẫn chưa đầy đủ, không có hệ thống thu thập dữ liệu.

Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại

Tái cấu trúc xanh và tác động của nó trên thị trường lao động

Xanh hóa lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng nhiều nhất trong ngành công nghiệp năng lượng. Trong các ngành công nghiệp than và xi măng, tỷ lệ thất nghiệp hiện hữu đã thu nhỏ, nó được hy vọng được cân bằng bởi sự tăng trưởng trong ngành lâm nghiệp, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các khu vực tái chếvà việc đào tạo lại người lao động trong lĩnh vực đang bị thu hẹp để giúp họ trở lại làm việc.

Công nghiệp suy thoái có thể sẽ dẫn đến một sự mất mát của một số lượng đáng kể các công việc trong quá trình di chuyển sang nền kinh tế các-bon thấp, bao

43

gồm cả ví dụ việc đóng cửa các nhà máy điện đốt than nhỏ, trong đó dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 600.000 người lao động vào từ năm 2003 đến 2020. Hơn nữa, ngành công nghiệp xi măng số lượng lao động rất có khả năng sẽ phải thất nghiệp khoảng 584.000 người từ năm 2005 đến năm 2020, tùy thuộc vào cường độ của việc đóng cửa. Khi Trung Quốc chuyển hướng tới nền kinh tế xanh, các ngành công nghiệp cung cấp nguồn việc làm cho hàng triệu lao động sẽ trở nên lỗi thời, điều đó yêu cầu phải đào tạo nghề và nâng cấp kỹ năng của người lao động.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp-bon thấp, bao gồm các ngành công nghiệp khử lưu huỳnh, tuy nhiên lại có khả năng tạo ra hơn 1 triệu việc làm từ năm 2005 đến năm 2020. Các chiến lược phát triển bền vững nhà nước đã xác định sáu lĩnh vực đầu tư cho tương lai xanh bao gồm:

- Xây dựng tái thiết (thợ điện, sưởi ấm / điều hòa không khí, khai thác thiết bị xây dựng, công nhân thi công vật liệu ngăn cách);

- Đường sắt vận tải cỡ lớn (kỹ sư xây dựng / điện, thợ hàn, thợ chế tạo kim loại, kỹ sư đầu máy);

- Lưới điện thông minh (kỹ sư phần mềm máy tính, kỹ sư điện, kỹ thuật viên, thợ máy, đội lắp ráp);

- Điện gió (kỹ sư môi trường, công nhân sắt và gang thép, thợ tuốc-bin gió, kỹ sư cơ khí, quản lý sản xuất công nghiệp);

- Điện mặt trời (kỹ sư điện, thợ điện, máy móc công nghiệp, thợ hàn, thợ chế tạo kim loại);

- Nhiên liệu sinh học tiên tiến (kỹ sư hóa học, nhà hóa học, khai thác viên thiết bị hóa chất, công nhân nông nghiệp, giám sát nông nghiệp / lâm nghiệp và đốc công).

Hồi đáp kỹ năng

Trung Quốc đã báo cáo tình trạng thiếu hụt và những khoảng trống kỹ năng, đòi hỏi sự thích ứng để đào tạo người lao động mới và những nỗ lực đào tạo lại cho những người muốn thực hiện quá trình chuyển đổi công việc, từ những ngành công nghiệp phát thải sang các ngành công nghiệp mới. Sự tồn tại của các kỹ năng phù hợp là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ xảy ra. Hiện tại có khoảng trống kỹ năng trong một số lĩnh vực bao gồm

44

năng lượng tái tạo, khai thác năng lượng và tài nguyên hiệu quả, xây dựng cải tạo, dịch vụ môi trường xây dựng và sản xuất.

Các hồi đáp kỹ năng để tái cơ cấu cần được thực hiện bởi một loạt các bộ phận; Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và các doanh nghiệp nên làm việc với chính phủ để đảm bảo rằng sự tồn tại hồi đáp kỹ năng thích hợp cho phép họ giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trườngvà tuân thủ pháp luật.

Đối với công ty đặc trưng bởi khí thải các-bon thấp, cam kết kinh doanh tới thay đổi hoạt động cần phải được phát triển thông qua giáo dục để đạt được sự gia tăng thay đổi trong hoạt động kinh doanh, như việc phát triển bề vững hiện tại vẫn còn có mức ưu tiên thấp.

Để đáp ứng yêu cầu thay đổi kỹ năng, hệ thống giáo dục đã được chuyển đổi để chuẩn bị cho công nhân các ngành nghề mới, và các trường dạy nghề đã bổ sung thêm các khóa học với các môn học thực tiễn trong chương trình giảng dạy.

Thay đổi và phát triển nghề nghiệp và nhu cầu kỹ năng liên quan Xanh hóa nghề

Để tạo ra một nền kinh tế xanh, một số ngành nghề có thể cũng được "xanh hóa", bao gồm cả ô tô, xây dựng và các ngành công nghiệp tái chế.

- Các ngành công nghiệp tự động sử dụng 1,6 triệu người lao động ở Trung Quốc. Một chiến lược hiệu quả nhiên liệu quốc tế được phối hợp đã tạo ra một số lượng lớn việc làm xanh hơn thông qua các chỉ tiêu năng lượng, cơ chế để phổ biến công nghệ và khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm sạch.

- Thông qua các biện pháp tái thiết và năng lượng hiệu quả, kỹ năng xanh được yêu cầu trong các ngành công nghiệp xây dựng. Trong 20 năm tới, 300 triệu người Trung Quốc được quy hoạch sẽ di chuyển vào các khu vực đô thị đòi hỏi phải có hai tỷ mét vuông xây dựng mới mỗi năm và yêu cầu tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng 7% mỗi năm. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng liên quan đến xây dựng dẫn đến trực tiếp haygián tiếp tạo racác công việc..

- Thông qua xanh hóa ngành công nghiệp tái chế, công nghệ và kỹ năng cần phải được nâng cấp, cung cấp cơ hội làm việc tốt hơn cho người lao động. Các chuyên gia ước tính rằng 70% chất thải điện tử trên thế giới (chất thải hoặc thiết bị điện và điện tử) được thu nhận bởi Trung Quốc, được thực hiện bởi các công ty quy mô nhỏ và hộ cá thể. Chỉ tại Giuyu, có khoảng 60.000 công nhân tái chế hơn 1,5

45

triệu tấn rác thải điện mỗi năm, cung cấp khoảng 90% của thu nhập tài chính địa phương.

Hồi đáp kỹ năng

Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội và Bộ Giáo dục đã bắt đầu giải quyết nhu cầu cho đào tạo nghề để điều tiết kỹ năng xanh và kiến thức thông qua việc phát triển các phần sau:

- Hệ thống đào tạo cơ bản về các kỹ năng việc làm xanh: phát triển việc làm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 47)