Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 40)

Bối cảnh chính sách

Những thách thức và ưu tiên chủ đạo cho một nền kinh tế xanh

Hàn Quốc đã trải qua một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng chưa từng có và đang là nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Lượng phát thải khí CO2 của Hàn Quốc đang có xu hướng tăng lên cho dù tốc độ tăng đã giảm bớt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi nền kinh tế Hàn Quốc phải trải qua quá trình tái thiết nền kinh tế. Tuy nhiên, trong số các nước OECD, Hàn Quốc xếp thứ sáu về khối lượng phát thải khí CO2và cũng xếp hạng cao về tỷ lệ tăng lượng phát thải khí CO2hàng năm ở mức 2.4ppm / năm (1997-2006) so với mức tăng trung bình toàn cầu 1.9ppm / năm.

Lượng phát thải khí CO2 của Hàn Quốc cao do cơ cấu kinh tế và xã hội của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như sản

32

xuất và vận chuyển. Hàn Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ mười trên thế giới, với 97% mức tiêu thụ năng lượng được lấy từ các nguồn năng lượng nhập khẩu. Điều này cho thấy một tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tương đối cao với hiệu quả năng lượng thấp. Trong năm 2006, ngành công nghiệp tiêu thụ 56% tổng số năng lượng. Giao thông vận tải có tốc độ tiêu thụ năng lượng gia tăng hàng năm cao nhất, nhưng do sự gia tăng của giá dầu kể từ đầu năm 2000, tốc độ gia tăng này đã bị chậm lại.

Trong khi các quy định môi trường quốc tế về khí nhà kính đã được tăng cường kể từ sau Nghị định thư Kyoto năm 1997, thì những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm giảm lượng khí thải CO2 khá yếu kém. Mạng lưới hành động vì khí hậu Châu Âu đã xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 48 trên 56 quốc gia trong việc giải quyết biến đổi khí hậu toàn cầu trong năm 2007. Bộ Chỉ số Các-bon hóa thấp (2005) cũng chỉ ra rằng Hàn Quốc cần khẩn trươngcó những hành động để giảm lượng phát thải khíCO2 trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng

Chiến lược môi trường chung

Hàn Quốc đã tạo ra một khuôn khổ quy định và pháp lý, với nhiều giải pháp chính sách khác nhau để đáp ứng việc gia tăng áp lực của cộng đồng quốc tế đối với việc cắt giảm khí nhà kính. Kế hoạch tổng thể ứng phó Biến đổi khí hậu quốc gia ngắn hạn (2009-12) và dài hạn (2013-30) với tầm nhìn hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh các-bon thấp bao gồm dự báo và giám sát biến đổi khí hậu, và các chương trình ứng phó, đánh giá tác động và mức độ tổn thương .

Trong năm 2009, Chính phủ đã công bố mục tiêu hạn chế khí nhà kính trung hạn tới năm 2020 và đã bắt đầu quá trình xây dựng đồng thuận quốc gia thông qua tham vấn các chuyên gia, các cuộc điều tra công khai, và điều trần công khai với các bên liên quan khác nhau. Ba kịch bản giảm nhẹ đến năm 2020 được đề xuất trong đó có nội dung giảm lượng khí thải tương ứng 21%, 27% và 30% .

Về chính sách năng lượng, Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia đầu tiên 2008-30, đặt mục tiêu để tăng tỷ lệ điện năng được tạo ra bởi các nhà máy điện hạt nhân từ 24% trong năm 2008 lên 40% vào năm 2030. Ngoài ra, Chính phủ dự kiến tỷ lệ phần trăm điện được tạo ra bởi năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 2,49% trong năm 2008 lên 11% vào năm 2030.

33

Chính phủ có cung cấp một khoản kinh phí bù đắp cho sự chênh lệch giữa giá điện nói chung và điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo – với mức giá sản xuất thường tốn kém hơn. Chính phủ đã trợ cấp khoảng 60% chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình. Từ năm 2004 đến 2008, có tổng cộng 24.000 hộ gia đình nhận được trợ cấp này. Mục đích ban đầu là hỗ trợ 100.000 hộ vào năm 2012, nhưng trong năm 2009 chương trình này kết hợp với các chương trình Nhà Xanh, trong đó có một mục tiêu trang bị hệ thống năng lượng tái tạo cho một triệu hộ gia đình đến năm 2020.

Thông qua các biện pháp chính sách liên quan đến năng lượng bao gồm Quản lý năng lượng qua hệ thống các mục tiêu, Nguồn năng lượng sạch mở rộng và việc thực hiện Lộ trình điện lưới thông minh quốc gia, Chính phủ dự kiến đến năm 2020 sẽ cắt giảm tổng số 932.900.000 tấn khí nhà kính. Hơn nữa, các biện pháp chính sách năng lượng dự kiến tới năm 2020 sẽ tạo ra 149.889 việc làm mới trong các lĩnh vực liên quan đến năng lượng.

Hồi đáp xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay

Năm 2009 Ủy ban về tăng trưởng xanh được lập ra và đã được điều phối chính sách và chiến lược giữa các bộ ngành khác nhau và văn phòng chính phủ bao gồm cả Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia đầu tiên (2008); Chiến lược tăng trưởng xanh các-bon thấp (2008); Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu (tháng 9 năm 2008); Kế hoạch nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh (2009); Chiến lược và tầm nhìn phát triển công nghiệp chế tạo tăng trưởng mới (2009).

Trong tháng 7 năm 2009, kế hoạch 5 năm Tăng trưởng xanh được công bố, trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch hành động trung hạn thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Kế hoạch dự định để chuyển đổi chiến lược thành cụ thể hơn và các sáng kiến chính sách hoạt động hướng tới việc đạt được "tăng trưởng xanh" trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Tổng kinh phí là 83,6 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng GDP. Ngoài ra, Luật cơ bản cho tăng trưởng xanh hiện đang được Quốc hội xem xét.

Tầm nhìn Tăng trưởng xanh Hàn Quốc là hướng đến việc Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia xếp thứ năm vào năm 2050 về chỉ số cạnh tranh xanh, trong đó bao gồm các chỉ số cac-bon hóa thấp và chỉ số xanh công nghiệp hóa. Để đáp ứng tầm nhìn, chiến lược đề xuất cho việc thực hiện bao gồm các biện pháp chính sách để

34

thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, độc lập an ninh năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ xanh mới, và cải thiện giao thông xanh và chất lượng cuộc sống.

Dự án The Green New Deal là một sáng kiến nhằm kết hợp các sáng kiến tăng trưởng xanh với các chiến lược để đối phó với tình trạng thất nghiệp do khủng hoảng tài chính gần đây. Ba lĩnh vực cốt lõi là: (i) đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội xanh (như mạng lưới giao thông xanh, trường học, thư viện, công viên, vv); (ii) công nghệ công nghiệp các-bon thấp / hiệu suất cao; và (iii) các sáng kiến hỗ trợ lối sống thân thiện với môi trường.

Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa

Các sáng kiến khuyến khích nền kinh tế xanh nhận được rất nhiều hỗ trợ từ chính phủ. Điều này mang lại lợi thế của việc tạo ra các nỗ lực phối hợp tập trung và thực hiện hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn. Chính phủ cũng tập trung đầu tư vào việc giáo dục sinh viên đại học, trong đó có sinh viên tốt nghiệp, xác định họ như nhóm mục tiêu chính để phát triển kỹ năng và chính sách giáo dục theo sáng kiến tăng trưởng xanh. Đào tạo nghề đã không tập trung vào việc làm xanh - trong thực tế chỉ có 10% người lao động nhận hỗ trợ đào tạo nghề thất nghiệp (khoảng 12.000) đã được đào tạo trong ngành công nghiệp xanh.

Sự phát triển của công nghệ xanh ước tính tạo ra 481.000 việc làm vào năm 2012 và 1,18 triệu việc làm vào năm 2020. Năm 2002, Trung tâm Giáo dục Môi trường Hàn Quốc (KEEC) được thành lập. KEEC liên kết với Liên đoàn các phong trào môi trường Hàn Quốc, là phong trào môi trường phi chính phủ lâu đời nhất và lớn nhất ở Hàn Quốc. KEEC tập trung vào thanh niên và thúc đẩy năng lực xanh cũng như nâng cao nhận thức về môi trường, thái độ đối với môi trường, và các kiến thức và kỹ năng xanh. Ngoài ra, KEEC đã cung cấp cho các giảng viên và các chương trình đào tạo liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường cho cộng đồng (ví dụ, các lớp đào tạo giảng viên về môi trường và hướng dẫn sinh thái), để hỗ trợ mục tiêu "giáo dục môi trường cho tất cả mọi người" của KEEC.

Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại

Hàn Quốc chưa có một hệ thống toàn diện để xác định nhu cầu kỹ năng. Cho đến nay, các phương tiện chính để xác định nhu cầu các kỹ năng nổi bật là thông

35

qua các cơ quan khác nhau của Hội đồng khu vực Phát triển nguồn nhân lực (SCHRD). Bắt đầu với ba SCHRDs vào năm 2003, hiện nay đã có 23 SCHRDs bao gồm cả năng lượng tái tạo mới được thành lập và tài chính xanh SCHRDs. Tất cả các SCHRDs xanh sẽ tiển khai cuộc khảo sát kỹ năng cho các doanh nghiệp thành viên của họ để đánh giá thay đổi kỹ năng, nhu cầu kỹ năng và những khoảng cách nguồn lực trong các ngành công nghiệp tương ứng.

Tái cơ cấu giáo dục bậc cao đang diễn ra để đáp ứng các nhu cầu xanh hóa nghề nghiệp, đặc biệt cho các kỹ thuật viên trung cấp. Trường Cao đẳng Bách khoa Hàn Quốc đã tiến hành đánh giá nhu cầu giáo dục và tái cơ cấu chương trình giảng dạy của mình để phục vụ và đáp ứng cho nhu cầu kỹ năng của các sáng kiến tăng trưởng xanh gần đây.

Cho đến gần đây, việc cung cấp tổng thể các kỹ năng trong các lĩnh vực môi trường đã vượt quá nhu cầu. Đặc biệt, tình trạng thừa cung của những người có bằng cấp cao đã trở thành một vấn đề đang lo ngại bởi vì nhiều công việc liên quan đến môi trường đều có tay nghề thấp, trong môi trường làm việc kém. Các lĩnh vực môi trường đang bắt đầu tái cấu trúc, và do đó các kỹ năng cấp cao hơn và chiến lược phát triển kỹ năng sẽ nảy sinh nhu cầu.

Hồi đáp kỹ năng

Các tổ chức và trung tâm dạy nghề vẫn cung cấp các khóa đào tạo truyền thống và vài trung tâm dạy nghề hiện đang đào tạo lại người lao động bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng xanh. Mặc dù nhiều chương trình bao gồm cả "xanh" trong tên khóa đào tạo nhưng nội dung thì lại không có liên quan đến kỹ năng xanh. Trong khi chiến lược vàcác biện pháp chính sách đa dạng đã được ban hành ở cấp quốc gia, nó sẽ mất một thời gian dài để thực hiện các chính sách tại các trung tâm đào tạo địa phương và cấp cơ sở.

Trong năm 2009, Bộ Lao động khởi xướng một chương trình mới được gọi là Trung tâm đổi mới giáo dục và đào tạo nghề, cung cấp giáo dục và đào tạo nghề dựa trên kỹ năng xác định bởi các SCHRD. Ví dụ, với sự hỗ trợ từ chương trình này, các SCHRD ngành phương tiện giao thông sẽ cung cấp đào tạo kỹ năng phát triển các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Một số chiến lược hỗ trợ của chính phủ đã được đề xuất nhằm tăng cường kỹ năng và năng lực xanh cho người lao động trong các khu vực đang xanh hóa. Chính

36

phủ sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo và trợ cấp thu nhập cho các doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên của họ những cơ hội đào tạo để chuẩn bị cho nhu cầu kỹ năng xanh. Các nghề thay thế và nổi bật, nhu cầu kỹ năng liên quan

Các nghề thay thế và nổi bật

Dịch vụ Thông tin tuyển dụng Hàn Quốc đã công bố danh sách 55 "thế hệ nghề nghiệp mới”. Được xác định là có liên quan đến Dự án động lực tăng trưởng tương lai cơ với ba hạng mục: các ngành công nghiệp công nghệ xanh (ví dụ, phát triển viên quang điện và năng lượng gió, kiểm toán khí nhà kính, kỹ sư đèn LED, các phát triển viên pin nhiên liệu cho vận chuyển xanh) ; các ngành công nghiệp hội tụ tiên tiến (ví dụ, nghiên cứu viên/ phát triển viên công nghệ Nano; nghiên cứu viên / phát triển viên Robot; nghiên cứu viên giao diện người dùng); và các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị cao (ví dụ, chuyên gia tin-sinh học; phát triển viên thực phẩm). Danh mục công nghiệp công nghệ xanh có liên quan đến tăng trưởng xanh nhiều nhất. Ngành nghề khác mới dự kiến sẽ xuất hiện do quá trình xanh hóa nền kinh tế bao gồm các nghiên cứu viên tế bào hydro, kỹ sư hệ thống địa nhiệt và nhà môi giới các-bon.

Công nghệ xanh được rằng sẽ tạo ra cơ hội việc làm bền vững hơn cho công nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp. Sự phát triển của công nghệ xanh được ước tính sẽ tạo ra 1,18 triệu việc làm vào năm 2020.

Xanh hóa nghề hiện có

Giao thông vận tải và xây dựng là hai lĩnh vực chính đòi hỏi cấp thiết quá trình xanh hóa bởi vì đây là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện pháp chính sách và quy định mội trường và năng lượng mới. Ví dụ, trong ngành công nghiệp xây dựng, kiến trúc sư sẽ được đòi hỏi nhiều kiến thức hơn trong thiết kế và xây dựng sinh thái thân thiện, kỹ sư nhiệt cần được đào tạo về tiết kiệm năng lượng và hệ thống sưởi ấm thiết kế hiệu quả, và kế toán sẽ đòi hỏi một sự hiểu biết tốt hơn về các chi phí và lợi ích của các cơ sở môi trường , thiết bị và quy trình.

Trong khi việc làm xanh trong sản xuất và dịch vụ sẽ tăng tương ứng 4,5%và 12,1%, việc làm xanh trong nông nghiệp, khai thác thủy hải sản và khai thác mỏ sẽ giảm 3,4%. Sự cắt giảm việc làm trong các lĩnh vực này sẽ là do việc giảm tổng thể trong việc làm có tay nghề thấp. Do đó, chiến lược giáo dục và đào tạo cho nông nghiệp, khai thác thủy hải sản và khai thác mỏ cần được giải quyết nâng cấp trình

37

độ kỹ năng của người lao động hiện nay trong các lĩnh vực này. Người nông dân cũng cần được đào tạo trong việc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu đối với cây trồng cũng như phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bền vững và hữu cơ.

Hồi đáp kỹ năng

Các trung tâm cải cách đào tạo nghề đã được thành lập để đáp ứng với nhu cầu kỹ năng xanh mới và cộng tác với các SCHRD về Năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE SCHRD), SHCRD về Tài chính xanh. NRE SCHRD sẽ cung cấp các chương trình đào tạo nghề về kỹ năng liên quan đến năng lượng mới và năng lượng tái tạo cho người lao động hiện tại. Chương trình bao gồm các khóa đào tạo ngắn hạn (1-2 ngày) với các mảng thiết kế năng lượng mặt trời, thực hành máy bơm địa nhiệt và năng lượng mặt trời cũng như năng lượng tái tạo. SCHRD tài chính xanh cung cấp các lời khuyên về đầu tư tài chính xanh như các xu hướng công nghiệp xanh, phân tích rủi ro, đầu tư trách nhiệm xã hội và tài chính xanh.

Có hai ví dụ về các chương trình giáo dục dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học với chứng chỉ nghiên cứu môi trường. " Chương trình giáo dục thiết kế và vận hành thiết bị chuyển hóa chất thải thành năng lượng " dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm, cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng mới để cải thiện việc làm của họ. "Chương trình giáo dục chuyên gia quản lý khí thải nhà kính" là một chương trình giáo dục do chính phủ tài trợ để phát triển các chuyên gia trong tư vấn và quản lý khí nhà kính.

Các nhu cầu kỹ năng cho ngành nghề xanh mới và nổi bật cũng chưa được định lượng. Dựa trên báo cáo của Bộ Lao động “Chiến lược để mở rộng việc làm xanh", các bước tiếp theo của điều tra nhu cầu kỹ năng đào tạo nghề sẽ có sự phân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)