I Đường lối kháng chiến của quân dân ta:
a. về phía ta
- Thu đông 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào năm thứ 8 - Lực lượng vũ ừang của ta sau 8 năm từ chỗ con non yếu trải qua 8 năm đã lớn manh về mọi mặt. Ta đã xây dựng được nhiều Trung Đoàn, Đại Đoàn chủ lực và nhiều tiểu đoàn bộ đội địa phương, dân quân du kích ờ khắp J1 ơi và trờ thành lực lượng hùng hậu.
- Quân đội ta có thêm nhiều kinh nghiệm chiến tranh, được trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại hơn. Bộ đội địa phương được hình thành từ 1948 giờ đây đã trường thành về mọi mặt có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ ờ địa phương. Bộ đội chủ lực lớn mạnh nhanh chóng, tính cơ động khá cao, trình độ kĩ thuật, chiến thuật tốt.
- Các đợt chỉnh huấn, chỉnh quân có tác dụng to lớn trong việc nâng cao giác ngộ chính trị của các chiến sĩ.
- Mặt trận dân tộc thống nhất được kiện toàn, vùng tự do của ta được mở rộng. Công tác chuẩn bị về mọi mặt ừong năm 1953 - 1954 được thược hiện gấp rút trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
b. về phía Pháp
- Sau các thất bại ờ Hoà Bình và Tây Bắc tình hình quân Pháp ngày càng nguy khốn”. Quân số hao hụt đến 1953 thiệt hại lên tới 39 vạn tên và lực lượng bị phân tán ờ hầu khắp các chiến trường. Tinh thần binh lính, sĩ quan pháp ngày càn sa sút. Gần 8 năm chiến ữanh xâm lược Việt Nam đến mùa hè 1953 thực dân Pháp đã đổ vào Việt Nam và Đông Dương 2.130 tỷ Frăng. Cục điện chiến tniờng Đông Dương lục này đối vói Pháp rất bất lợi
- Tình hình khó khăn về kinh té, tài chính bất lợi về quân sự đã ảnh hưởng tới tình hình chính trị xã hội nước Pháp:
- Trước tình hình trên giới cầm quyền hiếu chiến Pháp chủ trương dựa vào viện trợ Mĩ nhiều hơn để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dưomgế Được sự thoả thuận của Mĩ, ngày 7/5/1953, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Hăngri Nava vốn là Tham mưu trưởng Lục quân khối Bắc Đại Tây Dương sang Tổng chi huy quân đội viễn chính. Nava vạch ra 1 kế hoạch quân sự với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành thắng lợi quyết định về quân sự, xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh Đông Dương, chuyển bại thành thắng.
- Ké hoạch Nava gồm 2 bước:
+ Bước 1: Từ thu - đông 1953 đến màu xuân 1954, Nava chủ trương tránh giao chiến với chủ lực của ta, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường phía Bắc vĩ tuyển 1B; thực hiện tiến công chiến lược ờ phía Nam vĩ tuyến 18 nhằm bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, đặc biệt là tiến công chiếm đóng vùng tự do Liên khu V.
+ Bước 2: Từ thu đông 1954 sau khi nắm ữong tay ưu thế về lực lượng cơ động, Nava chủ trương chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định về quân sự, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện chính trị do chúng đưa ra.
- Kế hoạch Nava được Hội đồng Quốc phòng Pháp tản thành và thông qua tháng 7/1954. Đây là kế hoạch có quy mô lớn, thể hiện sự nỗ lực lớn nhất và cuối cùng của Pháp, kê hoạch này đã được sự ủng hộ của Mĩ.
- Thực hiện ké hoạch Nava, Pháp tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh rút từ Pháp, Bắc Phi, Nam Triều Tiên sang Đông Dương, xin Mĩ tăng viện trợ quân sự (tăng gấp 2 so với trước), tăng cường bắt lính, phát triển nguỵ quân. Đồng thời, chúng ráo riết thực hiện bình định: Tháng 7/1953, chúng cho quân nhảy dù tập kích Lạng Sơn thả biệt kích hoạt động ờ Lào Cai, Tây Bắc. Tháng 8/1953, chúng rút lực lượng ở Nà Sản tập trung về Điện Biên Phủ. Ngày 25/10/1953 chúng mở chiến dịch Hải Âu (Muyét) tiến công vào Nam Ninh Bình và uy hiếp vùng tự do Thanh Hoá.
- Trên thực tế Nava đã thực hiện được 1 phần quan trọng trong kế hoạch của mình là đến cuối 1953 chúng đã xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động trong đó có 44 tiểu đoàn tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ để giữ cho được vùng này và kéo quân chủ lực của ta về giao chiến.
2.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954
- Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ chính trị đã họp bàn kế hoạch Đông - Xuân 1953 - 1954 và đi đến chủ trương: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đổi yếu nhưng không thể bỏ buộc địch phải phân tán lực lượng nhằm tiều diệt một bộ phần sinh lực quan trọng cùa chúng, giải phóng đẩi đai. Do phải phân tán lực lượng để đoi phó với ta nên tạo điều kiện mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch
- Thưc hiên chủ trương trên quân dân ta đã mờ các chiến dịch tấn công địch mạnh mẽ.
+ Ngày 10/12/1953, ta tiến quân lên Tây Bắc giải phóng Lai Châu. Nava đã buộc phải điều quân lên Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ đó bằng bất cứ giá nào. Như vậy Điện Biên Phủ ừờ thành nơi tập trung quân lớn thứ 2 của địch sau Đồng bắng Bắc Bộ.
+ Ngày 21/12/1953 ta phối hợp với quân giải phóng Pathét Lào tấn công vào hướng Trung Lào giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhẹt và căn cứ SêNô. Địch phải điều quân lên đấy để đối phó. SêNô trờ thành nơi tập trung binh lực lớn thứ 3 của địch.
+ Ngày 20/1/1054 ta mờ chiến dịch Tây Nguyên quét sạch địch ở vùng Bắc Tây Nguyên, uy hiếp Nam Tây Nguyên buộc địch phải điều quân lên Plâycu để giữa Nam Tây Nguyên bằng mọi giá. Plâycu ứờ thành điểm tập trung binh lực lớn thứ 4 của địch.
+ Ngày 26/1/1954 để đánh lạc hướng phán đoán của địch ta đã phối hợp với lược lượng cách mạng Lào mờ chiến dịch Thượng Lào đánh vào phòng tuyến Nậm Hu của chúng, giải phóng Phongxalì uy hiếp Luôngphabăng. Địch điều quân lên Luôngphabăng, nơi đây trờ thành điểm tập trung quân lớn thứ 5 của địch. Như vậy, địch buộc phải giải quân để đổi phó vói ta. Do đó, Đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn 20 tiểu đoàn địch.
- Phố hợp với các cuộc tấn công trên ta đã đẩy mạnh chiến tranh du kích ờ vùng sau lưng địch đánh vào tuyến đường giao thông, sân bay, kho tàng của chúng buộc chúng phải tiếp tục giàn mỏng lực lượng để đối phó với ta.
- Ở vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ ta đã tiêu diệt và bức rút nhiều vị trí của địch: Phân khu c ầ u Lồ (Bắc Giang); Diêm Điền và Cao Man (Thái Bình); Kim Môn (Hải Dương). Tại các địa phương khác như Bình Trị Thiên, Quảng Trị chiến tranh đu kích phát triển mạnh.
=>Như vậy kế hoạch Nava đã bước đầu bị phá sản.