Cuộc vận động dân chủ (193 6 Ỉ939) * Hoàn cảnh lịch sử:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 81)

- Từ tháng 6/1930 đến giữa năm 1931:

d) Cuộc vận động dân chủ (193 6 Ỉ939) * Hoàn cảnh lịch sử:

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau phong trào cách mạng 1930-1931 địch tiến hành khủng bố trắng đàn áp cách mạng nhằm thủ tiêu tận gốc đảng cộng sản hàng vạn cán bộ, đảng viên, quấn chúng cách mạng đã bị địch bắt giết, tù đầy. Bên cạnh đó địch còn thực hiện các thủ đoạn lừa bịp, mị dân.

- 6/1932, Đảng đưa ra bản “Chương trình hành động” đề ra những nhiệm vụ tnrớc mắt cho cách mạng là đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống địch khủng bố. Chủ trương thay đổi những hình thức và phương pháp đấu tranh mới để phù hợp với tình hình. Nhờ đó phong trào đã dần được phục hồi để tăng cường tổ chức đảng và quyền lãnh đạo của đảng tháng 3/1935, đảng đã tổ chức đại hội lần 1 của đảng (tại Ma Cao, Trung Quốc). Đại hội đã bầu đồng chí Hà Huy Tập làm tổng bí thư đảng.

Trong lúc đó: 7/1935, Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại hội lần thứ 7 đề ra những nhiệm vụ cho cách mạng thế giới là phải chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới. Nhằm thực hiện nhiệm vụ đó quốc tế cộng sản đã chủ trương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít ở các nước.

- Bước sang năm 1936, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến:

+ Trên thế giới chủ nghĩa phát xít đã được hình thành và mặt trận nhân dân chống phát xít đã được thành lập ờ nhiều nước.

+ Tại Pháp Mặt trận Bình Dân Pháp đã được thành lập và giành thắng lợi trong tuyển cử đứng ra lập nội các mới vào tháng 5/1936.

Chính phủ Mặt trận Bình Dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ ờ trong nước cũng như ở các nước thuộc' địa.

+ Trong khi đó tại Động Dương, bọn thực dân phản động không chịu thi hành những chính sách tiến bộ đó và tiếp tục tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa.

- 7/1936, trung ương Đảng đã mờ hội nghị trung ương (hội nghị diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc do đống chí Lê Hồng Phong trù chì). Hội nghị đã giải quyết những vấn đề sau:

+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là phải tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ để quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập” và khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” và thực hiện khẩu hiệu “Tự do - dân chủ - cơm áo - hoà bình”

+ Kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa.

+ Để thực hiện nhiệm vụ trên đảng ta chủ trương phải thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3/1938 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương).

Mục đích nhằm tập hợp rộng rãi các đảng phái, giai cấp, tầng lớp, cá nhân thạm trí cả những người Pháp có xu hướng dân chủ ờ Đông Dương tham gia.

+ Đảng ta chủ trương thay đổi các tổ chức của quấn chúng cho phù hợp.vd: Công hội đổi thành “Hội ái hữu và nghiệp đoàn”, Nông hội đổi thành “hội cứu tê”, Đoàn thành niên cộng sản đổi thành “Đoàn thanh niên dân chủ”.

- Phương pháp và hình thức đấu tranh là tận dụng mọi hình thức đấu tranh công khai - nửa công khai, hợp pháp - nửa hợp pháp để vận động quần chúng bên cạnh hoạt động bí mật lần đầu tiên đảng đã đưa một bộ phận ra hoạt động công khai.

* Diễn biến:

- Mở đầu phong trào đấu tranh của thời kì mới diễn ra trong năm 1936 là cuộc vận động Đông Dương đại hội. Phong trào diễn ra sôi nổi thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, cùng với Đông Dương đại hội là cuộc đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hào bình.

- Trong 6 tháng cuổi năm 1936 có 242 cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân mỏ 11/1936 cùng với đó là hơn 100 cuộc biểu tình của nông dân.

- Bước sang năm 1937, mờ đầu là phong trào đòn tiếp “Gôđa - Brêvie”. Phong trào đã cuốn hút hàng vạn người tham gia dưới nhiều hình thức mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện. Trong năm 1937, có 400 cuộc bãi công và 150 cuộc đấu tranh của nông dân.

Sang năm 1938 có 135 cuộc bãi công tiêu biểu là cuộc biểu dương lực lượng của 2,5 vạn người tại Hà Nội.

- Trên lĩnh vực báo chí mặc dù bị đế quốc thực hiện chế độ kiểm duyệt gắt gao nhưng các tổ chức quàn chúng đã tận dụng khả năng, hợp pháp, công khai - nửa công khai, hợp pháp - nửa hợp pháp để tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, của mặt trận dân chủ Đông Dương. Các tờ báo tiếng Pháp như: Tiến Lên, Lao Động, Tiền Phong, Tranh Đấu...Báo tiếng việt có:Dân Chúng, Dân, Nhánh Lúa...Đồng thời còn xuất bàn nhiều sách báo chính trị phổ thông tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào cách mạng.Vd:Tp.Vấn đề dân cày (của Khoa Ninh và Vân Đình).

- Từ cuối năm 1937, đảng phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ. Trên phương diện nghị trường đảng ta cũng tận dụng khả năng họp pháp để đưa đảng viên ta tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Hội đồng kinh tế và lý tài Đông Dương, Viện dân biểu Bắc và Trung Kỳ.

* Ý nghĩa:

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là một phong trào đấu tranh chính trị công khai, hợp pháp diễn ra rất rộng lớn, chưa từng có trong lịch sử nước ta. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 được coi là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 cho CM tháng Tám bởi những lí do sau: (0,5 điểm).

- Sự lãnh đạo của Đảng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành hơn trong chỉ đạo sách lược CM.(0,5đ)

- Về phía quần chúng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, họ được tập hợp trong nhiều tổ chức, tiêu biểu nhất là "mặt trận dân chủ Đông Dương", hiểu rõ

hơn CN Mác - Lênin, được rèn luyện trong những hình thức đấu ữanh mới, kể cả đấu tranh chính trị công khai hợp pháp kết hợp với bán công khai hợp pháp và bí mật (0,5 điểm).

- Nhiều cán bộ cách mạng được đào tạo qua phong trào dân chủ 1936 - 1939 làm tăng thêm sức mạnh cho phong trào đấu ừanh.

Cuối cùng, phong ừào dân chủ 1936 - 1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, nhất là bài học về vận động, tổ chức quần chúng, bài học về hình thức đấu tranh, về khẩu hiệu đấu tranh.

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho CM tháng Tám

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 81)