Phong trào cách mạng 1939 1945:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 84)

- Từ tháng 6/1930 đến giữa năm 1931:

e) Phong trào cách mạng 1939 1945:

Đây là giai đoạn cách mạng diễn ra trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai. Trước những thay đổi mau lẹ của tình hình thế giới, Đảng cộng sản Đông Ducmg đã chuyển hướng đấu tranh, quyết định dùng hình thức đấu tranh vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa khi thời cơ tới.

Sự chuẩn bị về đường lối đấu tranh của đảng được tiến hành qua ba hội nghị trung ương 11/1939,11/1940 và 5/1941.

Sau hội nghị trung ương 5/1941 Ban chấp hành trung ương Đảng. Đảng ta và Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo toàn dân tiến hành gấp rút công cuộc chuẩn bị về mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa. Giữa tháng 8 năm 1945, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến, Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã phát động khởi nghĩa trong cả nước. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, Tổng khởi nghĩa thắng lọi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời mờ ra một bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam.

* Hội nghị trung ương 11/1939:

- Hoàn cảnh:

+ Đầu tháng 9/1939, CTTGI bùng nổ sau đó Anh - Pháp đã tuyên chiến với Đức, lợi dụng tình hình đó chính phủ Đalaiê đã mạnh tay thi hành một loạt các biện pháp đàn áp cách mạng: ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, Mặt trận Bình Dân Pháp bị vỡ.

+ ở Đông Dương một mặt Pháp tăng cường bộ máy đàn áp, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta đã đạt được trong thời kỳ 1936 - 1939 mặt khác tiếp tục vơ vét, bóc lột về kinh tế, tài chính thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy và tiến hành tổng động viên binh lính để tham gia chiến ừanh.

+ 29/9/1939, trung ương Đảng đã ra thông cáo gửi tới tất cả các cấp bộ Đảng vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng VN trong thời kỳ “Tiến bước tới vấn đề dân tộc giải phỏng”

. Chuyển trọng tâm công tác về nông thôn. . Rút vào hoạt động bí mật.

. Xây dựng cơ sờ ờ cả thành thị và nông thôn.

+ Tháng 11/1939 trung ương đảng đã triệu tập hội nghị trung ương tại Bà Điêm - HócMôn - Gia Định. Hội nghị do Đ/c Nguyễn Văn Cừ trù chì.

- Nội dung:

+Hội nghị xác định nhiệm vụ cấp bách và mục tiêu chiến lược lớn nhất của cách mạng Việt Nam nói riêng, cách mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc. Do đó hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” thay vào đó là khẩu hiệu “Chống địa tô cao”, “ Chống cho vay nặng lãi”, “Tịch thu ruộng đất của thực dân, địa chủ phản bội lại quyền lợi dân tộc chia cho dân cày nghèo”.

+ Hội nghị cũng chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Thành lập chính quyền xô viết Công - nông - binh” thay vào đó là khẩu hiệu “Thành lập chính quyền công hoà dân chủ”

+ Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” thay cho “Mặt trận dân chủ Đông Dương”. Lực lượng chính của mặt trận là công nhân, nông dân đoàn kết với tiểu tư sản, trung lập tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.

+ Phương pháp đấu ừanh: trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai, rút vào hoạt động bí mật và bất hợp pháp, phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khỏi nghĩa vũ trang.

Để đảm bảo thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử nêu trên hội nghị đặc biệt coi trọng công tác xây dựng đảng về mọi mặt, tăng cường sự thống nhất, ý tri, hành động của Đảng.

Như vậy sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của đảng qua hội nghị tháng 9/1939 đã thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới có giá trị to lớn không những trên thực tiễn mà còn cả trên lĩnh vực lý luận. Nó đã bổ sung một số vấn đề về nguyên tắc chiến lược và sách lược đế ra trong Luận cương tháng 10/1930.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào cách mạng nước ta đã bước sang một thời kì mới, thời kì đâu tranh để giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tiếng sủng đầu tiên báo hiệu thời kì đấu tranh mới là khởi nghĩa Bắc Sơn (27/09/1940)ử Đồng thời ở Nam KI cũng đang thai nghén một cuộc khởi nghĩa dưới những hình thức quyết liệt.

Mặc dù vậy lực lượng cách mạng vẫn còn non yếu, để khắc phục tình trạng trên trung ương đảng đã mở hội nghị trung ương từ mồng 6 đến 9/11/1940 tại Đình Bảng (Bắc Ninh) do đống chí Trường Chinh chủ trì.

* Hội nghị trung ương 11/1940:

- Hội nghị tiếp tục nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc và khẳng định chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” là đúng.

- Hội nghị nhân định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc bấy giờ là đế quốc, phát xít Pháp - Nhật do đó chủ trương đổi mới Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thành Mặt ừận thống nhất dân tộc chống phát xít ở Đông Dương.

- Hội nghị chủ trương phải duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, phải thành lập các đội du kích dùng hình thức vũ trang công tác, phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng căn cứ địaỗ

-> Đây là những nội dung tiếp tục chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược Việt Nam.

- Hội nghị đi đến chỉ thị chi xứ uỷ Nam kỳ phải hoãn cuộc khởi nghĩa vũ trang dự định nổ ra vào cuối tháng 11/1940 vì ở miền nam chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan đảm bảo cho khởi nghĩa thắng lợi, nhưng chỉ thị đó không đến được với xứ uỷ Nam kỳ cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và thất bại, tiếp đó là cuộc binh biển Đô Lương tháng 11/1941.

Thực tế trên khiến cho Đảng ta càng quyết tâm chủ trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang và phải nhận định đúng thòi cơ mới đảm bảo cho khởi nghĩa thắng lợi.

* Hội nghị trung ương tháng 5/1941:

- Cuối tháng 1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Cao bằng thí điểm công tác xây dụng chính quyền, mở lớp huấn luyện cán bộ. Do đó phong ứào cách mạng ờ Cao Bằng rồi ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai đã được phát triển.

- T ừ thực tế tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi như trên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị và đích thân triệu tập, chủ trì hội nghị trung ương vào tháng 5/1941.

- Hội nghị chủ trương: Nêu mâu thuẫn cơ bản chủ yếu đòi hỏi phải giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với bọn đế quốc, phát xít Pháp - Nhật từ đó hội nghị xác định.

+ Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Hội, nghị đã chủ trương tạm- gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” thay vào đó là khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” và “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng”.

+ Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuân khổ mỗi nước nhưng phải đoàn kết chống kẻ thù chung và phải liên hệ mật thiết với Liên Xô và các lực lượng chống phát xít. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách trên hôi nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh bao gồm các tổ chức của quần chúng lấy tên là Cứu quốc để nhằm mục đích đoàn kết toàn dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống để quốc, phát xít Pháp - Nhật và bọn tay sai.

+ Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện tại là phải chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời cũng chỉ rõ khởi nghĩa vũ trang muốn giành được thắng lợi phải có đầy đủ những điều kiện chủ quan và khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ, phải đi từ khời nghĩa từng phần.

+ Hội nghị nêu một số vấn đề khác là khi khởi nghĩa thắng lợi sẽ lập lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kì.

Như vậy với những nội dung nêu trên đã khẳng định sự hoàn trinh chuyển hướng chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam của Đảng ta có tác dụng quyết định đối với thắng ỉợi của cách mạng tháng Tám.

* Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng:

- Dưới ánh sáng của của các hội nghị trung ương công tác xậy dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được tiến hành khẩn trương.

- Lực lượng chính trị của quấn chúng được phát triển mạnh. Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quấn chúng toàn dân thành một khối thống nhất chặt chẽ đặc biệt từ 1943 trở đi Việt Minh thực sự trờ thành một

mặt trận dân tộc thông nhât không chỉ có công nhân, nông dân mà còn có cả tư sản, tiểu tư sản, binh lình người Việt trong quân đội Pháp.

Lực lượng quần chúng được tập dượt, rèn luyện ừong các phong trào đấu tranh chính trị như “Chống nhổ lúa trồng đay”, “Chống thu thóc tạ”, “Chống bắt phu, bắt lính” đấu tranh đòi “Tăng lương giảm giờ làm”, “Thực hiện luật lao đồng”, “Thực hiện phản chiến” đặc biệt là phong trào “ Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói”

- Lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng cũng được hình thành và phát triển:

+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn đội du kích Bắc Sơn được duy trì, phát triển thành Cứu Quốc Quân tiến hành hoạt động du kích trong 8 tháng. Trên cơ sở đó đã hình thành căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

+ Tại Cao Bằng các tiểu tổ du kích đã được thành lập.

+ Hai căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng đã được đánh thông với nhau từ 1943 tạo thành một căn cứ liên hoàn bao trùm từ Cao Bằng xuống đến Thái Nguyên. Trong khu căn cứ phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi và dự định sẽ phát động khởi nghĩa vũ ừang tạo đây.

+ 8/1944, Đảng đã chỉ thị “Sắm vũ khí đuổi thù chung” đúng lúc đó lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước người nhận định tình hình phải có hình thức đấu tranh cho phù hợp với tính hình mới.

+ 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời. + Trong cao trào kháng Nhật cứu nước hội nghị quân sự bắc kì đã được triệu tập giữa tháng 4/1945 đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phong quân.

* Cao trào kháng Nhật cứu nước:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. Cuộc đảo chính này đã gây khủng hoảng chính trị trên đất nước Đông Dương.

+ Một kẻ thù của cách mạng là Pháp đã bị lật đổ

+ Kẻ thù kia là Nhật mới lên nắm quyền còn chưa ổn định được tình hình. -> Từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

+ Sau khi nắm quyền Nhật đã thi hành chính sách hết sức phản động làm cho quần chúng nhân dân thêm điêu đứng. Mâu thuần giữa nhân dân ta với bọn phát xít thêm sâu sắc.

+ Bắt mạch đúng tình hình ngay trong đêm 9/3/1945 ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hôi nghị mở rộng và ngày 12/3/1945 đã ra chi thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

+ Bản chỉ thị cú nội dung cơ bản:

. Phân tích nguyên nhân và hậu quả cuộc đảo chính.

. Xác định kẻ thù trực tiếp, cơ bản, duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật từ đó chủ trương thay khẩu hiệu “đánh đuổi để quốc - phát xít Pháp, Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

. Chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển sang tổng khời nghĩa khi có thời cơ.

. Thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động và đấu tranh cho thích họp với thời kì tiền khởi nghĩa.

=> Bàn chị thị đó đã làm dấy lên trong cả nước một cao trào kháng Nhật cứu nước hơn thế nữa nó có tác dụng chỉ đạo khởi nghĩa khi có thời cơ ờ một số địa phương trong CMT8.

- Diễn biến:

+ Từ thực tế nạn đói năm 1945 và nguy cơ một nạn đói mới, Đảng ta đã phát động phong trào “Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói”. Phong trào đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia đặc biệt là ờ nông thôn Bắc và Trung bộ. Hàng trăm kho thóc của Nhật đã bị phá, hàng trục vạn tấn thóc đã được chia cho quần chúng.

Phong trào phá kho thóc của Nhật là một cuộc tập dượt vĩ đại của quấn chúng tiến lên giành chính quyền.

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân ở cá thành phố, thị xã như Hà Nội, Huế, Sài Gòn..phát triển manh. Tại Hà Nội nông dân ngoại thành Hà Nội đã đấu tranh không nộp thuế, không nộp thóc, phá ruộng lúa, ruộng đay, thầu dầu của Nhật.

+Đặc biệt phong trào chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần diễn ra ở các vùng nông thôn, miền núi như Ba Tơ (Quảng Ngãi), Đông Triều (Quảng Ninh) và Nghĩa lộ (Yên Bái).

+ 4/1945, đã có 7 chiến khu kháng Nhật được thành lập.

+ Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi dưới 2 hình thức uỷ bản nhân dân và uỷ ban giải phóng. Đặc biệt 6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm các tỉnh Cao - bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà.

Trong khu giải phóng Việt Minh đã thực hiện 10 chính sách lớn nhằm xây dựng khu giải phóng thành một căn cứ vững mạnh về mọi mặt. Khu giải phóng chính là hình ảnh thu nhỏ của một nước VN mới.

^ Cao trào kháng Nhật đã làm cho lực lượng cách mạng phát triển nhẩy vọt, lực lượng kẻ thù bị suy yếu nghiêm trọng, quấn chúng đã được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Chương UI

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THựC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 -1954)

* Cách mạng tháng Tám - 1945 đã chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở ra một ki nguyên mới trog lịch sử dân tộc. Công cuộc kháng chiến 9 năm của nhân dân VN đã kế tục sự nghiệp Cách mạngt háng Tám ừong điều kiện mới. Nhà nước VN dân chủ cộng hoà và nền dân chủ mới được kiến lập trong bối cảnh đặc biệt:Ngay trong nhữg năm tháng khời công xây dựng xã hội mới, nhân dân VN đã phải bắt tay vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Cuộc đấu tranh của nhân dân VN, trong vòng vây của đế quốc, thực dân đã đặt ra yêu cầu khách quan to lớn phải xây dựng nền dân chủ thực sự vững chắc mới có đủ điều kiện vật chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu của tiền tuyến. Ngược lại, công cuộc kháng chiến có phát triển, mới có thể bảo vệ chế độ mới. Lịch sử của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp là lịch sử của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng chế độ mới. Thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa to lớn. Chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nói:

"Lần đầu tiên trons lich sử. môt nước thuôc đia nhỏ yểu đã đánh th ẳ m môt nước thưc dân h ù m manh. Đỏ là môt th ẳ m lơi vẻ vane của nhân dân VN. đônọ thời cũns là môt th ắ m lơi của các lưc lươns hoà bình, dân chù và xã hôi chủ nehĩa trên thế siới".

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 84)