Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 27)

- Năm 917, Lưu Nham ờ đất Quảng Châu (Trung Quốc) tự xưng là Hoàng Đe đặt tên nước là Nam Hán.

- Năm 930 viện cớ Khúc Thừa Mĩ không chịu thần phục, Lưu Nham đã sai Lưcmg Khắc Trinh, Lý Thủ Dung đem quân xâm lược nước ta.

Khúc Thừa M ĩ không chống nổi cuộc xâm lăng của Nam Hán và đã bị bắt đưa về Quảng Châu.

-» Nước ta lại rơi vào ách thống trị của nhà Nam Hán.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo, người ở Châu Á (Thanh Hoá) đã tập hợp nhân dân và hào kiệt như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, tiến quân ra Giao Châu bao vây thành Đại La.

- Thứ sử Lý Tiến không chống nổi phải bỏ chạy về nước. Tướng giặc là Lương Khắc Trinh bị giết.

- Quân cứu viện do Trình Bảo chỉ huy kéo vào nước ta đã bị Dương Đình Nghệ nhanh chóng phá tan. Trình Bảo bị giết tại trận.

- Dẹp xong quân giặc Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng là Tiết Độ Sứ, Đinh Công Trứ giữ chức thứ sử Châu Hoan (Nghệ An), ông tiếp tục công cuộc tự chủ của họ Khúc, lo củng cố chính quyền mới giành lại được.

- Đầu năm 937, Dương Đình nghệ bị một nha tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức Tiết Độ Sứ.

- Tháng 10, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Và đây là cơ hội tốt để quân Nam Hán xâm lược nước ta.

hẽ Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938.

* Ngô Quyền diệt Kiều Công Tiễn và chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.

- Ngô Quyền người ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). Được tin quân Nam Hán chuẩn bị sang xâm lược, Ngô Quyền nhận thấy cần nhanh chóng diệt trừ bọn phản bội trong nước và đặt ra kế hoạch kháng chiến.

- Trước sự cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán đã phong cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ chỉ huy một đạo binh thuyền sang xâm lược nước ta.

Mặt khác còn chuẩn bị lực lượng yểm trợ ở Hải Môn (Quảng Đông). - Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cũng tìm mọi cách cố thủ trong thành Đại La chờ quân Nam Hán, âm mưu từ trong đánh ra phối hợp với quân giặc.

- Mùa đông năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn và cùng quân dân ta gấp rút chuẩn bị kháng chiến chống giặc.

- Trước yêu cầu của lịch sử, Ngô Quyền người đại diện của dân tộc ta thực sự trở thành trung tâm đoàn kết quy tụ mọi lĩnh vực kháng chiến.

- Ông chọn vùng hạ lưu cửa biển Bạch Đằng làm trận địa chiến đấu. Thế trận lợi dung triệt để địa hình tự nhiên phức tạp của cửa biển Bạch Đằng kết họp với bãi cọc làm chướng ngại vật làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta, dồn địch vào thế bất ngờ bị động.

- Cuối tháng 12-938 đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông tiến vào xâm lược nước ta. Chúng tiến thẳng vào cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta gồm những chiếc thuyền nhẹ đã xuất hiện làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa cọc.

- Khi nước triều xuống, Ngô Quyền chỉ huy đại quân đổ ra đánh, phần lớn thuyền chiến của địch bị cọc sắt đâm thủng, va vào nhau chìm đắm. Tướng giặc Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

—» Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc đúng như dự kiến của Ngô Quyền. Cuộc chiến đấu diễn ra thần tốc và có hiệu quả cao vào loại bậc nhất trong lịch sử nước ta.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Chấm dứt vĩnh viễn 1000 năm Bắc Thuộc của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)