Kháng chiến chổng Tống thòi Lý :

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 63)

III Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

4. Kháng chiến chổng Tống thòi Lý :

*. Hoàn cảnh lịch sử:

Đây là thời kì đang phát triển đi lên của nhà Lý còn nhà Tống ở phía Bắc đang bị suy yểu thường bị các tộc người Liêu, Hạ ở Bắc Bình, Mần Châu, Thiểm Tây thường xuyên quấy nhiễu bắt vua Tống hàng năm phải cống nạp.

Trong nước nội bộ giai cấp thống trị lục đục, chia rẽ bè phái.

- Trước tình hình đó nhà Tống cử Vương An Thạch làm Tể tướng thực hiện cải cách mong vượt qua những khó khăn về kinh tế, xã hội. Trong những cải cách đó có nội dung xâm lược nước ta vì nhà Tống cho rằng Đại Việt ở phía Nam có rất nhiều vàng bạc và các khoáng sản quý. Thông qua cuộc xâm

lược này sẽ vơ vét được nhiều của cải để ổn định tình hình tài chính củng cố thanh thế của Vương triều làm cho nước Hạ và nuớc Liêu phải kình nể.

Xuất phát từ mục đích trên nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Mặt khác nhà Tống còn xúi giục Chămpa đánh vào phía Nam Đại Việt. Trước khi xâm lược nước ta nhà Tống đã xây dựng 1 căn cứ quân sự ờ Ung Châuễ Biết được tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"ẵ Triều đình cử Lý Thường Kiệt làm tổng chi huy 10 vạn quân tập kích căn cứ quân sự Ung Châu.

*b. Diễn biến .ẽ

- 27/10/1075, cánh quân đầu tiên của Lý Thường Kiệt tiến đánh và bao vây Cổ Vạn. Một cánh quân khác do các tù trường miền núi cũng vượt biên giới đánh phá các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoàng Sơn...

- 1/03/1076, quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu căn cứ chính của địch chuẩn bị xâm luợc nuớc ta. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút quân về nước.

- Ông hạ lệnh cho nhân dân các địa phương chuẩn bị chống giặc, mai phục biên giới, cản bước tiến của địch. Đồng thời cho xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt (sông cầu) dài 100 km từ chân dày núi Tam Đảo trờ xuống.

- 18/01/1076, Quách Quỳ chỉ huy 10 vạn lính và 20 vạn dân phu ồ ạt tiến vào Đại Việt và hội quân ở phía bắc sông cầu.

+ Một cánh quân thuỷ từ Khâm châu vượt biển theo đường châu Vĩnh An vào sông Đông Kênh tiến vào Bạch Đằng nhưng đã bị quân thuỷ do Lý Ke Nguyên đánh tan.

- Quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy nhiều lần vượt sông tiến đánh vào phòng tuyến sông Như Nguyệt nhưng đều thất bại. Quân số ngày càng hao hụt, tinh thần hoang mang. Quách Quỳ hạ lệnh cho quân cố thủ ở bờ bắc sông và âm mưu nhử quân ta sang để tiêu diệt.

- Cuối mùa xuân 1077, quân Lý mờ cuộc tấn công đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to, bị chết quá nửa

- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị giảng hoá đề giữ thể diện cho vua Tống. Quách Quỳ đồng ý ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

*. Kết q u ả :

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.

- Nhà Tổng thiệt hại nặng hơn 10 vạn lính khi rút về chỉ còn hơn 2 vạn, 8 trong số 20 vạn dân phu bỏ mạng. Toàn bộ chiến phí tính ra hết 5.100.000 lạng vàng. Âm mưu thôn tính nước ta để gây thanh thế và cướp đoạt tài nguyên phục vụ xâm lược phương Bắc thất bại.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 63)