Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 74)

- Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/05/1890, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi tên thành Nguyễn Tất Thành. Người sinh ra ữong một gia đình nhà nho yêu nước ừên một quê hương nghèo có truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường, bất khuất.

- Người lớn lên trong bối cảnh đất nước ta đã bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nên ngay từ thời niên thiếu cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm có trí cứu nước, cứu dân.

- Nước mất, độc lập tự do sẽ là khát vọng cháy bỏng của nhân dân ta. Người tận mắt trông thấy phong trào đấu tranh kiên cường, bất khuất của các bậc tiền bối như: phong trào cần vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, cuộc vận động Duy Tân...đều bị thất bại.

- Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đó, người quyết định ra đi tìm đường cứu nước, tìm chân lý - cái mà dân ta đang khát khao cháy bỏng để soi sáng con đường đi tới thắng lợi cuối cùng.

- Năm 1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước trải qua một quá trình nghiên cứu thực tế kết hợp với lý luận.

- Năm 1920, người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường chủ nghĩa vô sản và chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Trong đại hội đảng Xã hội Pháp ờ Tua (12/1920) người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập đảng Cộng sản Pháp. Như vậy từ một người thanh niên yêu nước chân chính người đã trở thành một chiến sĩ cộng sản đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ đây người đã tích cực hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin vào nước ta.

Tại Pháp người đã tham gia sáng lập hội Liên hiệp các dân tộc thu ộc. địa (1921).Người tích cực viết các sách báo như viết bài cho báo Nhân đạo cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt năm 1922, người đã sáng lập ra báo Người cùng khổ và viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

-> Các sách báo trên đã được bí mật chuyển về nước và có tác dụng to lớn đặc biệt ở các thành phố lớn: Sài Gòn, Huế, Hà Nội, Hải Phòng...

- Từ giữa năm 1923, người sang Liên Xô, tại đây người đã tham dự hội nghị Nông dân và được bầu vào Ban chấp hành, người còn tham dự nhiều hội nghị quốc tế khác. Trong các hội nghị đó người đều có các bài tham luận về cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc.

Tại Liên Xô... - Đến năm 1930, trước tình hình phong trào cách mạng nước ta ngày càng lớn mạnh nhưng đang có sự chia rẽ và phân biệt giữa ba tổ chức cộng sản. Người với danh nghĩa là đại diện của Quốc tế cộng sản đã đứng ra tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 74)