Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam: ỉ) Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 75)

ỉ) Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

a) Hoàn cảnh:

- Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước nên tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo.

- Trong nội bộ những người cách mạng Việt Nam đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt về việc giải tán Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thành lập Đảng cộng sản hay giữ nguyên nó. Cuối cùng xu hướng cộng sản đã thắng thế đánh dấu bằng sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên của Bắc kì (3/1929), tiếp đó Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tan rã để thành lập Đông Dương cộne sản đảng (6/1929) và An Nam cộng sản đảng (7/1929). Tân Việt cách mạne đảng cũng tan ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc ữong quá trình chuyển biến từ tự phát lên tự giác và có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng di lên.Tuy nhiên những hoạt động riêng rẽ của các tổ chức này đã gây ảnh hưởng xấu tới phong ưào.

-> Tình hình trên không thể kéo dài trong lúc phong trào đang cần có sự lãnh đạo thống nhất.

- Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và trù trì hôi nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

- 3/2/1930 hội nghị hợp nhất đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) với sự tham gia của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.

b) Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:

- Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tính hình thế giới và trong nước, người phê bình những hoạt động riêng rẽ mất đoàn kết của các tổ chức cộng sản. Trên cơ sở đó người yêu cầu các tổ chức cộng sản phải đoàn kết thống nhất thành lập một đảng duy nhất.

- Hôi nghị đã vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản và bầu ra ban chấp hành trung ương lâm thời.

- Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

- Hội nghị đã đi đến nhất trí xuất bản Tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan tuyên truyền của đảngẵ

- Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc với những nội dung tổng quá về đường lối, về mục đích, nhiệm vụ cùa cách mạng Việt Nam. Sau khi hội nghị hợp nhất diễn ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn yêu cầu ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam và được chấp thuận.

Như vậy hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng.

c) Ý nghĩa:

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam:

+ Đảng ra đời đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân đến trình độ tự giác cao nhất đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng.

+ Đảng ra đời đã chấm đứt thòi kì khùng hoảng về lãnh đạo, bế tắc về đường lối cửu nước trong phong trào cách mạng nước ta. Đảng ra đời cách mạng nước ta đã có một đường lối đúng đắn soi đường đưa phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

+ Đảng ra đời cách mạng Việt Nam trờ thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Do đó thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi to lớn của cách mạng thế giới. Đồng thời cách mạng

Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ ngày càng to lớn hơn của cách mạng thế giới.

2) Vai trò của Đảng cộng sản trong cuộc vận động giải phóng dântộc (1930 -1945). tộc (1930 -1945).

a) Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam:

- Trong hội nghị thành lập Đảng ta đã thông qua các văn kiện chính cương văn tắt, sách lược văn tắt và lời kêu gọi nêu lên những đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam cho cuộc vận động giải phóng dân tộc với những nội dung cụ thể:

+ Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

+ Cách mạng tư sản dân quyền phải đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho nước Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, phải thiết lập chính quyền công - nông - binh, phải tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo, sẽ quốc hữu hoá các xí nghiệp của đế quốc.

+ Muốn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên phải tập hợp giai cấp công nhân, phải đoàn kết với nông dân, phải lợi dụng hoặc ít nhất là trung lập phú nông, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản dân tộc chưa ra mặt phản cách mạng. Đồng thời phải đảm bảo quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó.

+ Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp.

b) Phong trào cách mạng 1930 - 1931:

* Hoàn cảnh:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 trong các nước TBCN đã ảnh hường nghiêm trọng đến nước ta, để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng thực dân Pháp đã thi hành chính sách áp bức, bóc lột một cách thậm tệ làm cho nền kinh tế Đông Dương thêm tiêu điều.

+ Nông nghiệp: sa sút nghiêm trọng, giá nông sản hạ thấp.

+ Công nghiệp: phần lớn các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ bị đóng cửa. -> Do đó đới sống các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

- Nông dân tiếp tục bị bần cùng. - Công nhân:bị thất nghiệp tới 2/3.

- Tiêu tư sản và tư dản dân tộc: cũng bị phá sản đới sống bấp bênh. Bên cạnh chính sách áp bức, bóc lột, vơ vét chúng tiến hành khủng bố ngày càng tàn bạo từ khi các tổ chức cộng sản xuất hiện trong nước. Đặc biệt chúng đã tiến hành khủn bố trắng sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

- Mâu thuần giữa thực dân Pháp và tay sai càng thêm sâu sắc, không khí chính trị ờ Đông Dương ngày càng căng thẳng.

- Đúng lúc đó ĐCS VN ra đới, Đảng đã đề ra được cương lũih chính trị đúng đắn, có sức tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Nhạy bén với tình hình, nắm bắt đúng yêu cầu của quần chúng Đảng đã dũng cảm phát động các phong trào đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ và chống khủng bố.

- Tình hình thế giới giai đoạn này cũng có nhiều ảnh hướng tới phong trào cách mạng Việt Nam như: thắng lợi của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH, sự bủng nổ của Quảng Châu công xã ở Trung Quốc.

*Diễn Biến: dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản VN, một phong trào cách mạng đã bùng nổ mạnh mẽ trong năm 1930 - 1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ Tình. Phong trào có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Từ đầu năm 1930 cho đến tháng 5 năm 1930:

+ Mở đàu là cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định tháng 3,4 - 1930, bãi công của công nhân nhà máy diêm và cưa Ben Thuỷ.

+ Nông dân cũng có nhiều cuộc biểu tình tiêu biểu như các cuộc bãi công của nông dân Hà Nam, bãi công của nông dân huyện Tiền Hải (Thái Bình).

+ Bước sang tháng 5 phong trào càng lên cao quần chúng đã giải truyền đơn, treo cờ búa liềm, căng biểu ngữ. Tiêu biểu là cuộc biểu dương lực lượng của 5000 công nhân Vinh - Bấn Thuỷ và cuộc biểu tình khổng lồ của 20.000 nông dân huyện Đức Hoà (Chợ Lớn). Trước khí thế lên cao của quẩn chúng nhiều nơi địch buộc phải nhượng bộ.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 75)