III Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
b. Tình hình văn hoá giáo dục
* . Tư tưởng
- Phật giáo: Phong tục thờ cúng tổ tiên, gia đình, dòng họ, thờ các thành hoàng, các anh hùng dân tộc vẫn được duy trì. Dưới thời L ý -T rầ n với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo nhà chùa có nhiều quyền lợi to lớn về kinh tế, chính trị.
+ Kinh tế: Các nhà su đều có mộng đất tương tự như các điền trang của các Vương Hầu quý tộc.
VD: Sư Pháp Loa (thời Trần) được nhà vua và các quý tộc cấp cho 2000 mẫu ruộng và 1000 người cày.
Ngoài ra còn có rất nhiều của cải do các tín đồ cúng cho nhà chùa, nhiều nhà sư xuất thân từ tầng lớp quý tộc quan liêu. VD: Sư Viên Chiến là con của người anh Ỷ Lan, sư Chí Bảo là cậu của Thái uý Tô Hiến Thành, Diện Nhân ni sư là con nuôi của Lý Thái Tông...
+ Quyền lợi chính trị: Các nhà sư được tham dự việc triều chính. Nhà Đinh (cụ thể là Đinh Tiên Hoàng) đã phong cho nhà sư Ngô Chân Lưu làm tăng thông với hiệu Khuông Việt Đại sư (ngang hàng với Tể tướng).
Đên thời Lê, Ngô Chân Lưu tiêp tục được trọng đãi phàm và các công việc quốc gia đại sự, nhà sư đều được tham dự.
Các nhà sư được đứng ngang hàng với Thái tử, ngang hàng với các Đại thần và học được bãi miễn toàn bộ các công việc đi lính, đi lao dịch, nộp tô thuế (thời Lý).
-» T á c dụng của đạo Phật: Trong khi Nho giáo chưa hình thành ý thức hệ của nhà nước Quân chủ Trung ương tập quyền thì Phật giáo có tác dụng thống nhất nhân tâm tạo điều kiện càn thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Do vậy Phật giáo ở các thòi kì này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt, vãn hoá đương thời và in đậm dấu ấn rõ nét trong văn hoá nghệ thuật.
- Nho giáo: Bắt đầu từ thòi Lý, song song với việc cùng cố nhà nước Quân chủ Trung ương tập quyền. Nho giáo ngày càng biểu hiện tác dụng lợi hại của 1 chính quyền thống trị. Đến TK XIV Nho giáo vươn lên lấn át Phật giáo với các thuyết như Chính Danh, Thiên Mệnh, Nho giáo khuyên người ta hãy chấp nhận danh phận của mình.
Rõ ràng Nho giáo đã trực tiếp bảo vệ trật tự quan chủ biện hộ cho quyền áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Đại diện cho tư tưởng Nho giáo thời kì này là các tác gia như: Lê Vãn Hưu, Trương Hán Siêu, Lê Quát.
Khi nhà L ý - T r ầ n từng bước đề cao hệ tư tường Nho giáo được áp dụng vào trong thi cử thì ở Trung Hoa, Nho giáo được các học giả người Tống hoàn thiện thêm 1 chính quyền thống trị lợi hại của nhà nước quân chủ. Ưu thế của Nho giáo được thể hiện rõ qua chế độ thi cử.
Nhu cầu thống trị của nhà nước Lý - Trần đòi hỏi quan tâm nhiều hơn đến vấn đề khoa cử.
- Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công cùng 72 hiến sĩ, về sau Văn Miếu trở thành nơi học tập của quý tộc, quan lại.
- Năm 1075 mờ khoa thi "Minh kinh bác sĩ" và "Nho học tam trường". Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam.
Người đỗ đầu có tên là Lê Văn Thịnh.
Đến năm 1195, nhà Lý mở khoa thi Tam Giáo: + Nho
+ Phật + Đạo
Tuy nhiên chế độ thi cử và thời hạn chưa ổn định, chưa có nề nếp quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới tổ chức thi.
* Sang thời Trần chế độ giáo dục khoa cử được đẩy mạnh đi vào quy củ và có nề nếp:
- Năm 1232, ữong kỳ thi đầu tiên, nhà Trần chia những người đỗ Thái hạc sinh (Tiến sĩ) ra làm 3 giáp: Đệ nhất, đệ nhị, đệ tam.
- Năm 1247 bắt đầu lập lệ Tam Khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa. - Năm 1255 vua Trần đặt lệ lấy 2 Trạng nguyên:
+ Một kinh Trạng nguyên cho các tỉnh phía Bắc
+ Một trại Trạng nguyên cho các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
—> Nhằm khuyến khích việc học tập cho các địa phương phía Nam. - 1275 đã xoá bỏ lệ này vì không còn phù hợp nữa
Sau đó nhà nước quy định 7 năm thi hội 1 lần
- Năm 1374 định rõ cấp bậc những người đỗ Tiến sĩ ở ki thi Đình gồm 4 cấp: Tam Khôi, Hoàng Giáp Cập Đệ, Đồng Cập Đệ.
- Từ năm 1304 nhà nước đã quy định rõ nội dung thi 4 trường: + Trường I: Thi Ám tả cổ văn (nghe đọc rồi viết chữ)
+ Trường II: Thi Kinh Nghi, Kinh nghĩa (thơ phú) + Trường III: Thi Chế, Chiếu, Biểu
+ Trường IV: Thi Đối sách (1 bài văn sách)
Sau đó mở kỳ thi Đình phân hạng cao thấp các Thái Hạc sinh nội dung thi 4 trường được quy định lại:
+ Trường I: Thi Kinh Nghĩa (lấy trong Tứ thư Ngũ Kinh) + Trường II: Thi Thơ phú (dòng sáng tác, sướng hoạ) + Trường in.ễ Thi Chế, Chiếu, Biểu
+ Trường IV: Thi Vãn sách
(Chế là lòi vua phong thường cho công thần danh sĩ, Chiếu là lời vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân; Biểu là bài vãn cùa thần dân lên vua để chúc mừng, tạ ơn, bày tỏ điều gì)
- Kỳ thi Hương của các địa phương cũng bắt đầu tổ chức. (Thời Lý - Trần có 3 cấp thi: Thi Hương, Hội, Đình)
- Nội dung học tập cũng được quy định: Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc Sử. - Dưới thời Trần nhân tài được xuất thân từ khoa cử như Trạng Nguyên Nguyễn Hiếfô,(đỗ năm 13 tuổi), Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu, Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn (đỗ năm 16 tuổi) và nhiều nhà thơ có tiếng như Lê Quát, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Manh.
*ễ về Vãn hoả nghệ thuật
Trên cơ sờ nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định các thế lực ngoại xâm bị quét sạch khỏi đất nước đã thúc đẩy sự phát triển của văn hoá nghệ thuật. Văn thơ dân tộc không chỉ phong phú về thể loại, số lượng mà còn thấm đượm sâu sắc tư tường yêu nước, lòng tự hào dân tộc như: bài thơ Nam Quốc Sơn Hà (LTK), Hịch Tướng Sĩ (TQT), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Qua Sông Bạch Đằng (Phạm Sư M ạ n h ) ^ - ^ ^
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của LTK có thể nói đã mờ đầu cho trào lưu thơ ca thấm đượm tư tường dân tộc, ý chí độc lập tự chủ của nhân dân ta. Và thơ văn thời Trần cũng có nội dung ca ngợi đúc thiên nhiên giầu đẹp.
- Nửa sau TK XIV cùng với sự suy thoái của nhà Trần, những nhà thơ như: Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đã có nhiều bài thơ thông cảm với sự cực khổ của nhân dân.
- Chữ Nôm thời kì này đuợc sử dụng để sáng tác thơ văn. Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ cổ, Hồ Quý Ly.
- Trong lĩnh vực sử học thời Tràn có: Viện Quốc Sứ đây là cơ quan chuyên trách của nhà nước phụ trách việc sưu tầm và ghi chép lịch sử dân tộcỗ Nhiều nhà sử học với nhiều tác phẩm lớn xuất hiện: Lê Văn Hưu với Đại Việt Sử Ký.
+ Nội dung biên soạn từ: Triệu Vũ Đế -> Lý Chiêu Hoàn (1225). + Số lượng gồm có 30 quyển.
+ Bộ sử này được viết trong 10 năm từ 1262 - 1272
-» Hồ Tông Thốc với Việt Sử Lương Mục (10 tập) và Việt Nam Thế Chí (2 tập)
-» Đại Việt Sử Lược (3 tập) (khuyết danh) -» Lê Trắc: An Nam Chí Lược
-» Lý Tế Xuyên: Việt Điện u Minh -» Trần Thế Pháp: Lĩnh Nam Chích Quái
- Âm nhạc: Nhạc cụ gồm có trống cu, trổng cơm, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tì bà... được sử dụng phổ biển trong cung đình và dân gian.
âm nhạc chịu ảnh hường của Chămpa hoặc mang phong cách cổ truyền dân tộc.
Nghệ thuật có các phường nhạc, phường bát, phường chèo, múa rối nước. Được nhân dân và quý tộc ưa chuộng.
- Kiến trúc: Có rất nhiều chùa, tháp, chuông, vạc trương cụ. Tiêu biểu: Tháp Binh Sơn (Vĩnh Phúc) cao 11 tầng, thájỉ) Báo Thiên cao 12 tầng (Hà Nội), chùa Diên Hưu.
- Khoa học kĩ thuật: Lĩnh vực thiên văn Hạc Lò Đại Lộ (Trần Nguyên Đán) - Y học: có danh y Tuệ Tĩnh
- KH Quân sự: Có Binh thư yểu lược (Trần Hưng Đạo) lần đầu tiên nêu lên tư tưởng chiến lược dựa vào dân để tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại:
Sự tiến bộ của chế độ giáo đục khoa cử có tác dụng đào tạo được tầng lớp quan lại có năng lực tham gia vào chính quyền.
Tầng lớp tri thức, nho sĩ được đào tạo trong nhà trường là chính sách rất quan trọng để xây dựng, phát triển văn hóa truyền thông.
Sự phát triển của vãn hoá giáo dục góp phần xây dựng nền văn minh Đại Việt.
Góp phần gìn giữ, xây dựng truyền thống đương thời và về sau.