Cuộc khỏi nghĩa của Mai Thủc Loan (722)

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 25)

- Từ nửa cuối thế kỷ VII dưới sự cai trị tham lam, hà khắc của viên đô hộ Lưu Diên Hựu nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Tiên và Đinh Kiến (687) .Nghĩa quân vây thành phủ Tống Bình giết chết Lưu Diên Hựu, nhưng đây là thòi kỳ trị vì của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, đang ở giai đoạn phát triển cường thịnh có đủ điều kiện đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Mai Thúc Loan là người ở Thiên Lộc (Hà Tĩnh) sau đó theo mẹ đến vùng Nghệ An cư trú, ông trưởng thành trong một gia đình nghèo làm nghề kiếm củi. Ông là một thanh niên khoẻ, nhanh có nước da đen nên còn có tên gọi là Mai Hắc Đế.

- Năm 772 ông đã hiệu dân phu gánh vải nổi dậy khởi nghĩa. Lực lượng tham gia gồm có nhân dân quanh vùng nhiệt liệt hường ứng, nhiều nghĩa sĩ nhân tài khắp vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tham gia khởi nghĩa.

Ngoài ra cuộc khởi nghĩa còn thu hút được sự tham gia của các quốc gia Chăm Pa, Châu Lạp, Kim Lân (Malaixia) và 32 châu quanh vùng. Lực lượng nghĩa quân lên tới hàng chục vạn người.

- Mai Thúc Loan tự xưng Hoàng Đe, xây thành ở trên núi, lấy vùng Sa Lam hiểm yếu là căn cứ trống giặc.

Ông tổ chức lực lượng tấn công ra Bắc đánh vào phủ thành Tống Bình khiến cho quân đô hộ phải bỏ thành chạy tháo thân về nước.

- ít lâu sau nhà ỊDường đã cử Dương Tử Húc và An Nam đô hộ Quang Sở Khách đem 10 vạn quân sang đàn áp.

- Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ.

Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (879 - 890): SGK.

Nhìn chung phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của nhà Đường nổ ra ở khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, có tính chất phổ biến và tương đối liên tục.

Phong trào mang tính chất quần chúng bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân yêu nước. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở địa phương đều xây dựng căn cứ chống giặc, đánh đổ chính quyền đô hộ ờ địa phương, giành chính quyền từng nơi. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành chiến ữanh giải phóng dân tộc đánh vào sào huyệt của giặc ở Tống Bình.

Lực lượng nhà Đường tan rã nhanh chóng trước khí thế tấn công của nhân dân. Thế nhưng sau khi giành được thắng lợi tạm thời, lực lượng nghĩa quân thường bị tan rã, chia rẽ không đủ sức đương đầu với các đạo quân viễn chinh lớn tiến sang xâm lược nước ta.

(Tìm hiểu đặc điểm chung, riêng của các cuộc khởi nghĩa đời Đường).

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)