Luận cương chính trị tháng 10/1930:

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 80)

- Từ tháng 6/1930 đến giữa năm 1931:

c) Luận cương chính trị tháng 10/1930:

- Giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đang lên cao, để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng trung ương đảng đã mờ hội nghị tháng 10/1930. Hội nghị diễn ra Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì:

- Hội nghị đi đến quyết định đổi tên đảng Cộng sản Việt Nam thành đảng Cộng sản Đông Dương đấu ữanh giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày và tiến lên chủ nghĩa Cộng sản.

- Hội nghị đã cử ra ban chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.

- Hội nghị cũng quyết định một số chủ trương, biện pháp để phát triển phong trào cậch mạng, phát triển các tổ chức của quấn chúng như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ.

- Hội nghị đã thông qua bản luận cương cách mạng tư sản dân quyền d o ' đồng chí Trần Phú soạn thảo hay còn gọi là luận cương chính trị tháng 10/1930.

- Nội dung cơ bản: nêu lên tính chất của cách mạng Đông Dương trong thời đại mới ữên cơ sờ đó xác định cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông Dương phải trải qua 2 giai đoạn:

+ Làm cách mạng tư sản dân quyền tiếp đó sẽ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc để giành độc lập dân tộc, chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày

Hai nhiệm vụ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau vì hai kẻ thù có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Động lực của cách mạng là hai giai cấp công nhân và nông dân đó được coi là một trong những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng. Trong đó giai cấp công nhân phải đảm bảo quyền lãnh đạo của cách mạng thông qua chính đảng của mình. Đản của giai cấp công nhân phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ có kỉ luật nghiêm minh, liên hệ mật thiết với quấn chúng.

-> Đây là điều kiện cốt yếu để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam. + Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng bạo lực, bản luận cương đã nêu rõ cách mạng phải kết thúc bằng một cuộc khởi

nghĩa vũ trang do đó đảng ta phải tích cực chuẩn bị cho quần chúng, đưa quấn chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao hơn và khi có thời cơ thì phải dũng cảm phát động quần chúng khởi nghĩa.

+ Bản luận cương cũng xác định rõ vị trí của cách mạng Việt Nam coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới do đó cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến của mình.

Tuy nhiên bản luận cương cũng có một số hạn chế nhất định:

+ Chưa nêu cao vấn đề dân tộc quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và do đó chưa có sách lược để tranh thủ tiểu tư sản, tư sản và một bộ phận địa chủ còn có tinh thần yêu nước. Những hạn chế nêu trên sẽ dần được khắc phục trong thực hiện đấu tranh cách mạng sau này.

Như vậy luận cương chính trị tháng 10/1930 ra đời từ trong thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng 1930 - 1931 nên được coi là kim chi nam cho phong trào thắng lợi đồng thòi đó cũng là những văn kiện quan trọng nêu đường lối chiến lược và sách lược của đảng ta.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 80)