Nội dung được cấu trúc theo nguyên tắc đồng tâm

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 48)

III Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

2.3.1.Nội dung được cấu trúc theo nguyên tắc đồng tâm

3 tuôi 4 tuổi uJ 5 tuổ

2.3.1.Nội dung được cấu trúc theo nguyên tắc đồng tâm

Nội dung chương trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ tập trung vào một sự vật hay hiện tượng cụ thể nào đó nhưng với yêu cầu khác nhau đối với mỗi lứa tuổi. Tri thức cho trẻ làm quen lúc đầu đơn giản, nhưng ngày càng rộng hoặc sâu hơn. Khi tri thức cụ thể của trè ngày càng phong phú, chúng sẽ đuợc khái quát hoá.

Ví du: Nội dung hướng dẫn ừẻ làm quen với thực vật:

+ Trẻ 2 tuổi: cần phải biết chi ra đối tượng trong sổ các vật và gọi tên được một số cây quen thuộc.

+ Trẻ 3 tuổi: Làm quen với đặc điểm cấu tạo của cây như thân, cành, lá, hoa, quả; độ lớn của cây (cao, thấp), biết được lợi ích của cây.

+ Trẻ 4 tuổi: Biết được vị trí các bộ phận của cày (rễ, thân, cành, lá, hoa, quà...)> biết phàn biệt cây theo các bộ phận khác nhau, biết được nhu cầu sống của cây.

• ' ị

+ Trẻ 5 tuổi: Biết được mối quan hệ giữà thời tiết và sự thay đổi màu sắc của lá,

■ V* » '

sự rụng lá hoặc sự xuât hiện các lộc mới; biêt được sự phát triên của cây từ hạt; biêt cành, lá, hoa đuợc phát triển từ các lộc non; lĩnh hội được khái niệm lá rụng; có kĩ năng phân biệt các loại cây phồ biến theo thân, cành, lá, hoa, quả.

2.3Ể2. Nội dung được sắp xếp dựa vào nguồn tri thức về M TXQ

Trong mỗi vùng, cần đưa ra những hiện tượng đặc trưng của tự nhiên vô sinh và hữu sinh. Việc phân bố nội dung này đàm bảo sự tri giác cảm tính về sự thay đổi xảy ra trong tự nhiên và thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng riêng biệt, cũng như việc lặp lại sự quan sát chúng.

Nội dung được phân bố dựa vào hoạt động của con người, các sự kiện xảy ra theo thời gian trong năm. Ờ mọi lứa tuồi, nội dung làm quen với MTXQ và phát triển lời nói thống nhất với nhau. Lời nói có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành biểu tượng và khái niệm. Việc mở rộng vốn từ cho trẻ và lĩnh hội tiếng mẹ đẻ được thực hiện trong sự liên hệ thống nhất với nhận thức cảm tính về MTXQ.

2Ệ3.3. Nội dung được phân bố theo dạng hoạt động của trẻ

Việc thực hiện nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ được tiến hành trên tiết học, khi dạo chơi, vui chơi, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày, cần phải thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung này trên giờ học và các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.

Ví du: Việc tích luỹ biểu tượng khi quan sát lúc dạo chơi, trong sinh hoạt, lao động chăm sóc động thực vật cần được làm chính xác hoá. khái quát và hệ thông tten tiết học. Ngược lại, fri thức, kĩ năng mà trẻ tiếp nhận được trên tiết học cần được sư dụng trong hoạt động hàng ngày - trong vui chơi, lao động, quan sát nhăm tạo cơ họi cho trẻ mở rộng và vận dụng tri thức trong các dạng hoạt động khác nhau.

Nội dung đã xác định được thực hiện trong tất cả các dạng hoạt động của trẻ. Đặc điểm của việc triển khai công việc được thể hiện trong các hình thức tô chưc qua trình nhận thức của trẻ và phương pháp tổ chức nó.

*Tài liêu hoc tâp:

1. Hoàng Thị Phương (2008), Giáo trinh lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Su phạm, Hà Nội.

2. Lê Thị Ninh (2007), Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Su phạm, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2008), Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXB Giáo dục.

4. Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Các độ tuổi), NXB Giáo dục.

5. Tâm Thanh (Chủ biên) (2008), 100 đề tài khám phá khoa học và khám phá xã hội dành cho trẻ mẫu giáo (Tập 1,2,3), NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 48)