Sự khủng hoảng của nhà Lê và các cuộc chiến tranh phong kiếnỄ

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 69)

IV ĐẠI VIỆT TỪ TIĨÉ KỈ XVI ĐẾN GIŨ ATHÉ KỈ XIX :

4.1. Sự khủng hoảng của nhà Lê và các cuộc chiến tranh phong kiếnỄ

a) Cuộc khủng hoảng chỉnh ừ-ị đầu thế ki XVI ẽ-

- Ngay từ thế kỉ XV mô hình tổ chức thời Lê đã bộc lộ nhiều bất cập. Bộ máy quan lại quản lí nhà nước dần chuyển thành một bộ máy quan lại cồng kềnh, nạn tham nhũng ữờ lên phổ biến.

- Vua Hiến Tông người kể nhiệm Thánh Tông đã có cổ gắng củng cố nhưng kết quả chẳng là bao.

- Các đời vua tiếp theo như Uy Mục, Tương Dực (1505 - 1516) ăn choi sa đoạ, sao nhãng triều chính dung túng cho hoạn quan, ngoại thích cướp đoạt, giết hại nhân dân.

- Năm 1510, vua Lê cho phép quan lại tìm kiếm ruộng ẩn lậu nếu phát hiện được cho làm ruộng tư. Điều này tạo điều kiện cho địa chủ cướp bóc, chấp chiếm ruộng đất của nông dân.

Tình trạng này đã khiến ruộng công làng xã bị thu hẹp dần làm mất cơ sờ kinh tế của nhà nước.

=> Đây là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự suy yếu của nhà Lê sơ, ruộng đất bị thu hẹp, nông dân mất ruộng, nạn đói kém mất mùa liên tiếp xẩy ra. VD : nạn đói vào các năm 1512,1517, 1519

- Không chịu nổi cảnh sống cơ cực nông dân không còn con đường nào khác đã nổi dậy chống lại chính quyền.

b) Phong trào nông dân khởi nghĩa :

- Năm 1511, Thân Duy Nhạc - Ngô Văn Tổng nổi dậy đánh phá Kinh Bắc (Bắc Ninh). Cuối năm đó Trần Tuân cũng nổi dậy ở Sơn Tây lực lượng lên tới hàng vạn người.

Nghĩa quân đã uy hiếp kinh thành Thăne Long, về sau Trần Tuân bị giết - nghĩa quân tan rã.

- Năm 1512, có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nghiêm nổi dậy ở Sơn Tây, Hưng Hoá.

- Ở Nghệ An dưới sự lãnh đạo của Lê Huy, Trịnh Hưng dân chúng đã nổi dậy chống lại triều đình. Nhà Lê phải rất vất vả mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa này.

- Năm 1515, vùng Tam Đảo có cuộc khởi nghãi của Phùng Chương. Cùng năm đó ở Thanh Hoá có cuộc nổi dậy của Đặng Hân, Đặng Ngật.

- Năm 1516, khởi nghĩa nông dân đạt tới quy mô lón và dồn dập : + Trần Công Minh đánh phá ờ Yên Lãng (Vĩnh Phúc)

+ Trần Cảo khởi nghĩa ờ Thủ Đường (Hải Phòng). Phong trào đã liên kết với lực lượng nổi dậy ờ Đông Triều (Quảng Ninh) do Phạm Ất lãnh đạo.

Quân khởi nghĩa liên tiếp đánh bại các cuộc tiến quân đàn áp của triều đình và tiến về Thăng Long. Vua tôi nhà Lê không chống nổi phải chạy vào Thanh Hoá.

. Cuối 1516, Trần Cảo chiếm được Thăng Long tự xưng là vua đặt niên hiệu là Thiên ứng.Nhà Lê phải huy động quân lính chia làm ba đạo từ Thanh Hoá tiến đánh. Trần Cảo phải rút lên Lạng Sơn sau đó lại về Hải Dương. Sau khi thua to ờ Bồ Đề Trần Cảo giao quyền cho con là Trần Cung và đi tu. Đến năm 1521, cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo, Trần Cung bị dập tắt.

c) Nhà M ạ c : * Đối n ộ i:

- Từ năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng tàn tạ.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung được sự ủng hộ của một số quan lại đã lên ngôi vua lập ra nhà Mạc mờ đầu một ừiều đại mới trong bối cảnh chính trị không ổn định.

- Nhà Mạc tập trung ổn đinh tính hình trong nước, cải tổ lại bộ máy quan lại, hệ thống luật pháp. .

- Năm 1528, nhà Mạc giao cho Nguyễn Quốc Hiến xem xét, điều chỉnh chính sách ruộng đất cho phù hợp với tính hình mới.

- Năm 1529,nhà Mạc mở khoa thi Hội và tiếp từ đó cứ 3 năm một lần tổ chức thi cử, mở rộng học tập, dựng bia tiến sĩ.

- Tổ chức lại lực lượng quân đội. Binh lính được nhận nhiều ưu đại nhằm tạo thành một lực lượng quân đội mạnh. V d : mỗi người đi lính được cấp 4 -5 mẫu ruộng, số ruộng còn lại mới chia đều cho dân đinh trong xã.

- Mạc Đăng Dung sau khi lên ngôi 3 năm đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh xưng là Thái Thượng Hoàng.

- Trong vòng 5 năm đầu nhà Mạc cố gắng đưa đất nước vào thế ổn định. * Đối n g oại:

- Trong quan hệ với nhà Minh, nhà Mạc tỏ ra hết sức lúng túng. Nhà Minh nhiều lần cho người sang doạ dẫm, sách nhiễu.

- Nhà Mạc lo sợ trước thế lực của các cựu thần nhà Lê lên đã thoả hiệp với nhà Minh đem vàng bạc, sổ sách, giấy tờ nộp cho nhà Minh để được yên ổn.

- Năm 1537, lợi dụng thế lực nhà Lê ở Thanh Hoá lớn mạnh. Nhà Minh cho Mao Bá Ôn, Cửu Loan chỉ huy một đạo quân áp sát biên giới nước ta.

- Trước tính thế đó, năm 1540 Mạc Đăng Dung cùng 40 viên quan đã lên Nam Quân nộp sổ sách và cắt đất 5 động ở vùng Đông Bắc vốn đã sát nhập vào Đại Việt từ thế kỉ XV cho nhà Minh. Vua Minh phong cho Mạc Đăng Dung làm An Nam đô thống sứ.

=> Hành động này gầy bất bình cho quan lại và dân chúng ừong cả nước khiến nhà Mạc bị cô lập. Những người ủng hộ nhà Lê có cơ hội tập hợp chống Mạc.

d) Chiến tranh Nam - Bắc triều :

- Năm 1532, An Thành Hầu Nguyễn Kim được sự giúp đỡ của vua Ai Lai đã dựng một người con dòng dõi vua Lê là Lê Duy Ninh lên làm vua dựng cờ « Phù Lê diệt Mạc » tại Thanh Hoá. Nhiều cựu thần nhà Lê bỏ trốn vào Thanh Hoá - hình thành một triều đình riêng mà sử cũ gọi là Nam triều.

- Năm 1540, Nam Triều làm chủ hoàn toàn Thanh Hoá và sua nhiều cuộc giao tranh với quân Bắc triều của nhà Mạc.

- Đến năm 1546, Nam triều đã làm chủ hoàn toàn vùng đất từ Thanh Hoá đến nam kinh thành.

-> Từ đây hình thành sự chia cắt giữa hai khu vực Nam triều và Bắc triều. - Chiến tranh giữa Nam triều và Bắc triều đang diễn ra liên tiếp thì đến năm 1556, Nguyễn Kim bị đầu độc chết con rể của ông là Trịnh Kiểm lên thay.

- Vua Lê phong Trịnh Kiểm làm Thái Sư lên nằm binh quyền tiếp tục chiến tranh với nhà Mạc.

- Lực lượng Nam triều ngày càng lớn mạnh giành được nhiều thắng lợi quan trọngử

- Năm 1592. quân Nam triều của Trịnh Tùng đã giành thắng lợi quyết định chiếm được Thăng Long.

- Chiến ữanh Nam - Bắc triều về cơ bản đã kết thúc nhưng con cháu họ Mạc và tàn quân chạy lên Cao Bằng tiếp tục hoạt động. Đen năm 1677 mới chấm dứt hoàn toàn.

e) Sự phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài .Ế

- Ngay từ khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đang diễn ra trong nội bộ Nam triều đã nẩy sinh mồm mống của sự rạn nứt, chia rẽ.

- Năm 1546, Nguyễn Kim bị sát hại. Vua Lê giao quyền cho Trịnh Kiểm, mâu thuần giữa hai thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn trở lên ngay gắt khi Trịnh Kiểm lập mưu giết con cả Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

- Con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được sự chỉ dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xin vào trạn thủ Thuận Hoá sau đó được cai quản cả vùng Quảng Nam.

Việc ra đi nay một mặt để bảo toàn tính mạng, mặt khác thực hiện chiến lược lâu dài xây dựng lực lượng chống lại họ Mạc.

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng họ hàng thân thuộc ở huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) đi vào Thuận Hoá. Ông ra sức củng cố mọi mặt về kinh té, chính trị. Đối với triều Lê ông tỏ ra hết sức mềm mỏng khiển họ Trịnh không chút nghi ngờ.

- Khi chiến tranh Nam - Bắc triều kết thúc cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn ứở lên gay gắt.

- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất ông đã xây dựng nền tảng cho Đàng Trong tách khởi sự kiểm soát của họ Trịnh.

- Nối tiếp ý đồ của cha, Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi nắm chính quyền đã tổ chức lại bộ máy chính quyền ờ đây rối cắt đứt quan hệ với nhà Lê - Trịnh vào riăm 1620.

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Từ năm 1627 - 1672 hai bên đánh nhau- 7 lần mà không phân thắng bại. Khu vực từ Nam Nghệ An đến Quảng Binh trở thành chiến trường.

- Năm 1672, chiến tranh tạm kết thúc. Hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt hai miền.

+ Phía Bắc sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài hay Bắc hà.

+ Phía Nam sông Gianh trờ vào thuộc quyền cai quản của họ Nguyễn gọi là Đàng Trong

- Từ đó hai dòng họ Trịnh - Nguyễn ra sức xây dựng, củng cố chính quyền hai miền như hai quốc gia riêng biệt. Điều này đi ngược lại ước vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc.

Chương II

Một phần của tài liệu Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập (Trang 69)