Tình hình thanh toán thẻ tại Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –6 tháng

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng thẻ atm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 48)

2010 –6 tháng đầu năm 2013

4.1.2 Tình hình thanh toán thẻ tại Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –6 tháng

2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Người dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn giữ nguyên thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt trong thanh toán nên việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng thẻ

của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của Ngân hàng trong

công tác đưa dịch vụ thẻ đến với cộng đồng dân cư trong những năm gần đây

36

Bảng 4.2: Tình hình thanh toán thẻ ATM tại Agribank Cần Thơ từnăm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 1.Số món Món 787.387 980.026 1.166.844 541.489 722.430 192.639 24,47 186.818 19,06 180.941 33,42 -Rút tiền mặt Món 768.704 956.600 1.137.264 527.829 701.954 187.896 24,44 180.664 18,89 174.125 32,99 -Chuyển khoản Món 18.683 23.426 29.580 13.660 20.476 4.743 25,39 6.154 26,27 6.816 49,90 2.Doanh số Triệu đồng

(Trđ) 991.307 1.364.245 1.817.585 803.639 1.263.474 372.938 37,62 453.340 33,23 459.835 57,22 -Rút tiền mặt Trđ 927.734 1.282.698 1.704.592 757.076 1.172.501 354.964 38,26 421.894 32,89 415.425 54,87 -Chuyển khoản Trđ 63.573 81.547 112.993 46.563 90.973 17.974 28,27 31.446 38,56 44.410 95,38 3.DSBQ/món Trđ/món 1,26 1,39 1,56 1,48 1,75 0,13 10,32 0,17 12,23 0,27 18,24 -Rút tiền mặt Trđ/món 1,21 1,34 1,50 1,43 1,67 0,13 10,74 0,16 11,94 0,24 16,78 -Chuyển khoản Trđ/món 3,40 3,48 3,82 3,41 4,44 0,08 2,35 0,34 9,77 1,03 30,21

Về số món:

Số món giao dịch của thẻ ATM đều tăng cả về số món rút tiền mặt và chuyển khoản. Tuy nhiên, số món rút tiền mặt chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so

với số món chuyển khoản. Năm 2011, tổng số món tăng 192.639 món (tăng

24,47%), rút tiền mặt tăng 187.896 món (tăng 24,44%), chuyển khoản tăng 4.743 món (tăng 25,39%). Số món rút tiền mặt cao gấp mấy chục lần số món

chuyển khoản. Nguyên nhân là do đối với các khách hàng không rành về công

nghệ thông tin thì họ ít khi nào chọn phương thức chuyển khoản, chủ yếu là gửi tiền và rút tiền mặt, thứ hai là khi chuyển khoản nếu nhập sai một số thì số

tiền đó sẽ được chuyển qua cho đối tượng khác, không phải đối tượng mà khách hàng này muốn chuyển tới, thủ tục lấy lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, nên người sử dụng thẻ thường không chọn hình thức này. Trong năm

2012, số món vẫn tiếp tục tăng thêm 186.816 món (tăng 19,06%) so với năm 2011 và trong 6 tháng đầu năm 2013 số món đã tăng thêm 180.941 món tăng

gần bằng số món tăng trong năm 2012 so với năm 2011. Số món gia tăng ngày càng nhiều là do nhu cầu chi tiêu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú, nên họ sẽ chọn những gói giao dịch nào thích hợp với họ, điều này làm nảy sinh thêm nhiều món giao dịch đối với thẻ ATM. Ngoài ra, đối với việc

rút tiền qua thẻ ATM thì Agribank là Ngân hàng đưa ra nhiều mệnh giá cho

việc rút tiền, với 5 loại mệnh giá là 10 nghìn, 50 nghìn, 100 nghìn, 200 ngìn và 500 nghìn cho khách hàng lựa chọn số tiền rút.

Về doanh số

Doanh số thanh toán là tổng doanh số rút tiền mặt và chuyển khoản của

khách hàng. Số lượng thẻ phát hành chỉ có thể phản ánh sự phổ biến của một

loại thẻ, nhưng để đánh giá hiệu quả sử dụng thẻ thì doanh số thanh toán là một chỉ tiêu phản ánh vấn đề này. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán đều tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2011, doanh số thanh toán là 1.364.245 triệu đồng tăng 37,62% so với năm 2010. Và trong năm 2012 doanh

số thanh toán vẫn tăng thêm 453.340 triệu đồng (tăng 33,32%). Tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thanh toán đạt 1.263.474 tỷ đồng cao hơn cả doanh số năm 2010, gần bằng doanh số cả năm 2013, đây có thể coi là

bước đột phá của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán qua thẻ. Trong đó

doanh số rút tiền mặt trên máy ATM không ngừng tăng lên trong giai đoạn

2010 – 6 tháng đầu năm 2013, và luôn đạt hơn 93% tổng doanh số thanh toán được thực hiện qua máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ. Cụ thể, doanh số

rút tiền mặt trong năm 2011 tăng 38,26% so với năm 2010, năm 2012 tăng

trọng cao là do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam nói chung và

người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, chỉ quen thanh toán bằng

tiền mặt chứ ít khi sử dụng thẻ để thanh toán bằng chuyển khoản. Họ chỉ xem

thẻ là một ví tiền điện tử có thể rút tiền dễ dàng ở mọi nơi, do Agribank là

Ngân hàng có mạng lưới ATM rộng khắp cả nước, cùng với đó là nhiều sự

tiện ích khác mà thẻ ATM mang lại cho họ. Và đây cũng là một trong những

nguyên nhân khiến cho doanh số rút tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao đến như vậy. Bên cạnh đó thì nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của khách

hàng cá nhân và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu mua nguyên vật

liệu của các doanh nghiệp cũng được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Vì thế

doanh số rút tiền mặt luôn tăng cao và chiếm tỷ trọng cao hơn.

Yếu tố tiếp theo tạo nên doanh số thanh toán là doanh số chuyển khoản và nó đều có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 tăng 28,27% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 38,56% so với năm 2011. Doanh số chuyển khoản tăng là do nhu cầu chuyển tiền từ gia đình cho các học sinh, sinh viên đi học ở xa, đi du lịch,

…cũng khá lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số chuyển khoản tăng

95,38% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân cụ thể là do việc chi trả lương qua chuyển khoản qua thẻ ATM ngày càng nhiều, vì các doanh nghiệp

nhận thấy đây là phương pháp trả lương nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với

cách trả lương truyền thống, và cũng hưởng ứng theo chỉ thị 20 do Thủ tướng

Chính phủ ban hành vào năm 2007.

Về chỉ số DSBQ/ số món:

Đây là chỉ số nói lên số tiền giao dịch trung bình của một món. Do số

món và doanh số đều tăng qua các năm nên chỉ số này cũng tăng theo qua các năm. Số tiền giao dịch của một món đều trên một triệu đồng. Tuy doanh số và số món của rút tiền mặt đều cao hơn nhiều so với chuyển khoản, nhưng số tiền

trung bình của mỗi giao dịch đều nhỏ hơn gần 3 lần so với chuyển khoản. Đặc

biệt là vào 6 tháng đầu năm 2013, số tiền giao dịch chuyển khoản trên một

món là 4,44 triệu đồng, cao hơn nhiều so với rút tiền mặt. Lý giải cho điều này có thể nói đến tâm lý sợ mất tiền hay bị cướp khi mang theo nhiều tiền trong người của khách hàng, và đối với sinh viên thì họ thường chỉ rút tiền mặt

khoản vài trăm nghìn đồng để đề phòng bị rớt tiền hay chi tiêu quá nhiều sẽ

dẫn tới sự thiếu hụt và mắc nợ.

Tóm lại, tình hình thanh toán thẻ ATM của Agribank phát sinh tăng qua các năm là tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng, điều này cũng cho thấy

khách hàng ngày càng tin tưởng vào dịch vụ thẻ của Ngân hàng cũng như

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng thẻ atm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)