Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng thẻ atm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 29)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ. NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT TP Cần Thơ

Nằm trong mạng lưới NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNNo & PTNT

Thành phố Cần Thơđược thành lập theo quyết định số 30/QDN Ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNNo & PTNT Việt

Nam ở Cần Thơ.

Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.

Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển, nông thôn ngày

càng cao và để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với

khách hàng”. Hiện nay NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất

nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô

Thành phố và 7 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn,

Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đường Phan Đình Phùng Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax:

(0710) 820392 – 821370.

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

Ghi chú: P. HC & NS: Phòng hành chính và nhân sự

P. KT & KSNB: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ

P. KH & TH: Phòng kế hoạch và tổng hợp

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007

của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:

+ Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động trong Ngân hàng cũng là

người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong

phạm vi hoạt động mà Ngân hàng cấp trên giao.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi

từ các phòng ban. GIÁM ĐỐC P.HC&NS P.KT&KSNB PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 P.TÍN DỤNG P.KDOANH N.HỐI P.DV & MARKETING P.ĐIỆN TOÁN P.K TOÁN & NQUỸ P.KH&TH

Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ

luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ trong đơn vị mình.

Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ

chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và Ngân quỹ.

+ Các phòng nghiệp vụ tại hội sở:

Gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên.

Trưởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hướng kế hoạch

kinh doanh củađơn vị, điều hòa vốn.

Phó phòng và các nhân viên do trưởng phòng phân công nhiệm vụ.

- Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban

a) Phòng kế hoạch tổng hợp

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại

tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất

chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp

phát triển nguồn vốn.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối về

vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản

nợ ( rủi ro lãi suất, kỳ hạn).

Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế

hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.

Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điểu hòa vốn kinh doanh đối với các

chi nhánh loại 3.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo qui định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

b) Phòng tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng đề

xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền tín dụng sản

xuất, lưu thông tiêu dùng.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế mỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy

quyền.

Tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên đề theo qui định.

c) Phòng kế toán và Ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy

định của NHNN Việt Nam và chi nhánh NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNN0 &

PTNT trên địa bàn.

Thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo quy định.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn theo quy định.

Quản lý sử dụng thiết bị thông tin toàn diện phục vụ kinh doanh theo quy định của NHN0 & PTNT Việt Nam.

Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

d) Phòng hành chính và nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính

vănthư, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế của chi nhánh.

e) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Xây dựng công tình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHN0 & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tổ chức kiểm tra xác minh tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư

thuộc thẩm quyền, làm nghiệp vụ thường trực chống tham nhũng, tham mưu

cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

f) Phòng kinh doanh ngoại hối

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua, bán, chuyển đổi)

thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến

thanh toán quốc tế.

Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

g) Phòng dịch vụ và Marketing

Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của

NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ

thẻ.

Giải đáp thức mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

h) Phòng điện toán

Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động

của chi nhánh.

Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống

kê hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khắc phục cho hoạt động

kinh doanh.

Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo

quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

3.1.2.3. Tình hình nhân sự của Ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ

Bảng 3.1: Trình độ của nhân viên Ngân hàng

Trình độ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 01 0,41 04 1,63 05 1,97 Cử nhân 245 99,59 242 98,37 249 98,03 Tổng 246 100 246 100 254 100

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình nhân sự của Agribank Cần Thơ, 2010-2012.

Từ bảng số liệu, ta nhận thấy rằng qua 3 năm, số cán bộ và công nhân viên của Ngân hàng là tương đối ổn định. Số lượng nhân viên đều có trình độ

chuyên môn từ bậc Đại học – Cao học trở lên, mà chủ yếu là trình độ đại học

chiếm tỷ lệ rất cao, dao động trong khoảng 98,03 – 99,59%. Với lực lượng

nhân sự có trình độ chuyên môn tốt như vậy, đây sẽ là nguồn lực quan trọng cho công tác huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong

tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng còn đang chú trọng đào tạo thêm chuyên môn cho các nhân viên từđại học lên cao học, nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên mới.

3.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ

Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng:

+ Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú:

Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm,

phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.

+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bào lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…

+ Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền

nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả

3.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.

Với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, Agribank Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn và trong cả nước. Trước sự cạnh tranh

gay gắt của ngành Ngân hàng, trong những năm gần đây, hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn mà trước tiên là áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và cả Ngân hàng nước

ngoài, do Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa khi gia nhập các tổ chức

kinh tế quốc tế, tiếp đó là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, …, những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, chống chọi với các áp

lực trên của toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, Agribank đã được những kết quả trong

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013. Đvt: Triệu VNĐ Đvt: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. Doanh thu 574.696 848.446 875.852 483.405 406.875 273.750 47,63 27.406 3,23 -76.530 -15,83 1. Thu về từ HĐKD 549.665 829.906 863.175 446.913 399.729 280.241 50,98 33.269 4,01 -47.184 -10,56 Thu lãi 540.763 817.679 848.217 439.013 391.388 276.916 51,21 30.538 3,73 -47.625 -10,85 Thu dịch vụ 8.902 12.227 14.958 7.900 8.341 3.325 37,35 2.731 22,34 441 5,58 2. Thu khác 25.031 18.540 12.677 36.492 7.146 -6.491 -25,93 -5.863 -31,62 -29.346 -80,42 B. Chi phí 520.190 743.171 816.416 455.412 345.162 222.981 42,87 73.245 9,86 -110.250 -24,21 1. Chi HĐKD 444.968 656.881 656.947 365.884 299.069 211.913 47,62 66 0,01 -66.815 -18,26 2. Chi nghiệp vụ 75.213 86.284 159.459 51.323 46.091 11.071 14,72 73.175 84,81 -5.232 -10,19 3. Chi khác 9 6 10 38.205 2 -3 -33,33 4 66,67 -38.203 -99,99 C. Lợi nhuận 54.506 105.275 54.436 27.993 61.713 50.769 93,14 -50.839 -48,29 33.720 120,46

Về doanh thu:

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 6 tháng năm 2013, doanh thu của Agribank tăng đều qua các năm. Năm 2011 có thể coi là năm có nhiều khó khăn với những biến động của thị trường, nhưng nguồn thu từ hoạt động tín

dụng vẫn tăng và ổn định, tăng 50,98% so với năm 2010. Có thể lý giải điều này là do năm 2011 Ngân hàng đã áp dụng những biện pháp như đa dạng hóa

các hình thức cho vay, chính sách cho vay phù hợp, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế cụ thể là cho vay các doanh nghiệp có uy tín, mức xin vay cao,

các hộ kinh doanh cá thể, … Sang năm 2012, doanh thu chỉ tăng nhẹ lên 3,23% so với năm 2011. Nguyên nhân của tốc độ tăng doanh thu giai đoạn năm 2011 – 2012 là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn,

thêm vào đó trong giai đoạn này có nhiều Ngân hàng mới được thành lập,

…đã làm thị trường ngành Ngân hàng càng trở nên khốc liệt hơn. Tuy nhiên, doanh thu của Ngân hàng vẫn tăng là do Cần Thơ là một tỉnh thành thuộc

miền tây, người dân nơi đây chủ yếu vẫn là các hộ nông dân, mà nông dân vẫn

là khách hàng trung thành của Agribank nên tình hình doanh thu vẫn ổn định.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng áp dụng các chính sách lãi suất phù hợp, nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cầu vốn cho khách hàng trên địa bàn và đa dạng

hóa các loại hình dịch vụ. Và không thể không nhắc đến đội ngũ cán bộ, công

nhân viên với trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình và có trách nhiệm đã hoàn thành tốt công tác thu những khoản nợ rủi ro, góp phần làm tăng doanh thu

của Ngân hàng. Nhưng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ là 15,83%. Có thể nói sự suy giảm này là điều

tất yếu, vì trong giai đoạn này Ngân hàng nhà nước đã áp dụng chính sách áp trần lãi suất, Ngân hàng chỉ còn cạnh tranh với nhau bằng các dịch vụ hậu mãi và các chính sách khuyến mãi. Mặc dù Ngân hàng cũng đã áp dụng các chính

sách trên, nhưng so với các Ngân hàng tư nhân thì không mạnh bằng, vì thế đã xảy ra sự suy giảm tốc độtăng trưởng.

Mặt khác, một điểm nổi bật trong doanh thu của Ngân hàng đó là sự tăng

cao từ nguồn thu từ dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh thẻ. Năm 2011 tăng 3.325 triệu đồng, tương đương 37,35% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 2.731

triệu đồng, tương đương 22,34%. Lý do tăng là sau khi đạt được mục tiêu tăng trưởng về hoạt động tín dụng, Ngân hàng bắt đầu tập trung vào hoạt động

ngoài tín dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân, cụ thể là Ngân hàng mở

thêm dịch vụ ATM cho các công nhân viên trên địa bàn nhằm mục đích

chuyển lương, dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, …Việc tăng các khoản thu

từ dịch vụ không những hạn chế được nhiều rủi ro hơn so với nguồn thu từ

Về chi phí:

Cùng với tốc độ tăng trưởng tăng cao của doanh thu thì Ngân hàng cũng đã phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Tổng chi phí của Ngân hàng đều tăng qua các năm, với mức tăng trong cả giá trị và tốc độ. Cụ thể là

năm 2011, tổng chi phí đã tăng thêm 222.981 triệu đồng, tương đương với

42,87%. Lý giải cho tình trạng chi phí tăng cao này là do năm 2011 tỷ lệ lạm

phát rất cao (18,13%), dẫn đến các Ngân hàng phải đối mặt với các chính sách

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng thẻ atm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)