Khai thác các yếu tố thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 121)

3.3.2.1. Yếu tố bản thân cán bộ quản lý nữ

Nhằm phát huy hiệu lực các giải pháp nêu trên, theo đó để đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nữ ở các trường THCS huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, theo tác giả cần chú trọng đến yếu tố bên trong đó là yếu tố bản thân của người CBQL nữ. Trước tiên, đội ngũ CBQL nữ không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về công tác quản lý trường học, nâng cao trình độ về mọi mặt để có nền tảng kiến thức vững chắc. Bên cạnh đó, CBQL nữ cần phải trang bị kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các công việc ngoài xã hội và hội nhập quốc tế. Có như vậy, tâm lý tự ti, mặc cảm của đội ngũ CBQL nữ chắc chắn sẽ được khắc phục và thay vào đó là tính năng động, sáng tạo, nhạy bén, tinh tế, mềm mại, khéo léo mới được thể hiện rõ nét hơn. Điều này, sẽ càng khẳng định vị thế, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội và quan trọng là họ càng tự tin đứng ngang hàng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, kể cả lĩnh vực giáo dục.

3.3.2.2. Các yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố mang ý nghĩa chủ quan như đã nêu, để thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo đạt hiệu quả và có tính khả thi cao thì cần phải khai thác triệt để các yếu tố bên ngoài. Đó là sự quan tâm chỉ đạo về lĩnh vực giáo dục của Thành ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, quản lý của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, sự quan tâm phối hợp giữa các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện, các xã – thị trấn với ngành giáo dục huyện nhà, chi bộ, Ban Giám hiệu các trường THCS, cuối cùng là sự đồng thuận, sự gắn kết chặt chẽ giữa các trường THCS, gia đình và toàn xã hội cùng chung tay nâng cao chất lượng dạy – học ở bậc học này. Có như vậy, mới đòi hỏi từng CBQL giáo dục, nhất là CBQL nữ tự tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nữ ở các trường Trung học cơ sở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 121)