Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 27)

1.2.3.1. Chất lượng

Để hiểu khái niệm chất lượng một cách đầy đủ và đúng đắn, trước hết cần tìm hiểu về khái niệm “chất lượng”. “Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:

- Theo Juran - một Giáo sư người Mỹ: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”. Theo Giáo sư Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”. Hay theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa: “Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”. Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.

- Theo từ điển tiếng Việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật” [53,tr.144]. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế, theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”.

Hay định nghĩa chất lượng là “phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời khỏi sự vật, sự vật trong khi vẫn là bản thân nó thì sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng” [27,tr.419]. Từ định nghĩa, khái niệm về chất lượng, chúng ta thấy rằng cốt lõi của chất lượng là phẩm chất, giá trị, thuộc tính… và những cái này luôn gắn liền với số lượng.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau như: có quan điểm cho rằng, chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia hoặc chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng; chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có. Chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau: chất lượng là sự xuất sắc, là sự hoàn hảo, là sự phù hợp mục tiêu, là sự đánh giá với đồng tiền bỏ ra, là sự chuyển đổi về chất. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan

điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

Chất lượng giáo dục là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà nước hoặc xã hội. Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục.

1.2.3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ

Trong đời sống xã hội, để đánh giá một vấn đề, một sự vật nào đó có chất lượng hay không, thì chúng ta phải so sánh, đối chiếu với những tiêu chí, tiêu chuẩn đã được xây dựng để đánh giá chất lượng của vấn đề hay sự vật đó. Do vậy, chất lượng đội ngũ CBQL là chỉ tiêu để tổng hợp, đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng quản lý của tập thể trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL nữ là những phẩm chất và năng lực cần có mà đội ngũ đó cần có để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khỏe, thể chất và tâm trí. Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là thể hiện được một cách thành thục và chắc chắn một hay một dạng hoạt động nào đó.

Vì thế để đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL nữ ở các trường THCS một cách đầy đủ, chính xác. Thiết nghĩ, cần phải dựa trên các tiêu chí đã xây dựng để xem xét như: phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng xã hội…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w