Đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 92)

3.2.2.1. Mục tiêu của giáo dục

Căn cứ kết quả đánh giá thi đua hàng năm của đội ngũ CBQLGD, nhất là đội ngũ CBQL nữ ở bậc THCS để làm tiêu chí đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý của họ; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo 100% đội ngũ CBQL nữ bậc THCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng lực quản lý, điều hành theo chức trách được giao; phấn đấu đến năm 2015 hiệu suất đào tạo bậc THCS đạt tỷ lệ 85% trở lên. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp về đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành, Thứ nhất, cần đề xuất và thực hiện tốt hệ thống chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ như có chính sách hỗ trợ CBQL nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Thứ hai, phát huy vai trò hoạt động của các đoàn thể nhà trường như chi bộ, công đoàn, chi đoàn, Đội TNTP. Thứ ba, cần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV, CBQL nhà trường để thu hút những người giỏi, những người có tâm, có tầm vào đội ngũ CBQL kế cận. Thứ tư, xây dựng các phương thức để mời gọi các thành phần kinh tế, các nhà giáo tâm huyết tham gia thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục – đào tạo huyện nhà, đồng thời vận động nhân dân quan tâm chăm

lo, hỗ trợ cho CBQLGD và GV gặp khó khăn trong cuộc sống, để họ an tâm tập trung cho nhiệm vụ giáo dục, tích cực rèn luyện về mọi mặt, giữ gìn uy tín danh dự của nhà giáo theo chủ trương của ngành giáo dục. Thứ năm, phong trào thi đua Hai tốt tiếp tục được đẩy mạnh theo tinh thần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học tập của trò.

- Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện mạnh dạn đề xuất một số chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBQL, GV gặp khó khăn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện; hỗ trợ chế độ đối với GV dạy giáo dục công dân, pháp luật và giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc tiếp tục vận động CB, GV cùng tham gia đóng góp Quỹ tương trợ ngành. Đồng thời, ngành giáo dục cần mạnh dạn đề xuất những chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài như hệ số lương của giáo dục phải cao hơn các ngành nghề khác, có những chế độ khác ngoài phụ cấp thâm niên 1%/năm, phụ cấp đứng lớp 35% (CBQL phải đứng lớp giảng dạy mới được hưởng), phụ cấp độc hại của ngành, điều kiện về chỗ ở cho đội ngũ giáo viên, CBQL công tác lâu năm hay giảng dạy xa nhà…

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo từ phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đến các trường THCS thông qua thực hiện các chương trình quản lý PMIS, EMIS, quản lý thời khóa biểu giảng dạy 2 buổi/ngày và điểm số học sinh qua chương trình phần mềm tin học, xây dựng trang thông tin điện tử (website) của nhà trường qua đó đảm bảo tiếp nhận, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, giảm tối đa thời gian hội họp, phụ huynh học sinh cũng biết được tình hình hoạt động của nhà trường. Đây cũng là một hình thức truyền thông, quảng bá về thương hiệu nhà trường.

- Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, Ban Giám hiệu nhà trường cần chú trọng về môi trường làm việc như trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học cho đội ngũ giáo viên qua đó sẽ thuận lợi cho đội ngũ CBQL khi quản lý về mặt chuyên môn, đảm bảo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên làm tốt công tác giảng dạy của mình. Ngành giáo dục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, chú trọng tạo các mối liên hệ gắn kết với các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để chăm lo học bổng, hỗ trợ kịp thời cho HS, đội ngũ GV, CBQL khi gặp khó khăn trong cuộc sống, để họ an tâm tập trung cho nhiệm vụ giáo dục, tích cực rèn luyện về mọi mặt, giữ gìn uy tín danh dự của nhà giáo theo chủ trương của ngành giáo dục qua đó giúp họ toàn tâm cống hiến năng lực cho ngành.

- Trong điều hành, quản lý nhà trường, hiệu trưởng cần quan tâm đến những chế độ, chính sách đặc thù đối với giáo viên nữ như trường hợp đang mang thai, nghỉ hộ sản, con dưới 12 tháng tuổi được ưu tiên về phân công chuyên môn, phân công công tác, thời khóa biểu giảng dạy, bố trí lớp giảng dạy phù hợp,… Riêng đối với đội ngũ giáo viên nữ, CBQL cần quan tâm đặc biệt về việc phân công số lớp giảng dạy, chế độ cũng như những ngày lễ tết.

- Phát huy vai trò và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong trường học. Tạo điều kiện cho chủ tịch công đoàn nhà trường, Trưởng Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng các tổ bộ môn tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ liên quan công tác, nhiệm vụ của từng đoàn thể, từng bộ môn. Có như thế mới phát huy và gắn trách nhiệm của họ với đội ngũ CBQL nhà trường trong việc điều hành, lãnh đạo hoạt động chung của đơn vị.

- Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chú trọng phát huy hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Cán bộ nữ huyện, tổ chức các

chuyến tham quan, học tập dành cho đối tượng cán bộ nữ để các chị có dịp học tập, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống và trong công tác quản lý. Tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi, bàn các biện pháp phát huy và nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Chủ tịch công đoàn ngành giáo dục chỉ đạo chủ tịch công đoàn nhà trường phối hợp Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ trong năm, nhất là các ngày lễ kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tạo sân chơi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đội ngũ GV nữ, CBQL nữ được quan tâm về đời sống tinh thần sau những vất vả của công việc nhà trường và công việc gia đình. Song song, cấp ủy chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường giao chi đoàn giáo viên, Đội Thiếu niên Tiền phong của trường phối hợp Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện tổ chức các sân chơi, các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh và qua đấy sẽ phát hiện những tài năng về quản lý, điều hành và cũng là nhân tố cấp ủy chi bộ trường quan tâm đến đội ngũ CBQL kế cận.

- Thực hiện đầy đủ, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (lương, các khoản phụ cấp theo lương, chế độ làm việc, chế độ thâm niên ngành,…) và có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời, nêu những gương điển hình tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả, hiệu suất đào tạo toàn ngành giáo dục, tạo ra nguồn lực lao động thật sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ nhà giáo, CBQLGD thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết chấn chỉnh các vi phạm

đạo đức nhà giáo; phổ biến, nhân rộng các tấm gương điển hình trong học tập, lao động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và CBQL nói chung, của bậc THCS nói riêng. Không những vậy, cần đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý giáo dục từ trường đến phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục; tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ và thực hiện tốt qui chế dân chủ trong từng đơn vị trường học.

- Để đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt cần gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” cũng như tiếp tục rèn luyện xây dựng chuẩn mực phong cách nhà giáo, khắc phục có hiệu quả hiện tượng học thêm, dạy thêm trái qui định; xây dựng các tiêu chuẩn thi đua, qui trình đánh giá thi đua, chế độ khen thưởng theo hướng khuyến khích lao động, khắc phục những biểu hiện chạy theo thành tích trong thi đua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w