Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 96)

3.2.3.1. Mục tiêu của giáo dục

Để chuẩn bị nguồn nhân sự ngành giáo dục nói chung và của bậc THCS nói riêng nhằm tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020, đòi hỏi cần phải xây dựng đội ngũ CBQL, trong đó có đội ngũ CBQL nữ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và đảm bảo kinh qua thực tiễn, phải lả đảng viên Đảng CSVN. Như vậy, mục tiêu trước mắt là phải đặc biệt quan tâm công tác quy hoạch đội ngũ CBQL nữ kế cận, đảm bảo chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 phải có hiệu trưởng nữ đạt trên 60%; độ tuổi

CBQL nữ dưới 40 đạt 20%. Phấn đấu bổ nhiệm mới đủ số CBQL theo xếp hạng từng trường (loại 1, loại 2, loại 3) để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo công tác quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng nâng cao. Đảm bảo đến năm 2015, CBQL là đảng viên đạt tỷ lệ 100%, trong đó CBQL nữ là đảng viên đạt 100%; hàng năm qua rà soát kết quả quy hoạch đội ngũ CBQL kế cận, đặc biệt lưu ý việc bổ nhiệm CBQL là đảng viên.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, đã xác định một trong sáu giải pháp về đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó có “Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”. Do vậy, để đổi mới công tác tổ chức, cán bộ cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng và lựa chọn đội ngũ giáo viên từ khâu tuyển dụng đầu vào; lựa chọn những sinh viên là con em gia đình nhà giáo, sinh viên giỏi. Thứ hai, định kỳ hàng năm phải sàng lọc và bố trí lại những CBQL không còn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục, giải quyết chế độ nghỉ trước tuổi cho các CBQL chưa đạt chuẩn, năng lực quản lý yếu kém, tỷ lệ đào tạo thấp. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu. Thứ ba, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBQL để kịp thời khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ

CBQL, xây dựng đội ngũ CBQL các trường THCS đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, xây dựng đội ngũ CBQL tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành, nhất là CB nữ; đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. Thứ tư, phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ tuổi có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị. Thứ năm, thực hiện công tác quy hoạch theo phương châm “động” và “mở”, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo sự chủ động trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; quy hoạch cán bộ cần được đưa vào thực tế cuộc sống; kiên quyết khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính hình thức. Thứ sáu, chú trọng việc sử dụng và đãi ngộ đội ngũ CBQL nữ được biểu hiện qua quá trình thu hút và trọng dụng nhằm phát huy tối đa năng lực của lực lượng nữ. Thứ bảy, đảm bảo phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với CBQL đúng quy định, chú trọng khâu đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Thứ tám, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong qui hoạch.

- Căn cứ để đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, theo các nội dung cơ bản sau:

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...

Kiến thức, năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.

Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.

Sức khoẻ: bảo đảm sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.

Chiều hướng, triển vọng phát triển: khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.

Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm (không quá 6 tháng tới thời điểm xem xét) được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch; trường hợp cán bộ có vấn đề mới phát sinh thì đánh giá, kết luận bổ sung. Như vậy, tiêu chí CBQL đương nhiệm và kế cận phải đảm bảo vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đảm bảo về cơ cấu độ tuổi (nữ dưới 35 tuổi) đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Các đoàn thể nhà trường như chi bộ, công đoàn, chi đoàn khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần chú trọng tạo môi trường để đội ngũ GV nữ tham gia đồng thời quan tâm giới thiệu, tạo nguồn và giới thiệu đoàn viên, công đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho chi bộ, cho hội đồng sư phạm. Qua đó sẽ khắc phục tư tưởng an phận, tự ti và ngại phấn đấu của đội ngũ GV nữ.

- Các cấp ủy chi bộ trường học có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về CBQL từ nguồn GV giỏi, tổ trưởng các tổ bộ môn. Ðối với cán bộ nữ, đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Trong đó, có chính sách đặc thù khi quy hoạch đối với cán bộ nữ như chú trọng việc bố trí, phân công công tác để đảng viên nữ có điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.

- Việc điều động, luân chuyển phải đảm bảo đúng quy định, quy trình và phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, cấp ủy chi bộ - BGH nhà trường, Đảng ủy các xã – thị trấn về các quy trình chuẩn bị điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Cụ thể:

+ Cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường thực hiện các quy trình nhận xét, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường đối với CBQL kế cận qua năng lực công tác, mối quan hệ, kết quả chất lượng giảng dạy để đề xuất, báo cáo và đưa vào danh sách quy hoạch CBQL kế cận.

+ Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chịu trách nhiệm rà soát về các tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch, phối hợp Đảng ủy các xã – thị trấn lấy ý

kiến hiệp y về việc điều động hay bổ nhiệm nhân sự được quy hoạch (ý kiến nhận xét về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có thuộc diện cán bộ quy hoạch Đảng ủy viên của xã – thị trấn). Sau đó, phòng Giáo dục – Đào tạo tiếp tục phối hợp phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy thực hiện các quy trình lấy ý kiến, rà soát chuẩn quy định về cán bộ của huyện, về lịch sử chính trị, về chính trị hiện nay của bản thân và gia đình cán bộ được quy hoạch, ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình và xin ý kiến của Ban Thường vụ Huyện ủy.

- Quy hoạch cán bộ phải dựa vào hiện trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức của đơn vị, dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, quy hoạch cán bộ phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp ủy, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, đảm bảo sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các cơ quan, đơn vị trong ngành. Để thực hiện việc quy hoạch theo phương châm “mở” và “động” đồng thời quan tâm đến cơ cấu độ tuổi, giới tính. Như về độ tuổi, cần kết hợp nhiều độ tuổi khác nhau với tỷ lệ nhất định mang tính kế thừa giữa các thế hệ và để hỗ trợ, tạo sự phát triển bền vững, có sự bổ sung, cập nhật theo yêu cầu của một xã hội phát triển vì mỗi độ tuổi đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Những người lớn tuổi có ưu điểm là tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, chững chạc nhưng chậm tiếp thu những kiến thức mới, bảo thủ, ít sáng tạo. Đối với tuổi trẻ, có ưu điểm là nhanh nhẹn, tháo vát, tiếp thu nhanh những kiến thức mới, vận dụng và cập nhật nhanh những tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lý nhưng lại bốc đồng, thiếu bình tĩnh, thiếu mềm dẻo và nhất là chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. Do vậy, cơ cấu độ tuổi của CBQL cần theo tỷ lệ:

Độ tuổi từ 35 đến dưới 40 tuổi: 30% tổng số cán bộ cần quy hoạch. Độ tuổi từ 40 đến dưới 45 tuổi: 30% tổng số cán bộ cần quy hoạch. Độ tuổi từ 45 tuổi trở lên: 20% tổng số cán bộ cần quy hoạch.

Về giới tính: Trong mỗi trường, quy hoạch hoặc bổ nhiệm CBQL cần đảm bảo có ít nhất là 1-2 nữ. Vì vậy, mỗi trường cần quy hoạch ít nhất 2-3 nữ để khi bổ nhiệm đảm bảo có 1 nữ tham gia lãnh đạo nhà trường.

Trong quy hoạch, cần quan tâm khuyến khích, ưu tiên và bổ nhiệm những người có trình độ thạc sỹ trở lên; có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành theo chương trình của Bộ GD&ĐT; chứng chỉ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên theo quy định của Bộ Nội vụ; có chứng chỉ A tin học văn phòng, ngoại ngữ trình độ A trở lên.

- Sau khi có kết quả quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường định kỳ hàng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, đề bạt, sắp xếp luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Riêng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhất là đối với các đồng chí còn chưa đủ các tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh được quy hoạch; kế hoạch luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Kết luận số 24- KL/TW ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo; kế hoạch sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí

phù hợp, để qua công tác thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch. Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử cần căn cứ vào quy hoạch cán bộ. Khi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vào chức danh nào thì phải chọn cán bộ có trong quy hoạch của chức danh đó.

- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ như các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ để cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở đơn vị; danh sách cán bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt xác nhận đưa vào quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý được gửi cho cấp dưới để thông báo cho cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ đó biết.

- Gắn kết với công tác quy hoạch cán bộ là các khâu khác như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là quan tâm thực hiện quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo theo Quyết định số 27/QĐ-TTCP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Cần xác định việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

- Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng và đãi ngộ là hai vấn đề không thể tách rời nhau, nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại nhằm phát triển đội ngũ CBQL nữ. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết cách sử dụng người chứ không phải là người biết tất cả do vậy việc sử dụng đúng đội ngũ CBQL nữ, biết phát huy thế mạnh của họ (về trình độ chuyên môn được đào tạo), chế độ đãi ngộ

xứng đáng với năng lực, sự cống hiến của họ sẽ tạo động lực, thúc đẩy họ phát triển, nâng cao về mọi mặt và ra sức đóng góp cho nhà trường, cho ngành giáo dục huyện nhà. Và điều này đã được Bộ Chính trị xác định tại Kết luận số 86- KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, cụ thể đã nêu: “Về tiền lương: Đối với sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hưởng hệ số lương 4,4, bậc 1/8 theo ngạch chuyên viên chính và tương đương; đối với cán bộ khoa học trẻ đạt trình độ thạc sỹ hưởng hệ số lương 4,74, bậc 2/8 theo ngạch chuyên viên chính và tương đương; những người đã được tuyển dụng và được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo thạc sỹ, sau khi tốt nghiệp được hưởng hệ số lương là 4,74, bậc 2/8 theo ngạch chuyên viên chính và tương đương, cứ mỗi năm công tác trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 96)