Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 87)

đức cách mạng

3.2.1.1. Mục tiêu của giáo dục

Để nâng chất toàn diện đội ngũ CBQLGD, trong đó đối với bậc THCS phấn đấu đến năm 2015, 100% CBQL đạt trình độ trên chuẩn, 95% CBQL được bồi dưỡng hoặc có trình độ Cử nhân Quản lý giáo dục. Do yêu cầu của xã hội ngày nay đã đòi hỏi đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL nữ nói riêng ngày càng nhiều, thậm chí gây gắt và đa dạng, phức tạp hơn vì vậy đòi hỏi họ không chỉ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị mà cần phải có trình độ, tri thức về thực tiễn đa dạng và phong phú.

Phấn đấu đến năm 2015, đội ngũ CBQL bậc THCS đạt trình độ tin học là 100%, trong đó CBQL nữ đạt 100%, trình độ ngoại ngữ đạt trên 80%, trong đó CBQL nữ đạt trên 90%, đạt trình độ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoặc cử nhân quản lý giáo dục là 100%.

Đồng thời, quan tâm gắn kết giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu thực tiễn về đội ngũ CBQL (số lượng, cơ cấu), về tiêu chuẩn và công tác quy hoạch nguồn CBQL kế cận, nhất là đội ngũ CBQL nữ. Chú trọng nâng cao chất lượng nội dung chương trình và phương pháp đào tạo CBQL nhằm phù hợp với thực tiễn địa phương và trong công cuộc đổi mới đất nước.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đạo đức cách mạng của đội ngũ CBQLGD, trong đó có đội ngũ CBQL nữ, thứ nhất đòi hỏi phòng Giáo dục - Đào tạo huyện phải xây dựng kế hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo, giáo dục tại thành phố, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tập huấn nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, đảm bảo có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng CBQL các bậc học, nhất là bậc THCS trên địa bàn huyện. Thứ hai, các cấp ủy Đảng địa phương, chi bộ các trường THCS cần quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD về mọi mặt, xem đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của nhà giáo. Thứ ba, vận động CBQLGD chủ động tự học tập nâng cao nghiệp vụ quản lý; phấn đấu đến giữa năm 2015 ngành giáo dục huyện nhà không có CBQL GD yếu về nghiệp vụ quản lý. Thứ tư, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chủ động rà soát lấy phiếu tín nhiệm hàng năm để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm CBQLGD các bậc học và qua đó định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBQLGD, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng theo yêu cầu của xã hội hiện nay. Thứ năm, rà soát kỹ đối tượng và thực hiện đảm bảo đủ quy

trình về mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thứ sáu, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho CBQLGD tại địa phương.

- Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chịu trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, phòng Nội vụ huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện liên kết các cơ sở đào tạo (trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sài gòn, Trung tâm Kinh tế - Kỹ thuật huyện) mở các lớp nâng cao trình độ chuyên môn như cử nhân sư phạm, cử nhân Quản lý giáo dục, tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính, mở các lớp bồi dưỡng Tin học A, Tiếng Anh trình độ A, B, C. Trong đó, lưu ý thời gian đào tạo vào các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần, có thể mở lớp ban đêm. Chú trọng đến đối tượng là CBQL đương nhiệm, CBQL kế cận, tổ trưởng các tổ chuyên môn, chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn, giáo viên giỏi. Kinh phí được huyện hỗ trợ 100%, điều kiện tốt nghiệp phải đạt loại khá trở lên là tiêu chí để xét thi đua.

- Bác Hồ đã từng nói: học càng cao, càng phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì mới tận trung với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn. Học không phải để làm quan, để “ngồi mát ăn bát vàng”, đè đầu cưỡi cổ nhân dân lao động. Nhất quán với nội dung tư tưởng này, cấp ủy chi bộ cần quan tâm rèn luyện về đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị cho đội ngũ CB,GV,CNV thông qua việc tổ chức các lớp học Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục. Đảng ủy 12 xã – thị trấn, chi bộ phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, cấp ủy chi bộ trường học thường xuyên quán triệt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục chính trị tư tưởng và nhất là những quan điểm chung của ngành đến từng CBQL để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ này.

- Định kỳ hàng năm, căn cứ kế hoạch và thông báo chiêu sinh của Ban Tổ chức Huyện ủy về việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, Đảng ủy các xã - thị trấn, cấp ủy chi bộ trường học rà soát danh sách CBQL nữ đương nhiệm, CBQL kế cận để lập danh sách và đề cử học nâng cao. Bên cạnh đó, cấp ủy chi bộ trường, Ban Giám hiệu trường cần tạo mọi điều kiện để các đối tượng nêu trên tham gia học, trong đó ưu tiên đối tượng nữ được tham gia học trước. Sắp xếp thời khóa biểu và phân công điều hành quản lý tại trường thật khoa học, phù hợp và tạo mọi điều kiện tốt nhất để CBQL nữ được học nâng cao. Để đảm bảo cho nhu cầu học tập của mỗi cá nhân, đòi hỏi người CBQL giáo dục, nhất là CBQL nữ cần căn cứ chuẩn hiệu trưởng tự đánh giá để xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân qua đó CBQL tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp. Mặt khác, cần mạnh dạn đưa đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ kế cận tham gia các lớp đào tạo để sẵn sàng, tạo nguồn thay thế số cán bộ về hưu hoặc luân chuyển công tác. Đồng thời cần tăng cường nguồn kinh phí và có chế độ chính sách hợp lý cho đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà trường.

- Hội đồng Đào tạo huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện quan tâm tạo mọi điều kiện về kinh phí, cấp nhanh, kịp thời để đội ngũ CBQL tự học nâng cao thông qua việc hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, 50% kinh phí học bồi dưỡng nghiệp vụ tin học, tiếng Anh, trường hợp nghỉ bỏ học khi chưa tốt nghiệp thì phải bồi hoàn lại kinh phí được hỗ trợ. Đối với phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, Ban Giám hiệu nhà trường cần đưa nội dung tự học nâng cao vào tiêu chí xét thi đua hàng năm, xem đây là nội dung khuyến khích để tạo điều kiện CBQL nói chung và đội ngũ GV an tâm về tinh thần khi nỗ lực phấn đấu học nâng cao, đồng thời

nhà trường căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ để quan tâm có những chế độ đãi ngộ như hỗ trợ kinh phí 2-3 triệu đồng/năm để CBQL, GV mua sách vở, nhiên liệu khi tham dự học, phân công số tiết giảng dạy ít hơn số tiết qui định.

- Việc rà soát lấy phiếu tín nhiệm hàng năm để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm CBQLGD các bậc học; phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chủ động có văn bản hướng dẫn cụ thể và xây dựng kế hoạch kiểm tra cấp ủy, Ban Giám hiệu các trường THCS thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn và quy định để từ đó định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBQLGD, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Đối với trường hợp CBQL kết quả đánh giá luôn ở mức hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện cần mạnh dạn đề xuất miễn nhiệm và điều động phân công nhận nhiệm vụ khác để ngành giáo dục huyện nhà không có CBQLGD yếu về nghiệp vụ quản lý.

- Căn cứ danh sách đề xuất và kết quả quy hoạch đội ngũ CBQL kế cận, nhất là CBQL nữ, định kỳ tháng 8 hàng năm phòng Giáo dục - Đào tạo huyện giao cho Trung tâm Bồi dưỡng giáo dục huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có kế hoạch liên kết phối hợp với các trường để đào tạo đảm bảo đạt chuẩn, trên chuẩn đối với đội ngũ CBQL. Đồng thời chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường THCS cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhà trường để phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành giáo dục huyện ngang tầm với các quận nội thành.

Song song việc bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ thì đội ngũ CBQL nữ cũng cần bồi dưỡng, trang bị thêm các kiến thức khác như: hiểu biết

về phong tục tập quán của địa phương nơi nhà trường trú đóng; đặc điểm về địa lý, về dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện; bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng ...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 87)