Quan tâm tính đặc thù của cán bộ quản lý nữ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 109)

Kế thừa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, ngày nay phụ nữ Việt Nam hiện đại vừa phát triển những đức tính tốt đẹp ấy vừa bổ sung những nét đẹp mới, đó là tính năng động, cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn nại, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm, bao dung, nhân hậu, dịu dàng, tinh tế, khéo léo, tình cảm thấm đượm tình người và biết vượt qua khó khăn, trở ngại để từng bước khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Đấy được xem là những yếu tố tạo nên những nét riêng của đội ngũ CBQL nữ trong hiện tại và tương lai. Mặc dù, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều quan tâm đến đội ngũ CBQL nữ. Thế nhưng số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL nữ trong các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội không nhiều, chỉ tập trung nhiều ở ngành y tế, giáo dục, nhưng nhìn chung chức vụ càng cao thì lại rất ít cán bộ lãnh đạo nữ.

3.2.5.1. Mục tiêu của giáo dục

Đảm bảo các cấp ủy chi bộ trường học phát huy bình đẳng giới, quyền bình đẳng giữa đội ngũ CBQL nam – nữ; đảm bảo mọi quyền lợi về chính trị, quyền lợi về kinh tế, quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, đảm bảo mọi quyền lợi của phụ nữ, CBQL nữ trong gia đình, nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trước mắt phải tăng cường công tác tuyên truyền, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về bình đẳng giới trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong toàn cán bộ, giáo viên và nhân dân về tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tâm lý giao việc cho nữ thường nhẹ nhàng, họ chưa tin tưởng vào năng lực của giới nữ nên chưa tạo môi trường để CBQL nữ phát huy hết năng lực của bản thân. Thứ

hai, quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Vì gia đình là tế bào của xã hội, mà người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Thứ ba, xây dựng hệ thống chính sách cơ bản nhằm phát triển gia đình Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH theo tiêu chí ”no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Có chính sách phát triển hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo; nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cho các bà mẹ. Thứ tư, nghiên cứu và thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình ”no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ năm, xây dựng môi trường xã hội, môi trường làm việc tốt để xóa bỏ tâm lý, tư tưởng lạc hậu, thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nữ. Thứ sáu, chăm sóc sức khỏe với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nữ.

- Công cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của toàn xã hội, nhưng trước hết phải là sự nghiệp của bản thân phụ nữ. V.I.Lênin đã từng chỉ ra rằng: “Phụ nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ tự nhận thức được vị trí, vai trò của mình và có quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy; việc giải phóng lao động phụ nữ phải là việc của bản thân phụ nữ”. Do những định kiến cũ về người phụ nữ nên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung, CBQL nữ nói riêng trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL nữ cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về công tác quản lý trường học, nâng cao trình độ về mọi mặt để có nền tảng kiến thức vững chắc, từ đó cán bộ nữ sẽ tự tin, chủ động trong giải quyết mọi vấn đề. Song song đó, vấn đề hạnh phúc của gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội

ngũ này. Khi gia đình êm ấm và kinh tế gia đình ổn định sẽ tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho đội ngũ CBQL nữ có thời gian học tập, nâng cao trình độ và phấn đấu tốt nhất cho sự phát triển của xã hội.

- Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đội ngũ GV nữ và đội ngũ CBQL nữ như định kỳ hàng năm căn cứ theo Nghị quyết của Hội nghị công nhân viên chức nhà trường, trong đó có nội dung đăng ký cho CB, GV, CNV nhà trường khám sức khỏe định kỳ thì cần chú trọng nội dung về sức khỏe sinh sản cho đội ngũ GV nữ, CBQL nữ.

- Nhằm giảm bớt gánh nặng về con cái cho đội ngũ CBQL nữ, Ủy ban nhân dân huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền các xã – thị trấn, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện cần có đủ mạng lưới các trường mầm non, tiểu học đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc trẻ ở độ tuổi này, đặc biệt là quan tâm mở trường dạy 2 buổi/ngày để họ yên tâm gửi con, tập trung cao độ cho hiệu quả công việc quản lý. Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ gia đình (giúp việc) mang tính chuyên nghiệp để giúp cho đội ngũ này có thời gian tập trung công việc chuyên môn và phát triển sự nghiệp.

- Thực tế hiện nay, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và nghỉ hưu của nữ theo qui định của Nhà nước luôn sớm hơn nam 5 năm. Như vậy, nữ giới luôn phải chấp nhận thiệt thòi hơn nam 10 năm nên muốn được tín nhiệm, đề bạt là CBQL thì đòi hỏi họ không ngừng học tập nâng cao trình độ cao, vượt qua bao khó khăn vất vả để đạt được học hàm, học vị, công danh sự nghiệp, địa vị cao trong xã hội. Thực tế, vẫn không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ bị mất rất nhiều thứ, trong đó có gia đình nên họ không muốn đánh đổi điều thiêng liêng đó, dẫn đến hiện tượng càng lên cao tỷ lệ nữ giới càng giảm như trên

là một tất yếu xảy ra trong xã hội hiện nay. Đấy chính là do những quy định về tuổi mang tính chất bất bình đẳng giới này đã làm hạn chế khả năng vươn lên và cống hiến của đội ngũ CBQL nữ. Và nếu có học thức cao thì cũng khó được đánh giá, sử dụng như nam giới. Do vậy, hệ thống văn bản luật cần nghiên cứu lại độ tuổi nghỉ hưu hoặc cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thay đổi cách nhìn và tạo mọi điều kiện để phụ nữ được phấn đấu.

- Tình trạng bất bình đẳng giới thể hiện rất rõ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như trong lớp học bạn gái làm lớp trưởng thì các bạn trai không phục hoặc coi thường, thậm chí trong các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có tình huống cũng thể hiện rất rõ việc này như khi ông bố gọi ““Bin, Na ơi ra giúp mẹ dọn nhà” hoặc các cháu bé luôn mang tư tưởng chủ nhà là cha chứ không phải là mẹ… Tất cả những điều đó cứ ngấm ngầm ăn sâu vào trong tiềm thức của con trẻ và buộc nó phải cảm nhận cái gì của đàn ông là có giá trị và uy quyền trong gia đình và ngoài xã hội. Tất yếu những điều đó sẽ theo con người suốt cả cuộc đời và nó lại được lưu truyền. Như vậy, định kiến về tư tưởng bình đẳng giới còn lệ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền, phương pháp giáo dục, nhận thức của mỗi con người, nhất là của cán bộ lãnh đạo các cấp.

- Như phân tích ở phần thực trạng (chương 2), đội ngũ CBQL nữ có những đặc tính ưu điểm so với CBQL nam song chính vì những đặc tính ấy làm cho họ có những hạn chế, khó khăn nhất định trong xử lý công việc, giải quyết các vấn đề trong công tác điều hành, quản lý tại nhà trường, do vậy Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện cần quan tâm bố trí cán bộ đảm bảo cân bằng giới tính trong đội ngũ CBQL tại trường, có các chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nhất là tạo môi trường làm việc thuận lợi để người

CBQL nữ phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế, khuyết điểm về giới của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ ở các trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w