Quá trình hình thành và phát triển sàn giao dịch giao sau càphê Việt

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 53)

Với vị thế là thủ phủ của Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có sản lượng cà phê và một số hàng hóa nông sản khác đứng đầu của cả nước, riêng cà phê sản lượng của Đắk Lắk chiếm khoảng 50% tổng sản lượng của cả nước. Năm 2004, nhận thấy vai trò quan trọng của thị trường cà phê UBND tỉnh Đăk Lak đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008 Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Đến ngày 11/12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - sàn giao dịch nông sản đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào hoạt động, với hai chức năng giao dịch là mua bán giao ngay và mua bán giao sau theo kỳ hạn. Việc mua bán được đặt lệnh và nhận lệnh, khớp lệnh tương tự như giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)

Hoạt động ban đầu của sàn giao dịch chỉ tập trung vào các giao dịch giao ngay, cho đến ngày 15/03/2011 Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) chính thức đưa vào giao dịch sản phẩm cà phê giao sau (tập quán của người kinh doanh cà phê thường gọi là giao dịch cà phê kỳ hạn) đến tất cả các nhà kinh doanh cà phê, các nhà đầu tư tài chính trên cả nước. Do vậy, sàn giao dịch giao sau vẫn trong giai đoạn chuẩn bị vận hành và là dịch vụ mới nên cần có thời gian để hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả, dự kiến khoảng 2-3 năm nữa

Việc BCEC cung cấp thêm giao dịch giao sau cà phê làm đa dạng sự lựa chọn cho những người kinh doanh cà phê Việt Nam. Một sàn giao dịch nội địa với những với những quy tắc và luật lệ dễ hiểu và phù hợp với tập quán kinh doanh của Việt Nam ra đời, người kinh doanh cà phê có thể bảo hiểm các hợp đồng mua bán trước sự biến động của giá cả và đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư một kênh kinh doanh mới – kinh doanh hàng hóa nông sản – phù hợp với sự hội nhập tài chính của Việt Nam với thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)