Nhóm giải pháp đối với các chủ thể khác

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 89)

b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC

3.4.1 Nhóm giải pháp đối với các chủ thể khác

* Nhà nước, chính phủ:

- Xây dựng và phát triển sàn giao dịch giao sau cà phê và sở giao dịch hàng hóa

Chính phủ sớm thúc đẩy và hoàn thiện cơ chế hoạt động của sàn giao dịch giao sau cà phê tại Buôn Ma Thuột và Sở giao dịch hàng hóa trong đó có cà phê. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của sàn giao dịch giao sau cà phê và hoạt động mua bán cà phê thông qua sở giao dịch hàng hóa đảm bảo những nguyên tắc mà Nhà Nước xây dựng hệ thống pháp luật và thẻ chế quản lý, điều tiết vĩ mô, hoàn chỉnh môi trường pháp lý; tuy nhiên giao quyền tự chủ cho các sàn quản lý hoạt động mua bán theo những qui tắc của sàn, đồng thời thực hiện tự do trong kinh doanh, đảm bảo công bằng cạnh tranh, đề cao bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho cấp quản lý, điều hành sàn giao dịch giao sau nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý về sàn giao dịch giao sau

Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho cấp quản lý, điều hành sàn giao dịch, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tiếp cận, học hỏi và trao đổi phương pháp kỹ thuật công nghệ nghiên cứu tiên tiến tại các trung tâm giao dịch cà phê quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế gần tương đồng với nước ta như Trung Quốc, Thái Lan…

- Công bố công khai, chính xác các điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô

Một điểm nổi bật trong những đề xuất nhằm phát triển thị trường giao sau cà phê Việt Nam, dù việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá của hợp đồng giao sau cà phê hay rủi ro kinh doanh trên thị trường giao sau tại Việt Nam cho thấy sự tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường giao sau cà phê của Việt Nam, tuy nhiên những nhân tố này đều liên quan đến góc độ vĩ mô, quản lý của chính phủ, Nhà nước hay các bộ ngành liên quan, do đó trong giới hạn của bản thân tác giả khó

có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế rủi ro hay sự ảnh hưởng của những nhân tố này. Do vậy, thiết nghĩ khi ban hành những chính sách hay sự điều chỉnh vĩ mô nào kiến nghị các ban ngành cấp lãnh đạo, quản lý có thể chú ý quan tâm đến sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường giao sau cà phê nói riêng.

* Hiệp hội ngành hàng

VICOFA cần chủ động thể hiện vai trò chủ đạo trong ngành cà phê và có những biện pháp định hướng cụ thể chi tiết hóa nhằm phát triển thị trường giao sau cà phê

Hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam- VICOFA được thành lập vào tháng 4/1990 có chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao năng lực cạnh tranh, phối hợp xây dựng qui hoạch ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch- chế biến – bảo quản đến người trồng cà phê, là trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế cũng phần nào góp phần tích vào hỗ trợ các thành phần tham gia xuất khẩu cà phê. Từ khi thành lập năm 1990 đến nay, Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam đã thực hiện khá tốt vai trò là cầu nối giữa Nhà nước và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê thành viên. Những dự báo, cảnh báo của Hiệp Hội về thị trường về sản xuất kinh doanh về những thuận lợi khó khăn trong từng thời kỳ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời việc tăng, giảm qui mô sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, kiểm tra chất lượng hàng hóa cảnh báo kịp thời những biến động của thị trường trong và ngoài nước. Hiệp hội cũng tích cực giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp cận với thị trường nước ngoài bằng việc tổ chức các hội nghị quốc tế quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế. Mục tiêu của hiệp hội trong thời gian tới là tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nâng cao mạng lưới cung cấp thông tin, tiếp tục tổ chức các hội thảo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, vai trò của VICOFA cũng còn khá mờ nhạt trong việc định hướng thị trường cà phê phát triển, thiết nghĩ VICOFA cần đưa ra những biện pháp, định hướng, đường lối cụ thể chi tiết hóa nhằm phát triển thị trường cà phê Việt Nam nói chung và khuyến khích nhiều thành phần kinh tế sử dụng các phương pháp kinh

doanh mới sau một thời gian thử nghiệm. Ngoài ra, VICOFA cần chủ động và thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong việc tập hợp và liên kết các thành phần tham gia trong ngành cà phê để có thể tập hợp nguồn hàng đủ lớn trong thời gian sớm nhất và chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn giao dịch trên sàn giao dịch giao sau

* Ngân hàng

Tăng cường sự tham gia của ngân hàng vào thị trường

Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam với tiềm năng về vốn còn hạn chế, đo đó nếu có sự tham gia vào thị trường giao sau cà phê thì thị trường sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vai trò tài trợ nhằm phục vụ cho sản xuất, trồng trọt thu mua cà phê ngắn hạn hoặc tài trợ cho các dự án dài hạn góp phần tăng được lượng cà phê trên thị trường và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực tài chính. Ngoài ra, với vai trò đầu tư, môi giới, bảo hiểm …cho hợp đồng giao sau cà phê sẽ tăng tính thanh khoản và hỗ trợ cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn vì ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế- tài chính giúp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh, đầu tư và bảo hiểm rủi ro

Điểm nổi bật khác, sự tham gia của ngân hàng vào thị trường càng nhiều càng giúp cho thị trường giao sau cà phê có sự kết hợp với các thị trường tiền tệ khác, đồng thời thu hút mạnh lượng khách hàng tham gia vào thị trường doanh nghiệp lẫn cá nhân, trong nước lẫn nước ngoài bởi sự đảm bảo của hệ thống tài chính lớn.

* Doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tự rèn luyện và nâng cao năng lực của bản thân

Doanh nghiệp Việt Nam đa số ở quy mô nhỏ và vừa nên không có đủ năng lực tài chính để tiếp cận và sử dụng các sản phẩm phái sinh. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng hợp đồng giao sau thường trông chờ vào việc kiếm lãi mua vào chờ giá lên bán ra, chờ giá xuống mua vào như vậy rất rủi ro mà không xem đó như một công cụ phòng chống rủi ro, thiếu tỉnh táo cân đối khả năng tài chính khi giao dịch vì những dự đoán của các doanh nghiệp nhỏ lẻ non yếu chưa chắc đã phù hợp với các nhà đầu cơ vốn lớn có vị thế mạnh trên thị trường

Để tham gia giao dịch và đầu tư trên sàn giao dịch giao sau cà phê doanh nghiệp phải đạt một năng lực nhất định, từ năng lực kinh tế, tài chính, đến năng lực kinh doanh và cả năng lực pháp lý. Do vậy, doanh nghiệp cần tự rèn luyện, trao dồi tự nâng cao năng lực của bản thân không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn giao dịch của sàn mà còn hạn chế rủi ro với các doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự đồng thuận trong nội bộ, vì đa số các giao dịch giao sau đều các giao dịch khối lượng lớn, có tính phức tạp cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu thật kỹ càng để có thể nắm được tính chất diễn biến của các sản phẩm trên sàn giao dịch giao sau trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần có sự chấp thuận của ban lãnh đạo cao cấp nhất của doanh nghiệp, thường là hội đồng quản trị khi quyết định sử dụng sản phẩm trên thị trường giao sau và có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp.

Đồng thời, mọi chủ thể kinh tế từ doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị ủy thác xuất khẩu thu mua, hợp tác xã, hộ nông dân cần tăng cường và chủ động liên kết, hợp tác với ngân hàng, tổ chức khác để hiểu thêm các tình hình và xu hướng biến động của các yếu tố trên thị trường (lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa...), có kế hoạch cũng như bán hàng hợp lý, xác định thời điểm sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro để mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí tài chính. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp lâu năm phát triển ngành cà phê như Mỹ, Braxin, Colombia…

Trên đây là một số giải pháp mang tính vỹ mô. Đó là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần sự nổ lực của các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không phải là của các chủ thể

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)