b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường càphê ở Việt Nam
2.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀPHÊ GIAO SAU TẠI VIỆT NAM
2.2.1.2. Các sàn giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam
So với các loại hình giao dịch khác, lựa chọn thực hiện đầu tư theo hợp đồng giao sau sẽ mang lại ưu thế vượt trội là người ta có thể bán cà phê trong tương lai theo mức giá hiện tại- mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý, bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định. Do đó, từ lâu (năm 2004) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch London (LIFFE) thông qua 3 nhà môi giới là Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng BIDV, công ty cồ phân môi giới thương mại châu Á. Khi doanh nghiệp quyết định giá mua hoặc giá bán, doanh nghiệp sẽ gọi điện đến nhà
môi giới, nhà môi giới sẽ đẩy lệnh lên sàn giao dịch LIFFE. Từ chỗ chỉ có một doanh nghiệp tham gia LIFFE là Inexim Đak Lak, hiện có 33 doanh nghiệp giao dịch trên LIFFE, trong đó có 11 doanh nghiệp Nhà nước, 22 doanh nghiệp tư nhân, và hàng trăm tài khoản cá nhân. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Daklak, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Tổng số lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức 350.000 tấn cà phê nhân. Chính đây là một động thái mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm quen với phương thức mua bán quốc theo hợp đồng giao sau như một công cụ phòng tránh rủi ro và xác định giá cà phê trên thị trường thế giới và đã mang lại những hiệu quả thấy rõ trong việc kinh doanh cà phê.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty, ngân hàng nhận thấy tiềm năng phát triển lĩnh vực đầu tư cà phê giao sau, do vậy nhiều hình thức liên kết với các sàn giao dịch cà phê giao sau quốc tế sàn LIFFE, NYBOT, SICOM... được thiết lập và phát triển rộn ràng hơn như Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển, Techcombank, Công Ty Cổ Phần Môi Giới Thương Mại Châu Á ATP, Ngân Hàng Hàng Hải, Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín…với tư cách là thành viên môi giới cung cấp đầy đủ cho các giao dịch công cụ phái sinh.
Bên cạnh sàn giao dịch cà phê thế giới đã tồn tại lâu đời, các sàn giao dịch cà phê mới tại Việt Nam cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Vào ngày 15/03/2011 Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đã giới thiệu sàn giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn đầu tiên tại Việt Nam và vào 8/04/2011, có thêm Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) gia nhập vào các đơn vị tổ chức giao dịch mặt hàng cà phê...
Mặc dù, hiện Việt Nam có nhiều sàn giao dịch hàng hóa trong đó có giao dịch mặt hàng cà phê, nhưng chỉ có Trung Tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là sàn giao dịch cà phê mang đúng bản chất của giao dịch hàng hóa- cà phê là vừa giao dịch cà phê thực vừa giao dịch cà phê giấy. Hơn nữa, với định hướng khi thành lập Trung
Tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột – BCEC là sàn giao dịch cà phê của Việt Nam. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tác giả xin phép dùng Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột kỳ hạn là sàn giao dịch giao sau cà phê Việt Nam
2.2.1.2. Sàn giao dịch giao sau cà phê củaViệt Nam
a. Quá trình hình thành và phát triển sàn giao dịch giao sau cà phê Việt Nam
Với vị thế là thủ phủ của Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có sản lượng cà phê và một số hàng hóa nông sản khác đứng đầu của cả nước, riêng cà phê sản lượng của Đắk Lắk chiếm khoảng 50% tổng sản lượng của cả nước. Năm 2004, nhận thấy vai trò quan trọng của thị trường cà phê UBND tỉnh Đăk Lak đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008 Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Đến ngày 11/12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - sàn giao dịch nông sản đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào hoạt động, với hai chức năng giao dịch là mua bán giao ngay và mua bán giao sau theo kỳ hạn. Việc mua bán được đặt lệnh và nhận lệnh, khớp lệnh tương tự như giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.
Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)
Hoạt động ban đầu của sàn giao dịch chỉ tập trung vào các giao dịch giao ngay, cho đến ngày 15/03/2011 Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) chính thức đưa vào giao dịch sản phẩm cà phê giao sau (tập quán của người kinh doanh cà phê thường gọi là giao dịch cà phê kỳ hạn) đến tất cả các nhà kinh doanh cà phê, các nhà đầu tư tài chính trên cả nước. Do vậy, sàn giao dịch giao sau vẫn trong giai đoạn chuẩn bị vận hành và là dịch vụ mới nên cần có thời gian để hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả, dự kiến khoảng 2-3 năm nữa
Việc BCEC cung cấp thêm giao dịch giao sau cà phê làm đa dạng sự lựa chọn cho những người kinh doanh cà phê Việt Nam. Một sàn giao dịch nội địa với những với những quy tắc và luật lệ dễ hiểu và phù hợp với tập quán kinh doanh của Việt Nam ra đời, người kinh doanh cà phê có thể bảo hiểm các hợp đồng mua bán trước sự biến động của giá cả và đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư một kênh kinh doanh mới – kinh doanh hàng hóa nông sản – phù hợp với sự hội nhập tài chính của Việt Nam với thế giới.
b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC
Mô hình hoạt động của BCEC về cơ bản cũng giống như các nước. Đối với phương thức giao dịch giao sau, hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước và có thể thanh lý trước ngày giao hàng. Hình thức giao dịch tương tự giao dịch chứng khoán là khớp lệnh và ký quỹ, tuy nhiên vẫn cho phép thực hiện giao dịch theo phương thức thỏa thuận với khối lượng hợp đồng là 4 lô (20 tấn). Quy cách hợp đồng giao sau quy định đối tượng giao dịch là cà phê Robusta loại R2B- loại phổ biến nhất trong thị trường trong nước (các loại khác có tiêu chuẩn cao hơn như R1B, R2A và R2C thì khi thanh toán theo giá hợp đồng của R2B cộng với chênh lệch), khối lượng hợp đồng 5 tấn với giới hạn biên độ biến động giá trong ngày là ±4% so với giá tham chiếu; khối lượng giao dịch theo hình thức khớp lệnh tới thiểu 1 lô (tương đương 5 tấn) khối lượng giao nhận tối thiểu là 4 lô (20 tấn); chất lượng cà phê chia làm 5 loại theo tiêu chuẩn được Cafecontrol giám định... Cách thức giao dịch: Techcombank là ngân hàng uỷ thác thanh toán, thực hiện lưu ký chứng thư hàng gửi kho, thanh toán, hạch toán tài khoản tiền và hàng đối ứng giữa bên bán và bên mua; đồng thời cung ứng các dịch vụ về tài chính, tín dụng cho thành viên và nông dân có hàng gửi kho... Công ty cổ phần Thái Hoà Buôn Ma Thuột nhận ký gửi, bảo quản, cất trữ cà phê sau khi đã chế biến thành cà phê nhân thành phẩm đủ tiêu chuẩn. Công ty giám định hàng hoá Cafecontrol kiểm định chất lượng, xác định phẩm cấp cà phê làm cơ sở để BCEC cấp chứng thư hàng gửi kho
cho người gửi hàng. Với chứng thư này, nông dân có thể dùng để đảm bảo vay vốn ở Techcombank, ngân hàng sẽ cho vay tới 70% giá trị lô hàng.
Trong giao dịch kỳ hạn chỉ cho phép 2 loại thành viên giao dịch đó là thành viên kinh doanh và thành viên môi giới (trên BCEC có 3 thành viên: kinh doanh, môi giới, đăng ký bán áp dụng cho giao dịch giao ngay). Hiện đã có 21 thành viên kinh doanh là các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, xuất khẩu càphê. Để được công nhận là thành viên kinh doanh, doanh nghiệp có vốn điều lệ tối thiểu 75 tỉ đồng. Giám đốc có bằng đại học trở lên và có kinh nghiệm tối thiểu ba năm trong lĩnh vực: sản xuất, mua bán cà phê, mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, tài chính, ngân hàng. Có ba thành viên môi giới là công ty Môi giới hàng hoá Việt Nam (VNCB), công ty TNHH Anh Minh và công ty cổ phần Môi giới Việt. Còn thành viên đăng ký bán, hầu hết là nông dân, hoặc các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác muốn giao dịch cà phê kỳ hạn thì họ phải thông qua các thành viên môi giới, trở thành khách hàng của thành viên môi giới.
Tuy nhiên, sàn giao dịch giao sau cà phê Việt Nam cũng có những khác biệt về qui cách hoạt động so với các sàn giao dịch cà phê quốc tế phù hợp với thực tế Việt Nam, có thể kể đến những điểm nổi bật như: ngày giao hàng BCEC có thể giao hàng tất cả ngày trong năm trong khi sàn LIFFE chỉ giao tháng 1,3,5,7,9,11, qui mô hợp đồng và bước nhảy nhỏ hơn, biên độ giá dao động bị khống chế, đối tượng giao dịch giới hạn...trong đó có một điểm đặc biệt hơn là Ngân hàng Nhà nước quy định việc giao dịch loại hợp đồng giao sau phải được thực hiện qua các Ngân hàng đồng thời sàn hoạt động trên cơ sở giao hàng thực nhằm tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị thường hàng hóa để đầu cơ. Đã vậy, khoảng cách bước nhảy giá giữa giá cà phê giao sau Việt Nam và thế giới quá cao. Giá của sàn giao dịch giao sau do người mua và bán đặt theo nguyên tắc khớp lệnh nhưng biên độ dao động giá kỳ hạn giới hạn 4% tương đương 50 đồng/kg tức 50.000 đồng/tấn, trong khi đó giá giao sau thế giới lại không có giới hạn, như vậy nếu thị trường cà phê thế giới có vấn đề như mất mùa thiên tai thì giá thế giới trong 1 đêm có thể biến
động mạnh trong khi giá trong nước chỉ cho phép xê dịch ở 4% so với giá tham chiếu, điều này giá trong nước không theo sát và kịp giá thế giới khi khoảng cách chênh lệch lớn
2.2.2 Rủi ro kinh doanh trên thị trường cà phê giao sau tại Việt Nam
Mặc dù, ý thức được việc sử dụng hợp đồng giao sau là công cụ hỗ trợ người trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê trong việc quản trị rủi ro về giá và đảm bảo đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hợp đồng giao sau thực sự là một biện pháp hữu hiệu. Điều này đã được kiểm chứng bằng sự phát triển cực kì mạnh mẽ của các thị trường giao sau trên thế giới, với trăm giao dịch trị giá hàng ngàn USD trong một ngày, tuy nhiên để tham gia kinh doanh trên thị trường biến động liên tục này và hàm chứa khá nhiều rủi ro thì việc nhận định tầm quan trọng của các loại rủi ro tác động đến thị trường giao sau cà phê là việc hữu ích và cần thiết
Vì rủi ro có rất nhiều, do đó để một nhà đầu tư có thể kiểm soát và phòng ngừa tốt nhất được rủi ro. Cần biết loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Do đó, cần phải tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro tác động đến thị trường cà phê giao sau, vì vậy để đo lường rủi ro một cách khách quan cần phải thu thập ý kiến của nhiều người theo khía cạnh: mức độ ảnh hưởng và tần suất xuất hiện rủi ro. Trên cơ sở đó, trong luận văn này, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế trên 100 nhà đầu tư trong lĩnh vực này để tìm hiểu và thu thập ý kiến cho sự phát triển TTGS cà phê ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát chủ yếu là những người có độ tuổi từ 25-35 trong tuổi lao động chiếm 82,9%, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính và cà phê, thu nhập trung bình 11.000.000 đồng, những người này đều có khả năng và tiềm năng thực hiện đầu tư trên thị trường cà phê giao sau, có nền kiến thức cơ bản về tài chính và kinh nghiệm giao dịch chứng khoán có thể xác định được những loại rủi ro xảy ra trên thị trường cà phê giao sau (xem phụ lục 10)
- Chấm thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ thường xuyên xảy ra rủi ro tăng dần: rất khó xảy ra, hiếm khi, thỉnh thoảng, có thể xảy ra, thường xuyên
- Chấm thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ ảnh hưởng của rủi ro tăng dần: không đáng kể, ít, nhiều, nghiêm trọng, thảm khốc
Bảng 2.4 Điểm đo lường mức độ thường xuyên xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro
(nguồn: từ kết quả khảo sát của tác giả)
Dựa vào bảng khảo sát thực tế của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và lý thuyết về ma trận rủi ro từ bài giảng Quản trị rủi ro của trường Đại học North Carlina State TS. Geohff Benson, có thể tổng quát mức độ ảnh hưởng và tần suất xuất hiện của từng loại rủi ro nhằm xác định loại rủi ro nào là rủi ro cao, trung bình thấp. RR tỷ giá RR lãi suất RR tín dụng RR thanh khoản RR pháp lý RR môi trường tự nhiên RR giá cà phê thay đổi RR chính trị N Valid 76 76 76 76 76 76 76 76 Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 Mức độ ảnh hưởng (mean) 3.68 3.49 3.22 3.21 3.21 3.53 3.53 3.08 Tần suất (mean) 3.92 3.53 2.59 2.67 2.01 3.74 4.12 1.39
Hình 2.4: Ma trận rủi ro trong kinh doanh thị trường cà phê giao sau
Như vậy, với kết quả khảo sát nguồn từ kết quả khảo sát của tác giả thể hiện ở điểm đo lường mức độ thường xuyên xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì 4 loại rủi ro: rủi ro tỷ giá (A1), rủi ro lãi suất (A2), rủi ro do môi trường tự nhiên (A6), rủi ro giá cà phê thay đổi (A7) thuộc loại rủi ro cao có mức độ ảnh hưởng khá và tiệm cận gần như chắc chắn xảy ra. Do vậy, khi tham gia thực hiện đầu tư trên thị trường cà phê giao sau, nhà đầu tư dành nhiều sự quan tâm đến 4 loại rủi ro này nhằm bảo vệ rủi ro
- Rủi ro tỷ giá (A1) được xếp ở mức độ rủi ro cao nhất khi có tới 35,5% số người khảo sát cho là rất quan trọng, có 23/76 chiếm 30,3% trả lời là rủi ro tỷ giá khá ảnh hưởng, như vậy gộp chung mức độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá 85,5% có ảnh hưởng đến thị trường giao sau, và tần suất xuất hiện thường xuyên là 36,8%, 21% đều cho là rủi ro có thể xảy ra và thỉnh thoảng. Thực tế cũng cho thấy một sự thay đổi về tỷ giá sẽ làm xáo trộn nhiều thành phần kinh tế đặc biệt các nhà đầu tư, điều này sẽ làm thay đổi luồng vốn vào và ra của thị trường.
- Rủi ro lãi suất (A2) : cũng nằm trong rủi ro cao theo nhận định chung trong khảo sát có 25/76 người chiếm 32,9% chọn ảnh hưởng khá, 20/76 người chiếm 26,3% chọn ảnh hướng lớn, như vậy tổng số những người cho rằng rủi ro lãi suất có ảnh
Rủi ro cao Rủi ro trung bình Rủi ro thấp Rất ảnh hưởng Gần như chắc chắn A4 A3 A6 A5 A1 A2 A7 A8 Không ảnh hưởng Hiếm khi
hưởng khi tham gia đầu tư trên thị trường cà phê giao sau là 84,2%. Trong khi đó, tần suất xuất hiện loại rủi ro này từ thỉnh thoảng, có thể xảy ra, thường xuyên tương ứng là 36,8% ,19,7%, 26,3%
- Rủi ro giá cà phê (A7): mặc dù đầu tư trên thị trường cà phê giao sau là kinh