Thời tiết, thiên tai, chính trị

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 33)

Dù các nhân tố ảnh hưởng trên không phải là cơ bản và lâu dài nhưng nó có khả năng gây ảnh hưởng đột biến đến giá hàng hóa. Bởi các sản phẩm giao dịch trên thị

trường hàng hóa giao sau chủ yếu là hàng hóa nông sản trong đócà phê, do đó

việc trồng trọt và sản xuất phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, thiên tai...

Những vấn đề bất ổn về chính trị, chiến tranh ở các nước có nền kinh tế lớn hay nước có sản xuất tiêu thụ loại hàng hóa giao dịch trên thị trường giao sau hàng hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả hợp đồng giao sau.

1.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ 1.2.1 Thị trường giao dịch cà phê 1.2.1 Thị trường giao dịch cà phê

1.2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển thị trường cà phê ở Việt Nam a. Tác dụng của cà phê đối với cuộc sống con người a. Tác dụng của cà phê đối với cuộc sống con người

Trong cà phê có chứa hoạt chất caffeine một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Nó có tác dụng chủ yếu kích thích hoạt động trí não, ngoài ra còn có một số tác dụng tích cực như chữa bệnh làm tiêu mỡ, giảm nguy cơ mắc bệnh hen, chữa dị ứng, giảm cân, tăng sức mạnh cơ bắp…Có thể nói cà phê là nguyên tố không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải cà phê đều có lợi mà nó cũng có tác hại như caffeine là chất gây nghiện, dùng liều lượng cao gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay…dù vậy, chỉ là vấn đề nếu biết khống chế liều lượng thì cà phê mang lại nhiều cái lợi hiệu quả hơn cho cuộc sống hiện đại.

b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường cà phê ở Việt Nam

Cây cà phê được đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1857 và được trồng từ năm 1988. Vì vậy, ngành cà phê Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước khác như Indonesia (1699) và Columbia (1723)... Việc sản xuất cà phê ở Việt Nam thực sự phát triển bùng nổ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX khi Nhà nước thực hiện chính sách tự do hóa thị trường đầu vào nông nghiệp, tập trung thâm canh cà phê và

chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất cà phê. Năm 1956 diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam so với mức trung bình của thế giới lần lượt là 0.2%, 40% và 0.1%. Sau 50 năm phát triển, năm 2006 những con số này đã tăng lên tương ứng là 4.6%, 240% và 11%

Trong năm 1975, toàn bộ diện tích gieo trồng cà phê tại Việt Nam chỉ khoảng 20.000 ha với mức sản lượng hàng năm là 5.000 tấn. Sau một thập kỷ, năm 1990, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ: diện tích gieo trồng tăng gấp 25 lần, sản lượng hàng năm tăng 150 lần, năng suất trung bình tăng 6 lần. Năm 1994, 1995 sản lượng cà phê của Brazil giảm đột ngột do ảnh hưởng của sương muối làm giá cà phê trên thị trường thế giới tăng đột biến từ 903 USD/tấn lên 1873 USD/tấn (1994) và 2411 USD/tấn (1995). Đây cũng là thời kỳ diện tích trồng cà phê ở Việt Nam tăng rất nhanh. Sau một thời gian phát triển tự phát, đến năm 2009, diện tích gieo trồng cà phê có phần chững lại chỉ tăng 1.1%, sản lượng cũng giảm 0.99% so với năm 2008. Hiện nay tổng diện tích gieo trồng cà phê của Việt Nam khoảng 521.000 ha, trong đó cà phê Robusta chiếm 95% tổng diện tích gieo trồng với sản lượng khoảng 700.000 tấn.

Hai loại cà phê chính được trồng ở Việt Nam là: cà phê Robusta và cà phê Arabica, trong đó cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Robusta. Cây cà phê Robusta phát triển tốt trên đất đỏ bazan nên chủ yếu được trồng ở vùng Tây Nguyên và Đồng Nai. Trong khi đó, cây cà phê Arabica chỉ chiếm 5% diện tích (26.500 ha) và chủ yếu được trồng ở miền Trung và vùng núi phía Bắc, sản lượng hàng năm ước đạt 18.000 tấn.

1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên- kinh tế để phát triển loại hình kinh doanh cà phê

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm, do đó rất thích hợp sự phát triển của cây cà phê. Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt, miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên chiếm 72% diện tích của cả nước, sản lượng cũng đạt 92% sản lượng cả nước. Miền

Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica, trồng tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Vì thế Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát triển cả 2 chủng loại cà phê là Robusca và Arabica

Ngoài ra, điều kiện đất đai ở Việt Nam cũng rất thuận lợi trồng và phát triển cây cà phê. Có khoảng 10.5 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 1/3 diện tích cả nước) trong đó tổng diện tích đất trồng được cà phê trong cả nước là 2.368.765 ha, có những loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan trải dài từ cao nguyên Trung bộ đến Đông Nam Bộ rất thích hợp cho trồng cà phê với diện tích 1.084.660 ha chiếm 46%.Với những điều kiện tự nhiên như thế, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt năng suất cà phê cao trên thế giới và chính những yếu tố này đem lại cho cà phê Việt Nam những hương vị đặc trưng riêng và độc đáo riêng.

Hơn nữa, ngoài những ưu đãi về điều kiện khí hậu Việt Nam còn có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê khả năng cạnh tranh cao. So với các nước khác, năng suất cà phê của Việt Nam đạt mức cao nhất trên thế giới: năm 2004, năng suất cà phê trung bình của Việt Nam là 1.6 tấn/ha so với từ 0.3-0.35 tấn/ha ở Brazil, Indonexia và khoảng 0.8 tấn/ha ở Ấn Độ.

1.2.1.3 Vai trò của ngành cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam Nam

Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2000-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam luôn chiếm hơn 50% tổng thu nhập quốc gia và có khuynh hướng ngày càng tăng. Nếu năm 2000, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ so với GDP là 55.03% thì đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 78.21%, trong năm 2010 tỷ lệ này đạt 70.8 % vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đi cùng việc đẩy mạnh và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu nông sản, nhất là gạo, thủy sản, cà phê… vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất

khẩu, trong đó cà phê là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Ngành cà phê ở Việt Nam là một trong những ngành hàng nông sản mới so với các ngành lúa gạo, cao su, chè nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1990, nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14% sản lượng cà phê thế giới) và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê robusta. Cà phê đã trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với sản lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỉ đô la Mỹ/năm, đứng thứ 2 sau gạo trong nhóm hàng nông sản.

Bảng 1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2009, 2010 (đvt:

tỷ USD)

Sản phẩm Năm 2009 Năm 2010

Dệt may 5.02 11.2

Dầu thô 3.703 4.9

Đá, kim loại quý 2.617 2.8

Giày dép 2.459 5.1 Thủy sản 2.172 4.9 Gạo 1.976 3.2 Điện tử, máy tính 1.369 3.6 Gỗ và sản phẩm gỗ 1.32 3.4 Cà phê 1.189 1.8

( Nguồn : niên giám thống kê 2010, tổng cục thống kê Việt Nam)

1.2.2 Thị trường giao sau cà phê

1.2.2.1 Điều kiện phát triển thị trường giao sau cà phê

Cà phê là một trong những hàng hóa nông sản quan trọng trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển khi chiếm 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước này.

Bảng 1.3: Mười nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới niên vụ 2008/2009

(đvt: nghìn bao, bao = 60kg)

Quốc gia Sản lượng Tỷ lệ

Braxin 45.992 37% Việt Nam 18.500 14% Colombia 9.350 7,5% Indonexia 8.664 6,9% Mexico 4.650 3,7% Ấn Độ 4.372 3,5% Ethiopia 4.350 3,5% Peru 3.872 3,1% Guatemala 3.785 3,0% Uganda 3.200 2,6%

(Nguồn: ICO- Tổ chức cà phê quốc tế)

Như vậy, tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam và Colombia nhiều hơn so với tất cả các nước khác cộng lại. Theo thống kê của Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế (ICO) trong những niên vụ gần đây lượng cung cà phê từ 3 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới chiếm trên 60% tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế, như thế sản lượng của 3 nước này có tính chất chi phối và dẫn dắt thị trường sản xuất cà phê thế giới. Trong khoảng thời gian từ 2004-2011 sản lượng cà phê thế giới dao động xung quanh ngưỡng 120 triệu bao, trong đó phần

đóng góp chủ yếu vẫn là Brazil và Việt Nam. Trong niên vụ 2010/2011 theo ICO,

sản lượng cà phê toàn cầu 133 triệu bao tăng 10,3 % so với niên vụ trước do mùa bội thu ở Brazil chiếm trên 40% tổng sản lượng

Hình 2.1: Sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm (đvt: triệu bao)

(Nguồn : ICO - Tổ chức cà phê quốc tế )

Cà phê chủ yếu được sản xuất chủ yếu ở các nước Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á nhưng lại được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Nước tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới là Mỹ, sau đó là Đức, Nhật Bản, Pháp và Italia,…bởi thế theo Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA), các nước phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là nơi tiêu thụ tới gần 60% sản lượng cà phê thế giới. Mỗi năm thế giới chi trên 10 tỷ USD để tiêu thụ gần 6 triệu tấn cà phê trong đó 2/3 là cà phê Arabica và 1/3 là cà phê Robusta. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và đã đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Mặc dù, khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra nhưng gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình. Tình hình tiêu thụ vẫn khá ổn định do đây là một nhu yếu phẩm hàng ngày và chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng và cà phê vẫn là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua.

Với tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới cho thấy việc phát triển thị trường giao sau cà phê là việc hết sức cần thiết. Phát triển công cụ phái sinh phòng chống rủi ro, đa dạng danh mục đầu tư và điều chỉnh khi thị trường biến động được

áp dụng rộng rãi trên thế giới khi mà thị trường tài chính ngày càng phát triển. Việc phát triển thị trường giao sau cà phê không chỉ để làm phong phú thêm thể chế thị trường và hoàn thiện thị trường tài chính mà còn giúp phát triển thị trường cà phê.

1.2.2.2 Đặc điểm của thị trường giao sau cà phê

* Thị trường giao sau cà phê không chỉ là thị trường giao dịch các hợp đồng giao sau cà phê mà còn cung cấp công cụ tài chính để bảo vệ cà phê, và cũng là một trong những công cụ đầu tư trong ngành tài chính.

Hợp đồng giao sau cà phê được lập tại sàn giao dịch giao sau cà phê qua các trung tâm môi giới. Các giao dịch hợp đồng giao sau chịu sự quản lý của Sàn giao dịch theo những nguyên tắc và quy định nhất định. Mọi giao dịch dù bằng hệ thống điện tử hay đấu thầu trực tiếp đều phải được thực hiện tại Sàn. HĐGS được giao dịch theo phương thức đấu giá khớp lệnh, theo đó Sàn sẽ đứng ra làm trung gian để kết hợp các nhu cầu mua và bán lại với nhau. Do đó, khi tham gia HĐGS thì các bên chỉ cần biết là họ đang giao dịch cùng Sàn mà không cần quan tâm đến đối tác của mình là ai, các rủi ro về đối tác giao dịch được triệt tiêu hoàn toàn

Giao dịch giao sau là giao dịch được khớp lệnh tại thời điểm mua- bán nhưng giao hàng được thực hiện vào tháng giao hàng theo từng kỳ hạn qui định. Để duy trì trạng thái hợp đồng, thành viên tham gia thực hiện ký quỹ, trạng thái hợp đồng được đánh giá hàng ngày theo giá của thị trường, thành viên có thể tất toán hợp đồng chốt lời hoặc cắt lỗ bằng giao dịch đối ứng, nếu thành viên muốn giao hàng đến tháng giao hàng có thể đăng ký giao nhận theo qui trình.

* Chủ thể tham gia thị trường giao sau cà phê: ngoài người mua, người bán là đối tượng chủ yếu của thị trường, còn các thành viên khác đảm nhiệm các chức năng khác nhau trên sàn giao dịch giao sau cà phê:

- Trung tâm thanh toán bù trừ ( clearing house - CH): thực hiện cân đối bù trừ tài khoản của các nhà đầu tư và còn có thể là cầu nối yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận tại kho hoặc nơi do sàn chỉ định

- Công ty thanh lý, các nhà môi giới là trung gian của thị trường giúp xác định tư cách tham gia thị trường của nhà đầu tư, giúp họ giao dịch bằng cách nhận lệnh của và đem đấu giá trên sàn

* Cách thức giao dịch của sàn giao dịch giao sau

(mô tả mô hình giao dịch trên sàn giao sau đính kèm phụ lục 7)

1.2.2.3 Tầm quan trọng phát triển thị trường cà phê giao sau

- Cung cấp thêm công cụ tài chính để các doanh nghiệp sản xuất, thương mại bảo hiểm những rủi ro biến động giá. Tầm quan trọng quản lý rủi ro sự biến động giá trong kinh doanh cà phê của thị trường phái sinh cà phê là rất rõ nét.

Ví dụ: một người trồng cà phê sẽ thu hoạch cà phê của mình trong 3 tháng nữa, nhưng lo sợ giá cà phê sẽ đi xuống tại thời điểm thu hoach. Người đó có thể bảo hiểm rủi ro biến động giá bằng cách sử dụng hợp đồng bán giao sau cà phê 3 tháng trên các Sở giao dịch hàng hóa và yên tâm tập trung vào sản xuất để nâng cao sản lượng thu hoạch.

Đồng thời, các hợp đồng phái sinh hàng hóa, ví dụ hợp đồng kỳ hạn cà phê cũng sẽ là một kênh đầu tư mới cho nhà đầu tư Việt Nam trong các năm sắp tới bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống như thị trường chứng khoán, bất động sản.

- Tạo thêm một kênh tham chiếu giá cho các hoạt động mua bán trên thị trường truyền thống từ giá khớp lệnh trên sàn, từ đó dần xóa bỏ hiện tượng ép giá đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê

- Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh trong nước xác lập tại sàn giao dịch cà phê, điều này sẽ làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động giá cả bên ngoài và rủi ro tỷ giá. Việc sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch. Vì hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch với các sàn hàng hóa nước ngoài bằng ngoại tệ, dễ bị rủi ro khi biến động tỷ giá. Hơn nữa, vì

giao dịch bằng tiền đồng và ngôn ngữ của hệ thống đặt lệnh mua, lệnh bán là tiếng Việt nên nhà đầu tư, bà con nông dân dễ hiểu, dễ giao dịch.

- Là nơi để người mua và người bán gặp nhau, gắn kết các nhu cầu mua bán với nhau một cách công bằng, an toàn với chi phí thấp nhất. Thông qua cơ chế cung cầu này, thị trường sẽ có cơ sở để xác định một mức giá tham chiếu cho các hoạt động mua bán

- Cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)