Sự cần thiết sử dụng và phát triển thị trường giao sau càphê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 41)

b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường càphê ở Việt Nam

1.2.3 Sự cần thiết sử dụng và phát triển thị trường giao sau càphê ở Việt Nam

Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua, điều này đã khẳng định được lợi thế so sánh trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam và ngày càng chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Năm 2007 lần đầu tiên cà phê đã vượt qua gạo trở thành nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, số một về xuất khẩu cà phê Robusta, cà phê Việt Nam đã được xuất sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, qui trình sản xuất cà phê của Việt Nam chủ yếu theo kiểu truyền thống chưa bắt kịp nhu cầu của thị trường khi sản xuất tự phát, qui mô nhỏ, manh mún và rủi ro thiên tai, tiêu chuẩn chưa thống nhất dẫn đến chất lượng không đồng đều. Hơn nữa, dù là nước trồng cà phê nhiều nhưng thu nhập từ sản lượng cà phê của Việt Nam không cao, đã vậy nông dân trồng cà phê còn gặp

nhiều rủi ro trong việc mua bán giao ngay truyền thống. Do vậy, việc sử dụng thêm các công cụ phái sinh cho mặt hàng cà phê là thực sự cần thiết, bởi một số lý do sau: - Sản phẩm phái sinh cho mặt hàng cà phê là sản phẩm phòng ngừa rủi ro

- Sản phẩm phái sinh đa dạng hình thức kinh doanh, tạo điều kiện phát triển thêm thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam

- Sản phẩm phái sinh gia tăng thu nhập cho các đối tượng tham gia. - Nâng cao năng lực cạnh tranh cho thị trường cà phê Việt Nam

- Góp phần tạo hình ảnh, thương hiệu cho ngành cà phê, mở rộng mối quan hệ kinh tế

1.2.3.2 Sự cần thiết tồn tại sàn giao dịch hàng hóa giao sau việc phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam trường giao sau cà phê tại Việt Nam

Thứ nhất, giao dịch cà phê giao sau thì người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng một thời hạn dài hàng tháng. Hành vi thương mại này mở đường cho sản xuất, định hướng và tạo điều kiện cho nhà sản xuất tính toán triển khai kế hoạch sản xuất. Đặc biệt, đối với các sản phẩm nông sản với những hợp đồng đã ký sẽ khiến người bán - nông dân - vừa không lo đầu ra cho sản phẩm, lại vừa tính toán được khả năng giá cả, nhu cầu của vụ tới. Điều này sẽ làm giảm tối đa những câu chuyện buồn được mùa mất giá, mất mùa được giá như hiện nay.

Thứ hai, không chỉ có lợi cho người sản xuất mà cũng có lợi cho người mua - doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu ký được hợp đồng thì cũng đã dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của mình, tránh hiện tượng “trồng trọt và sản xuất theo phong trào” hoặc điệp khúc “được mùa thì mất giá, được giá thì không có sản phẩm để bán”. Trong các hợp đồng giao sau, hàng hóa đều được quy chuẩn về khối lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói theo chuẩn mực của sàn và cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên khả năng chuyển nhượng và thực hiện các giao dịch tiếp về hàng hóa trong các hợp đồng đó là rất thuận lợi, ngay cả trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, làm tăng khả năng vay vốn của người sản xuất. Đương nhiên khi đã có hợp đồng mua bán, người sản xuất hoặc doanh nghiệp có thể lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng một cách thuận lợi.

Thứ tư, Nhà nước sẽ thông qua sàn để quản lý có hiệu quả qua thông tin công khai, minh bạch về hoạt động của sàn giao dịch, có số liệu thống kê tin cậy để có thể dự báo kinh tế chính xác hơn, giúp cho các nhà quản lý chính sách vĩ mô của chính phủ có cái nhìn tổng quát về tổng cung/ tổng cầu. Từ đó, chỉ đạo điều hành và điều tiết kinh tế chính xác hơn.

Thứ năm và là quan trọng nhất, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm một công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả của hàng hóa và tạo điều kiện để tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế. Điều này sẽ rất có lợi cho Việt Nam vì lâu nay do không có một sàn giao dịch đúng nghĩa và liên thông với sàn quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của chúng ta luôn phải bán dưới giá bình quân của thế giới, trong đó giá cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp hơn hàng trăm USD/tấn so với giá của thị trường Luân Đôn vì giá xuất khẩu tham chiếu treo giá niêm yết trên LIFFE – London hoặc NYBOT – New York mà phải trừ lùi. Do vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cà phê niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế thì sự tồn tại sàn giao dịch cà phê nội địa, như BCEC, sẽ tạo mức giá tham khảo cho các sản phẩm cà phê Việt Nam trong thị trường nội địa, và từ đó nhà xuất khẩu sẽ lấy giá tham khảo cho các hoạt động mua bán quốc tế.

Kêt luận chương 1

Chương 1 đã nêu khái quát về ngành cà phê tại Việt Nam và những khái niệm, đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa giao sau như việc hình thành, các hợp đồng kinh doanh và vai trò của thị trường hàng hóa giao sau

Điểm quan trọng của chương 1 là việc trình bày vai trò của thị trường hàng hóa giao sau, sự khác biệt của thị trường giao sau với các thị trường khác, các nhân tố ảnh

hưởng giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau. Từ đó, chúng ta đánh giá được tầm quan trọng của sự tồn tại và phát triển thị trường cà phê giao sau trong việc phát triển kinh tế và từ những nguyên tắc cơ bản, kinh nghiệm của các nước chúng ta vận dụng vào để phát triển thị trường cà phê giao sau

Phần tiếp theo của luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích đánh giá hoạt động thực tiễn của thị trường cà phê giao sau tại Việt Nam để có thể thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ này trong thời gian tới.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO

SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM.

2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ VIỆT NAM 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam

Xét về cung, Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hơn 95% sản lượng hạt cà phê giá rẻ và chỉ có khoảng 2-3% sản lượng cà phê Arabica. Cây cà phê chủ yếu được trồng ở Tây nguyên, trong đó Đăk Lak có thể được coi là “ thủ phủ” cà phê khi chiếm đến 60% sản lượng cà phê cả nước trong niên vụ 2008/2009, kế tiếp là Lâm Đồng 24% và Gia Lai là 10%

Hình 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê cả nước niên vụ 2008/2009

t ỷ t r ọ n g sả n l ư ợ n g c à ph ê c ủ a c ả n ư ớ c Dak Lak, 60% Lâm Đồng, 24% Gia Lai, 10% Các địa phương khác, 6% Dak Lak Lâm Đồng Gia Lai Các địa phương khác

(Nguồn: trích từ niên giám thống kê 2008 và ước 2009 của Đak Lak, Lâm Đồng, Gia Lai và do tác giả tự tổng hộp)

Nhìn chung sản lượng cà phê tại Việt Nam là tăng đều qua các năm và giữ mức ổn định suốt 5 năm qua dao động khoảng từ 17,5-19,5 triệu bao/ năm, riêng 2008 do mưa lớn và sương giá nên sản lượng đã giảm đáng kể đạt khoảng 18,33 triệu bao loại 60kg giảm 13,9% so với 2007. Dù khí hậu không mấy thuận lợi nhưng năm 2009 sản lượng tăng trưởng 7,3% đạt mức 19,67 triệu tấn, nhưng đến năm 2010 vì mưa trái mùa và thời kỳ khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê xuống còn 17,37 triệu bao. Dù hiện nay diện tích cây trồng đã già cỗi tăng và cần được thay mới niên vụ 2011/2012 con số này có tới 25% nhưng VICOFA dự báo lạc quan về sản lượng sẽ đạt trên 20 triệu bao vì sản lượng niên vụ 2010/2011 đã đạt đến 22

triệu bao. Dù vậy, triển vọng sản xuất cà phê tại Việt Nam vẫn rất tiềm năng về trung hạn nên BMI- Công ty giám sát doanh nghiệp quốc tế đã đưa ra mức dự báo sản lượng sẽ đạt 22,61 triệu bao trong năm 2014

Hình 2.2: Sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam (đvt: triệu bao)

- 10,000 20,000 30,000 sản lượng 14,500 13,666 19,500 18,333 19,670 17,366 18,251 19,673 21,093 22,611 tiêu thụ 618 687 858 900 1,064 1,101 1,189 1,292 1,420 1,556 2005 2006 2007 2008 2009 2010** 2011** 2012** 2013** 2014**

(Ghi chú: **: dự báo; Nguồn: USDA, Vicofa, BMI)

Xét về cầu, dù sức tiêu thụ trong những năm gần đây tăng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong sản lượng cà phê nước ta như năm 2009 sức tiêu thụ nội địa chỉ đạt hơn 5% sản lượng cà phê của cả nước. Theo số liệu cập nhật từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ cà phê Việt Nam tăng qua các năm bằng những con số khá ấn tượng như năm 2009 tăng 18,2%/ năm tương đương 1,06 triệu bao, cao hơn dự báo trước đó của BMI là 921.000 bao. Thu nhập ngày càng tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển các cửa hàng cà phê kiểu phương Tây ở các khu vực trung tâm thành phố sẽ tác động tích cực đến sức tiêu thụ Việt Nam. Mặt khác, để giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, các biện pháp thiết thực từ chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành nhằm thúc đẩy thói quen uống cà phê của người dân trong nước đã tạo tín hiệu lạc quan cho tình hình tiêu thụ cà phê nội địa, theo đó Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước lên 10-15% sản lượng cà

phê quốc gia. Do đó, BMI đưa ra mức dự báo tốc độ tiêu thụ sẽ tăng lên 46.2% tương đương 1,56 triệu bao trong năm 2014.

2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam:

Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đứng thứ tư do giá xuất khẩu của nước ta còn thấp so với giá cà phê thế giới

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Năm Khối lượng xuất khẩu (Tấn)

Kim ngạch xuất khẩu (USD) 2004 976.000 576.087.000 2005 912.000 634.230.000 2006 980.000 976.919.000 2007 1.229.000 1.800.457.000 2008 1.056.000 1.950.000.000 2009 1.180.000 1.730.000.000 2010 1.217.868 1.851.000.000 6 tháng/2011 913.000 1.930.000.000

(Nguồn: Vicofa – hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)

Trong những năm 2004-2010, cà phê Việt Nam có mức tăng đột biến về sản lượng và trị giá xuất khẩu. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 980 ngàn tấn cà phê, giá trị xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD, có mức tăng đột biến so với các năm trước. Trong năm 2007, sản lượng vượt mức 1 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD, vượt qua trị giá gạo xuất khẩu tạo hơn 13% tổng thu nhập. Tuy tốc độ tăng trưởng có suy giảm vào năm 2008 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đến năm 2009, xuất khẩu cà phê có dấu hiệu bắt đầu hồi phục. Năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng

nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008. Mặc dù, năm 2010 đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng sản lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh tăng 2,9% về lượng lên mức 1.217 triệu tấn, 6,98% về trị giá với mức kim ngạch 1,8 tỷ USD so với năm 2009, chiếm 2,56% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Mặt khác, trong những tháng đầu năm 2011, đỉnh giá lịch sử từ 1994 được lập lại đã làm cho thị trường cà phê “ nóng”, do đó dự đoán năm 2011 sẽ là năm “ bội thu” của nông dân Việt Nam nếu tình hình cung cà phê vẫn duy trì tăng đều đặn, xuất khẩu 6 tháng năm 2011 đạt 913 nghìn tấn cà phê đạt 1,93 tỷ USD tăng 38,6% về lượng và gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm trước và nhiều khả năng xuất khẩu cà phê năm nay sẽ vượt hơn con số dự báo.

Bảng 2.2 Dự báo ngành cà phê Việt Nam trong năm 2011 Thời điểm Khối lượng (tấn) (r=12.5%) kim ngạch (USD) (r= 14.4%) Tháng 1 * 145.304 282.794.437 Tháng 2* 144.275 303.146.498 Tháng 3 * 160.569 365.007.403 Tháng 4* 126.187 302.130.631 Tháng 5 ** 102.311 246.241.220 Tháng 6 ** 106.895 254.020.770 Tháng 7 ** 85.452 205.301.807 Tháng 8 ** 69.637 165.827.217 Tháng 9 ** 59.909 142.181.022 Tháng 10 ** 57.679 138.340.294 Tháng 11 ** 81.084 198.280.499 Tháng 12 ** 165.463 409.343.215 CỘNG 1.304.765 3.012.615.013

( Nguồn: Kết quả dự báo của trung tâm tin học và thống kê;

Hiện cà phê Việt Nam xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Nhật bản dẫn đầu 10 khách hàng lớn nhất. Hai thị trường nhập khẩu chủ yếu cà phê của Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức. Tổng cộng cả năm 2010, Hoa Kỳ nhập 153.035 tấn cà phê với trị giá 250,13 triệu USD, tăng 20% về lượng và 27,18% về trị giá so với năm 2009, chiếm 13,51% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Kế đến là Đức, lượng cà phê xuất khẩu sang Đức lên tới 151.378 tấn, thu về 233,01 triệu USD tăng 11,10% về lượng và 15,49% về trị giá so với năm trước, chiếm 12,59% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của cả nước.

Bảng 2.3 Thống kê kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 và năm 2010 tại các thị trường (đvt: lượng= tấn, giá trị=1.000 USD)

Tên nước Năm 2009 Năm 2010 % tăng giảm

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Bỉ 132.283 190.495 58.647 87.74 -56% -54%

CHLB Đức 136.248 201.768 151.378 233.015 11% 15% Hoa Kỳ 128.05 196.674 153.035 250.132 20% 27% Italia 96.19 142.365 76.002 115.034 -21% -19% Tây Ban Nha 81.617 118.02 80.909 118.534 -1% 0% Nhật Bản 57.45 90.312 53.052 85.457 -8% -5% Hà Lan 32.608 46.795 24.205 39.144 -26% -16% Hàn Quốc 31.684 46.399 33.551 51.491 6% 11% Pháp 25.886 37.827 17.689 26.038 -32% -31% Anh 30.918 44.162 28.351 41.767 -8% -5% … … … …. … … … Tổng 1.180.000 1.730.000 1.217.868 1.851.358 2.9 6.98

(Nguồn: Thống kê hải quan, Tổng cục hải quan Việt Nam)

Trong năm 2010, một số thị trường có mức tăng trưởng mạnh về lượng và trị giá so với năm 2009, như Thái Lan tăng 230,48% về lượng, 233,62% về trị giá; Mê Hi Cô

tăng 96,59% về lượng, 120,45% về trị giá; Nga tăng 79,77% về lượng, 82,82% về trị giá. Ngược lại có 10/28 thị trường có mức giảm cả về lượng và trị giá so với năm trước như Bỉ giảm 55,67% về lượng, 53,94% về trị giá; Pháp giảm 31,67% về lượng, 31,17% về trị giá.

Nhu cầu cà phê thế giới ngày càng tăng. Đây chính là yếu tố rất thuận lợi cho ngành cà phê Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trên chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam như các hãng Newmern (Đức), EDSC men (Anh), Volcafe (Thụy Điển), Tardivat (Pháp)…

2.1.3 Những thị trường giao dịch chủ yếu của cà phê Việt Nam

Theo số liệu từ tổng cục Hải quan, các thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 20177 triệu USD, thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67 triệu USD, Bỉ là thị trường tiếp theo với 190,5 triệu USD. Mặc dù trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết đều bị giảm so với năm 2008 như Thái Lan (85.12%), Singapore (57.58%), Nga (44.58%), Hàn Quốc (44.03%)…nhưng cũng có một số thị trường lại có mức kim ngạch tăng như Ấn Độ, Bỉ, Hà Lan, Indonesia, Philipin… Hơn nữa, một số nước sản xuất cà phê hiện nay cũng trở thành khách hàng lớn tiêu thụ cà phê ở Việt Nam như Ấn Độ, Philippines, Mexico…

Hình 2.3: Mười thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2007 16% 5% 8% 7% 3% 4% 4% 9% 13% 4% 27% Đức Ba Lan Italia Bỉ Nhật Pháp Anh Tây Ban Nha Hoa kỳ Hàn Quốc các nước khác

(nguồn: coffee production and consumption in Vietnam- MARD of Vietnam) Với mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại Mỹ khoảng 4kg/người/ năm- thuộc

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)