b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường càphê ở Việt Nam
2.1.2 Tình hình xuất khẩu càphê tại Việt Nam:
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đứng thứ tư do giá xuất khẩu của nước ta còn thấp so với giá cà phê thế giới
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm Khối lượng xuất khẩu (Tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (USD) 2004 976.000 576.087.000 2005 912.000 634.230.000 2006 980.000 976.919.000 2007 1.229.000 1.800.457.000 2008 1.056.000 1.950.000.000 2009 1.180.000 1.730.000.000 2010 1.217.868 1.851.000.000 6 tháng/2011 913.000 1.930.000.000
(Nguồn: Vicofa – hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Trong những năm 2004-2010, cà phê Việt Nam có mức tăng đột biến về sản lượng và trị giá xuất khẩu. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 980 ngàn tấn cà phê, giá trị xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD, có mức tăng đột biến so với các năm trước. Trong năm 2007, sản lượng vượt mức 1 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD, vượt qua trị giá gạo xuất khẩu tạo hơn 13% tổng thu nhập. Tuy tốc độ tăng trưởng có suy giảm vào năm 2008 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đến năm 2009, xuất khẩu cà phê có dấu hiệu bắt đầu hồi phục. Năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng
nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008. Mặc dù, năm 2010 đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng sản lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh tăng 2,9% về lượng lên mức 1.217 triệu tấn, 6,98% về trị giá với mức kim ngạch 1,8 tỷ USD so với năm 2009, chiếm 2,56% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Mặt khác, trong những tháng đầu năm 2011, đỉnh giá lịch sử từ 1994 được lập lại đã làm cho thị trường cà phê “ nóng”, do đó dự đoán năm 2011 sẽ là năm “ bội thu” của nông dân Việt Nam nếu tình hình cung cà phê vẫn duy trì tăng đều đặn, xuất khẩu 6 tháng năm 2011 đạt 913 nghìn tấn cà phê đạt 1,93 tỷ USD tăng 38,6% về lượng và gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm trước và nhiều khả năng xuất khẩu cà phê năm nay sẽ vượt hơn con số dự báo.
Bảng 2.2 Dự báo ngành cà phê Việt Nam trong năm 2011 Thời điểm Khối lượng (tấn) (r=12.5%) kim ngạch (USD) (r= 14.4%) Tháng 1 * 145.304 282.794.437 Tháng 2* 144.275 303.146.498 Tháng 3 * 160.569 365.007.403 Tháng 4* 126.187 302.130.631 Tháng 5 ** 102.311 246.241.220 Tháng 6 ** 106.895 254.020.770 Tháng 7 ** 85.452 205.301.807 Tháng 8 ** 69.637 165.827.217 Tháng 9 ** 59.909 142.181.022 Tháng 10 ** 57.679 138.340.294 Tháng 11 ** 81.084 198.280.499 Tháng 12 ** 165.463 409.343.215 CỘNG 1.304.765 3.012.615.013
( Nguồn: Kết quả dự báo của trung tâm tin học và thống kê;
Hiện cà phê Việt Nam xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Nhật bản dẫn đầu 10 khách hàng lớn nhất. Hai thị trường nhập khẩu chủ yếu cà phê của Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức. Tổng cộng cả năm 2010, Hoa Kỳ nhập 153.035 tấn cà phê với trị giá 250,13 triệu USD, tăng 20% về lượng và 27,18% về trị giá so với năm 2009, chiếm 13,51% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Kế đến là Đức, lượng cà phê xuất khẩu sang Đức lên tới 151.378 tấn, thu về 233,01 triệu USD tăng 11,10% về lượng và 15,49% về trị giá so với năm trước, chiếm 12,59% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của cả nước.
Bảng 2.3 Thống kê kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 và năm 2010 tại các thị trường (đvt: lượng= tấn, giá trị=1.000 USD)
Tên nước Năm 2009 Năm 2010 % tăng giảm
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Bỉ 132.283 190.495 58.647 87.74 -56% -54%
CHLB Đức 136.248 201.768 151.378 233.015 11% 15% Hoa Kỳ 128.05 196.674 153.035 250.132 20% 27% Italia 96.19 142.365 76.002 115.034 -21% -19% Tây Ban Nha 81.617 118.02 80.909 118.534 -1% 0% Nhật Bản 57.45 90.312 53.052 85.457 -8% -5% Hà Lan 32.608 46.795 24.205 39.144 -26% -16% Hàn Quốc 31.684 46.399 33.551 51.491 6% 11% Pháp 25.886 37.827 17.689 26.038 -32% -31% Anh 30.918 44.162 28.351 41.767 -8% -5% … … … …. … … … Tổng 1.180.000 1.730.000 1.217.868 1.851.358 2.9 6.98
(Nguồn: Thống kê hải quan, Tổng cục hải quan Việt Nam)
Trong năm 2010, một số thị trường có mức tăng trưởng mạnh về lượng và trị giá so với năm 2009, như Thái Lan tăng 230,48% về lượng, 233,62% về trị giá; Mê Hi Cô
tăng 96,59% về lượng, 120,45% về trị giá; Nga tăng 79,77% về lượng, 82,82% về trị giá. Ngược lại có 10/28 thị trường có mức giảm cả về lượng và trị giá so với năm trước như Bỉ giảm 55,67% về lượng, 53,94% về trị giá; Pháp giảm 31,67% về lượng, 31,17% về trị giá.
Nhu cầu cà phê thế giới ngày càng tăng. Đây chính là yếu tố rất thuận lợi cho ngành cà phê Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trên chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam như các hãng Newmern (Đức), EDSC men (Anh), Volcafe (Thụy Điển), Tardivat (Pháp)…