Ảnh hưởng của tình hình kinh tế các nước lớn sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 68)

b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC

2.2.3.4 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế các nước lớn sản xuất và tiêu thụ

hóa

Thị trường giao sau cà phê Việt Nam chịu sự chi phối nhiều từ thị trường cà phê thế giới mà thị trường này rất không hoàn hảo, mức giá hình thành chịu tác động của cấu trúc thị trường độc quyền (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chiếm 90% thị trường nhập khẩu) và các nước xuất khẩu chính (Brazil, Colombia, Việt nam, Indonesia, Guatemala, Mexico, Bờ Biển Ngà, Costa Rica chiếm 82.5%). Các áp lực này có thể tạo cho thị trường những bất ổn. Đã vậy việc các công ty xuyên quốc gia có thể mạnh độc quyền mua, chế biến và tiêu thụ (sáu công ty gồm Starbucks, Dunkin’s Donuts, Nestle, Sam Club, Seattles Best, Mc Donalds kiểm soát 70% lượng cà phê xuất khẩu thế giới). Điều đó cho thấy giá cà phê chịu sự ảnh hưởng một phần lớn từ tình hình kinh tế của các cường quốc lớn về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Có thể thấy những diễn biến kinh tế từ những nền kinh tế lớn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường tài chính và hàng hóa quốc tế. Lo ngại tình hình kinh tế thế giới xấu hơn nữa vì suy giảm khả năng thanh toán tại Hy Lạp và một số nước châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ, các quỹ đầu cơ đã tranh thủ bán tháo, rút tiền về, tìm nơi ẩn náu an toàn trong giai đoạn bất ổn tháng 7/2011. Dù cà phê là hàng hóa nhưng không được may mắn như vàng khi trong trạng thái tâm lý hoang mang trước những bất ổn kinh tế của các nền kinh tế

Model Summary

Mode l

Change Statistics

R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change

1 .657a 32.598 1 17 .000

lớn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ, xếp hạng tín nhiệm quốc gia giảm. Chỉ trong 1 ngày 16/07/2011, giá đóng cửa cơ sở tháng 09/2011 trên các thị trường giao sau cà phê robusta Liffe giảm 30 đô la còn lại 2.276 đô la/tấn, chỉ sau một tuần, robusta Liffe mất 161 đô la mà không dính gì đến các yếu tố cung-cầu. Tuy nhiên, khi Quốc Hội Mỹ nâng trần nợ, cắt giảm thâm hụt ngân sách giá cà phê giao tháng 9 tại Liffe tăng 28 USD lên 2,120 USD/ tấn trong 2 phiên đầu tháng 8/2011. Điều này cho thấy, “nhất cử nhất động” về tình hình kinh tế của các cường quốc lớn tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh giá lên xuống của thị trường cà phê giao sau.

2.2.3.5 Đầu cơ

Cà phê là một loại hàng hóa trong chỉ số hàng hóa chung và các hợp đồng giao sau cà phê có thể là một tài sản trong danh mục đầu tư nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro, do vậy những lúc thị trường biến động như vừa qua khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát tràn lan khiến cho nhiều quỹ đầu tư quan tâm đến loại hàng hóa này đẩy giá cà phê lên mức cao kỷ lục hoặc xuống thấp. Họ có thể xoay chiều hướng giá khi mà các sàn giao dịch thị trường giao sau tại các trung tâm tài chính thế giới lớn đang bị các quỹ đầu cơ đầu tư tài chính xuyên quốc gia khuynh đảo, cộng thêm số lượng người tham gia thị trường giao sau ở trong nước càng lúc càng đông

Trên thị trường giao sau có 2 loại kinh doanh: một là kinh doanh theo kỹ thuật, loại này không cần phải biết cung - cầu là gì, chỉ nghiên cứu biểu đồ để theo và kéo người khác tin theo, họ không cần biết hạt cà phê thế nào; hai là loại kinh doanh dựa trên các yếu tố cung - cầu nghiêng về mua bán hàng thực. Do Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới nên thông thường người tham gia trên thị trường giao sao cà phê ở Việt Nam đều chọn cách hai nhằm mục đích chính là xuất được hàng. Tuy nhiên, số lượng người tham gia kinh doanh trên thị trường giao sau cho mục đích xuất hàng chỉ chiếm khoảng 5% còn lại chủ yếu do những quỹ đầu cơ, công ty xuyên quốc gia khống chế thị trường tạo ra những sự không hoàn

hảo của thị trường. Các quỹ này rất mạnh, có khả năng điều tiết giá theo mùa vụ hoặc không theo mùa vụ. Do đó, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường và hoạt động của các tổ chức đầu cơ.

Mặt khác, khi kinh doanh giá dựa trên các sàn giao dịch, các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất cà phê Việt Nam không thể chủ động về giá nên thường dễ dàng bị các nhà đầu cơ trên thị trường LIFFE liên kết để ép giá

Nếu theo quy luật thị trường, cung cầu sẽ là yếu tố chính chi phối cho giá, tuy nhiên phân tích sau đây sẽ cho thấy biến động giá trên LIFFE phụ thuộc vào sự điều tiết của các quỹ đầu cơ mà tượng trưng chính là tồn kho

Hình 2.9 : Báo cáo tồn kho của liên đoàn Châu Âu

( nguồn : giacaphe.com)

Theo báo cáo tồn kho cà phê của Liên đoàn Cà phê châu Âu, nếu như lượng tồn kho từ tháng 4/2009 đến cuối tháng 4/2011 có đỉnh vào tháng 7 và 8/2009 với gần 17 triệu bao thì đáy của nó nằm tại tháng 11/2010 chừng 10 triệu bao và từ đó nhảy nhanh lên dần. Sự sụt giảm lượng tồn kho tại Châu Âu là một trong những lý do tạo giá robusta Liffe London tăng. Nếu như giá bình quân robusta của Liffe tháng 5/2010 chỉ trên 1.500 USD/tấn, thì đến tháng 11/2010, đụng mức trên 2.000 USD, và đến tháng 5/2011 đã là trên 2.650 USD.

Hình 2.10: Giá bình quân robusta Liffe London theo từng tháng (đvt: USD)

(nguồn: tổ chức cà phê quốc tế- ICO)

Khi giá lên cao, hàng từ khắp nơi đổ về kho Châu Âu trong đó hàng robusta từ Việt Nam là chủ đạo.Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu, trên Liffe, hàng đạt chất lượng thường hay chiếm tỉ trọng lớn, trên 70%, nên có thể hàng robusta tồn kho đến từ Việt Nam chiếm 2/3 lượng hàng tồn kho ở khu vực này của toàn thế giới. Dự trữ cà phê của Việt Nam, Brazil chỉ chiếm 15% trong khi đó EU, Mỹ, Nhật chiếm đến 75% tổng dự trữ cà phê toàn cầu, do vậy, nghịch lý diễn ra tại thị trường Việt Nam dù là nước nắm khối lượng cung cà phê lớn nhưng bị chi phối giá bởi các nhà đầu cơ tài chính nước ngoài, các nhà dự trữ lớn. Vì thế doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn gặp phải tình trạng mua cà phê với giá cao bán giá thấp. Điều này cho thấy thị trường giá cà phê Việt Nam đang phải nhường sân cho các hãng kinh doanh nước ngoài và các nhà đầu cơ thâu tóm và chi phối

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)