Đánh giá chung về thực trạng thị trường giao sau càphê tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 75)

b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC

2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng thị trường giao sau càphê tại Việt Nam

2.2.5.1 Thành tựu

- Học hỏi kinh nghiệm từ sàn giao dịch các nước, các sàn giao dịch hàng hóa đã thành lập trước và kinh nghiệm làm môi giới cho sàn giao sau London

Sàn giao dịch giao sau hàng hóa các nước đã được thành lập từ rất lâu, dù cách thức của họ không hoàn toàn giống nhau, nhưng từ những kinh nghiệm quý báu sẽ đem đến cho thị trường giao dịch cà phê giao sau Việt Nam những bài học đáng giá. Những sàn giao dịch cà phê nổi bật có kinh nghiệm giao dịch mấy chục năm ở khu vực Châu Âu như London, New York hay cả những sàn mới thành lập ở khu vực Châu Á có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...sẽ cung cấp cho chúng ta những tham khảo quý giá trong việc hoạch định và quản lý sàn giao dịch hàng hóa trong nước nói chung và cà phê nói riêng.

Thêm nữa, những kinh nghiệm từ các sàn giao dịch hàng hóa đã hình thành trong nước như: chợ giao dịch cỏ, bò giống và sữa tại Hóc Môn, Trung tâm giao dịch thủy hải sản Cần Giờ,...những yếu tố thất bại tại những sàn giao dịch, những mặt hạn chế từ cách thức giao dịch, phân phối lưu thông hàng hóa và cách tính giá cả sẽ là bài học đáng giá để định hướng phát triển thị trường cà phê giao sau Việt Nam

Mặt khác, trong thời gian làm quen với các phương thức giao dịch quốc tế từ năm 2004, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã thực hiện nhiều giao dịch với sàn giao

dịch thế giới. Do vậy, sau khi tổ chức thành công cho các doanh nghiệp mua bán cà phê bằng hợp đồng giao sau trực tiếp với sàn giao dịch cà phê trên thế giới, Việt Nam đã tiến tới thành lập sàn giao dịch cà phê Việt Nam là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã tạo sự liên thông với sàn quốc tế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong hoạt động xuất khẩu và góp phần khuếch trương mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới. Hợp đồng giao sau không chỉ phòng chống rủi ro về đột biến giá và mang lại lợi ích cho người trồng cà phê nên nghiệp vụ này ngày càng phát triển cho nhiều thành phần kinh tế. Để đảm bảo kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước không lên xuống chập chờn theo sự biến động giá, doanh nghiệp có thể mua bán cà phê trên mạng khi thấy giá có lợi có mình, việc này sẽ giúp doanh nghiệp cân bằng được trạng thái và hạn chế rủi ro.

- Kế thừa hoạt động từ thị trường chứng khoán và sàn vàng

Về cách thức giao dịch cà phê giao sau chẳng khác mấy so với giao dịch chứng khoán. Mô hình hoạt động của thị trường giao sau cà phê đã áp dụng từ mô hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Sàn giao dịch là nơi giao dịch các loại cà phê theo tiêu chuẩn được mua bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử, và với các hình thức xác định giá tham chiếu, giá mở cửa, giá đóng cửa, biên độ dao động giá, lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh hủy, ngày giao dịch cuối cùng, ký quỹ thành viên, ký quỹ giao dịch, giao dịch khớp lệnh, giao dịch thỏa thuận, phí giao dịch (đóng cho BCEC)… gần giống với giao dịch mua bán chứng khoán hiện nay. Một điểm khác biệt với sàn giao dịch khác là vì đặc thù của xuất khẩu cà phê Việt Nam phần lớn theo giá giao dịch tại thị trường giao dịch LIFFE của London, nên BCEC chọn thời gian giao dịch giao sau bắt đầu từ 15 giờ tới 23 giờ hàng ngày, sát với thời gian giao dịch của sàn LIFFE, điều này cho thấy thời gian giao dịch mà BCEC chọn mang tính gắn kết giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và giá thế giới.

Một thuận lợi nữa cho sàn giao dịch cà phê giao sau Việt Nam là kế thừa kinh nghiệm hoạt động của sàn giao dịch vàng (đã đóng cửa). Xét về cách thức giao dịch trên tài khoản, giao dịch giao sau cà phê cũng tương tự như kinh doanh vàng tài

khoản, nhưng cách thức giao dịch hàng hóa thực thì khác nhau. Tuy nhiên, giao dịch cà phê giao sau vẫn có thể thực hiện trên sàn vàng, vì thế hiện nay dù ngân hàng nhà nước đã cấm kinh doanh vàng tài khoản nhưng một số công ty, doanh nghiệp đã chuyển hướng sang kinh doanh các loại hàng hóa khác, trong đó có cà phê. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sàn giao dịch cà phê giao sau Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới.

Kế thừa từ kinh nghiệm của hoạt động chứng khoán và sàn vàng từ rất lâu, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để phát triển mạnh mẽ và nhân rộng mô hình sàn giao dịch cà phê giao sau hơn nữa

- Lợi thế thương mại xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới

Mỗi sàn giao dịch hàng hóa thành công thường gắn với một mặt hàng thế mạnh quốc gia. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đây là mặt hàng có lợi thế so sánh cao của Việt Nam cả trong trước mắt và lâu dài, tiềm năm sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt nam rất mạnh, đồng thời nhu cầu của thị trường thế giới về mặt hàng này còn rất lớn. Do vậy, lợi thế so sánh cần được phát huy bằng các kỹ thuật giao dịch hiện đại trên thị trường giao sau cà phê nhằm mang lại hiệu quả cao cho thị trường cà phê Việt Nam, phù hợp với xu hướng vận động của thế giới và hướng đến mục tiêu là cơ sở giá tham chiếu trên thị trường cà phê trong nước.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)