b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC
2.2.3.2. Cung cầu
Hiện nay, kinh doanh cà phê không chỉ là các giao dịch cà phê thực đặc biệt trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển, khoa học kỹ thuật tiến bộ, con người
ngày càng thông minh hơn nên có thể dùng cà phê như một mặt hàng kiểu chứng khoán cho việc kinh doanh của mình, mà không quan tâm tin tức ở Brazil, Việt Nam có được mùa hay mất mùa hay không? Họ có thể dựa vào vị thế những nhà đầu tư lớn ở một thời điểm nào đó, hay các phân tích tin tức đồ thị để mua vào hoặc bán ra các lô hàng cà phê “giấy”, hay còn gọi là các hợp đồng mua bán khống trên các sàn giao dịch, hành động này tác động không nhỏ đến giá cả của cà phê trên thị trường giao sau. Lượng cà phê giao dịch trên thế giới lớn gấp 5 lần (hoặc hơn nữa) lượng cà phê thực mà nông dân làm ra.
Mặt khác, vì cà phê thực là cơ sở tham chiếu cho cà phê giấy nên sự bất ổn nào về cung cầu cà phê vì nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng lớn đến giá cà phê trên thị trường giao sau. Năng suất và sản lượng của các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu như Braxin, Việt Nam…có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động giá cả cà phê trên thị trường thế giới. Một sự biến động về nguồn cung cà phê cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, chẳng hạn như khi Braxin có bất lợi về thời tiết dẫn đến thiếu hụt sản lượng cà phê cung cấp trên thế giới, làm dấy lên làn sóng mua trên các thị trường được tăng cường, đẩy giá cà phê lên cao. Giá lên cao khiến cho hàng loạt các nước sản xuất cà phê mở rộng diện tích trồng mới cà phê. Khi khối lượng cung cà phê tăng đột biến, khối lượng cầu tiêu thụ hầu như không thay đổi đáng kể dẫn đến tình trạng dư thừa lớn về cà phê và hậu quả là giá cà phê giảm. Năm 2011 chứng kiến sự bất ổn về nguồn cung đã làm ảnh hưởng lớn đến sự lên xuống giá cà phê. Nếu trong 5 tháng đầu năm 2011, giá cà phê tăng mạnh do thời tiết không thuận lợi ở Brazil và Indonesia và tình hình kinh tế vĩ mô thế giới bất ổn. Giá cà phê Robusta trên sàn Liffe đóng cửa tháng 5-2011 ở mức 2489 USD/tấn, tăng 24% so với đầu năm và tăng tới 87% so với cùng kỳ năm 2010.Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6 trở đi, giá cà phê có xu hướng biến động giảm khá mạnh, giá cà phê trên sàn Liffe cuối tháng 6 đã giảm 2% so với tháng 5 và tháng 7 giảm tới 16% so với tháng 6-2011. Cụ thể, riêng trong phiên giao dịch ngày 6/6, giá cà phê mất 4% chỉ trong một ngày, đưa cà phê trở thành mặt hàng có mức giảm giá mạnh nhất
trong số 24 hàng hoá nguyên liệu thô. Nhưng đến cuối tháng 6, giá cà phê đã rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua do nguồn cung cho thị trường dồi dào. Tuần đầu tiên của tháng 7, giá cà phê đã tăng trở lại, chốt phiên giao dịch trên thị trường London, giá cà phê Robusta giao tháng 9 tăng hơn 1% lên 2.498 USD/tấn. Thị trường sẽ không có gì đáng nói nếu mức tăng giảm 1 – 2%, nhưng lượng giao dịch “khủng” trên thị trường London, (hơn 60.000 lot – gấp 4 lần so với các phiên trước đó) cho thấy nhà đầu tư đã lo ngại thực sự về vấn đề nguồn cung. Điều này chứng tỏ cung cầu cà phê tác động trực tiếp đến giá cà phê trên thị trường giao sau.