b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường càphê ở Việt Nam
1.2.2 Thị trường giao sau càphê
1.2.2.1 Điều kiện phát triển thị trường giao sau cà phê
Cà phê là một trong những hàng hóa nông sản quan trọng trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển khi chiếm 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước này.
Bảng 1.3: Mười nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới niên vụ 2008/2009
(đvt: nghìn bao, bao = 60kg)
Quốc gia Sản lượng Tỷ lệ
Braxin 45.992 37% Việt Nam 18.500 14% Colombia 9.350 7,5% Indonexia 8.664 6,9% Mexico 4.650 3,7% Ấn Độ 4.372 3,5% Ethiopia 4.350 3,5% Peru 3.872 3,1% Guatemala 3.785 3,0% Uganda 3.200 2,6%
(Nguồn: ICO- Tổ chức cà phê quốc tế)
Như vậy, tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam và Colombia nhiều hơn so với tất cả các nước khác cộng lại. Theo thống kê của Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế (ICO) trong những niên vụ gần đây lượng cung cà phê từ 3 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới chiếm trên 60% tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế, như thế sản lượng của 3 nước này có tính chất chi phối và dẫn dắt thị trường sản xuất cà phê thế giới. Trong khoảng thời gian từ 2004-2011 sản lượng cà phê thế giới dao động xung quanh ngưỡng 120 triệu bao, trong đó phần
đóng góp chủ yếu vẫn là Brazil và Việt Nam. Trong niên vụ 2010/2011 theo ICO,
sản lượng cà phê toàn cầu 133 triệu bao tăng 10,3 % so với niên vụ trước do mùa bội thu ở Brazil chiếm trên 40% tổng sản lượng
Hình 2.1: Sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm (đvt: triệu bao)
(Nguồn : ICO - Tổ chức cà phê quốc tế )
Cà phê chủ yếu được sản xuất chủ yếu ở các nước Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á nhưng lại được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Nước tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới là Mỹ, sau đó là Đức, Nhật Bản, Pháp và Italia,…bởi thế theo Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA), các nước phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là nơi tiêu thụ tới gần 60% sản lượng cà phê thế giới. Mỗi năm thế giới chi trên 10 tỷ USD để tiêu thụ gần 6 triệu tấn cà phê trong đó 2/3 là cà phê Arabica và 1/3 là cà phê Robusta. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và đã đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Mặc dù, khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra nhưng gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình. Tình hình tiêu thụ vẫn khá ổn định do đây là một nhu yếu phẩm hàng ngày và chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng và cà phê vẫn là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua.
Với tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới cho thấy việc phát triển thị trường giao sau cà phê là việc hết sức cần thiết. Phát triển công cụ phái sinh phòng chống rủi ro, đa dạng danh mục đầu tư và điều chỉnh khi thị trường biến động được
áp dụng rộng rãi trên thế giới khi mà thị trường tài chính ngày càng phát triển. Việc phát triển thị trường giao sau cà phê không chỉ để làm phong phú thêm thể chế thị trường và hoàn thiện thị trường tài chính mà còn giúp phát triển thị trường cà phê.
1.2.2.2 Đặc điểm của thị trường giao sau cà phê
* Thị trường giao sau cà phê không chỉ là thị trường giao dịch các hợp đồng giao sau cà phê mà còn cung cấp công cụ tài chính để bảo vệ cà phê, và cũng là một trong những công cụ đầu tư trong ngành tài chính.
Hợp đồng giao sau cà phê được lập tại sàn giao dịch giao sau cà phê qua các trung tâm môi giới. Các giao dịch hợp đồng giao sau chịu sự quản lý của Sàn giao dịch theo những nguyên tắc và quy định nhất định. Mọi giao dịch dù bằng hệ thống điện tử hay đấu thầu trực tiếp đều phải được thực hiện tại Sàn. HĐGS được giao dịch theo phương thức đấu giá khớp lệnh, theo đó Sàn sẽ đứng ra làm trung gian để kết hợp các nhu cầu mua và bán lại với nhau. Do đó, khi tham gia HĐGS thì các bên chỉ cần biết là họ đang giao dịch cùng Sàn mà không cần quan tâm đến đối tác của mình là ai, các rủi ro về đối tác giao dịch được triệt tiêu hoàn toàn
Giao dịch giao sau là giao dịch được khớp lệnh tại thời điểm mua- bán nhưng giao hàng được thực hiện vào tháng giao hàng theo từng kỳ hạn qui định. Để duy trì trạng thái hợp đồng, thành viên tham gia thực hiện ký quỹ, trạng thái hợp đồng được đánh giá hàng ngày theo giá của thị trường, thành viên có thể tất toán hợp đồng chốt lời hoặc cắt lỗ bằng giao dịch đối ứng, nếu thành viên muốn giao hàng đến tháng giao hàng có thể đăng ký giao nhận theo qui trình.
* Chủ thể tham gia thị trường giao sau cà phê: ngoài người mua, người bán là đối tượng chủ yếu của thị trường, còn các thành viên khác đảm nhiệm các chức năng khác nhau trên sàn giao dịch giao sau cà phê:
- Trung tâm thanh toán bù trừ ( clearing house - CH): thực hiện cân đối bù trừ tài khoản của các nhà đầu tư và còn có thể là cầu nối yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận tại kho hoặc nơi do sàn chỉ định
- Công ty thanh lý, các nhà môi giới là trung gian của thị trường giúp xác định tư cách tham gia thị trường của nhà đầu tư, giúp họ giao dịch bằng cách nhận lệnh của và đem đấu giá trên sàn
* Cách thức giao dịch của sàn giao dịch giao sau
(mô tả mô hình giao dịch trên sàn giao sau đính kèm phụ lục 7)
1.2.2.3 Tầm quan trọng phát triển thị trường cà phê giao sau
- Cung cấp thêm công cụ tài chính để các doanh nghiệp sản xuất, thương mại bảo hiểm những rủi ro biến động giá. Tầm quan trọng quản lý rủi ro sự biến động giá trong kinh doanh cà phê của thị trường phái sinh cà phê là rất rõ nét.
Ví dụ: một người trồng cà phê sẽ thu hoạch cà phê của mình trong 3 tháng nữa, nhưng lo sợ giá cà phê sẽ đi xuống tại thời điểm thu hoach. Người đó có thể bảo hiểm rủi ro biến động giá bằng cách sử dụng hợp đồng bán giao sau cà phê 3 tháng trên các Sở giao dịch hàng hóa và yên tâm tập trung vào sản xuất để nâng cao sản lượng thu hoạch.
Đồng thời, các hợp đồng phái sinh hàng hóa, ví dụ hợp đồng kỳ hạn cà phê cũng sẽ là một kênh đầu tư mới cho nhà đầu tư Việt Nam trong các năm sắp tới bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống như thị trường chứng khoán, bất động sản.
- Tạo thêm một kênh tham chiếu giá cho các hoạt động mua bán trên thị trường truyền thống từ giá khớp lệnh trên sàn, từ đó dần xóa bỏ hiện tượng ép giá đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê
- Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh trong nước xác lập tại sàn giao dịch cà phê, điều này sẽ làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động giá cả bên ngoài và rủi ro tỷ giá. Việc sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch. Vì hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch với các sàn hàng hóa nước ngoài bằng ngoại tệ, dễ bị rủi ro khi biến động tỷ giá. Hơn nữa, vì
giao dịch bằng tiền đồng và ngôn ngữ của hệ thống đặt lệnh mua, lệnh bán là tiếng Việt nên nhà đầu tư, bà con nông dân dễ hiểu, dễ giao dịch.
- Là nơi để người mua và người bán gặp nhau, gắn kết các nhu cầu mua bán với nhau một cách công bằng, an toàn với chi phí thấp nhất. Thông qua cơ chế cung cầu này, thị trường sẽ có cơ sở để xác định một mức giá tham chiếu cho các hoạt động mua bán
- Cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing tìm kiếm thị trường và có các kế hoạch phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Là cầu nối giữa thị trường hàng hóa trong nước với quốc tế
- Là trung gian thực hiện các hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao dịch giữa các nhà đầu tư tham gia qua Sở Giao Dịch
- Xây dựng và chuẩn hóa qui trình giao nhận đối với hàng hóa vật chất, đảm bảo cơ chế khớp lệnh luôn thông suốt và hiệu quả.
1.2.3 Sự cần thiết sử dụng và phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam 1.2.3.1 Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh cho mặt hàng cà phê 1.2.3.1 Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh cho mặt hàng cà phê
Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua, điều này đã khẳng định được lợi thế so sánh trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam và ngày càng chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Năm 2007 lần đầu tiên cà phê đã vượt qua gạo trở thành nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, số một về xuất khẩu cà phê Robusta, cà phê Việt Nam đã được xuất sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, qui trình sản xuất cà phê của Việt Nam chủ yếu theo kiểu truyền thống chưa bắt kịp nhu cầu của thị trường khi sản xuất tự phát, qui mô nhỏ, manh mún và rủi ro thiên tai, tiêu chuẩn chưa thống nhất dẫn đến chất lượng không đồng đều. Hơn nữa, dù là nước trồng cà phê nhiều nhưng thu nhập từ sản lượng cà phê của Việt Nam không cao, đã vậy nông dân trồng cà phê còn gặp
nhiều rủi ro trong việc mua bán giao ngay truyền thống. Do vậy, việc sử dụng thêm các công cụ phái sinh cho mặt hàng cà phê là thực sự cần thiết, bởi một số lý do sau: - Sản phẩm phái sinh cho mặt hàng cà phê là sản phẩm phòng ngừa rủi ro
- Sản phẩm phái sinh đa dạng hình thức kinh doanh, tạo điều kiện phát triển thêm thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
- Sản phẩm phái sinh gia tăng thu nhập cho các đối tượng tham gia. - Nâng cao năng lực cạnh tranh cho thị trường cà phê Việt Nam
- Góp phần tạo hình ảnh, thương hiệu cho ngành cà phê, mở rộng mối quan hệ kinh tế
1.2.3.2 Sự cần thiết tồn tại sàn giao dịch hàng hóa giao sau việc phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam trường giao sau cà phê tại Việt Nam
Thứ nhất, giao dịch cà phê giao sau thì người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng một thời hạn dài hàng tháng. Hành vi thương mại này mở đường cho sản xuất, định hướng và tạo điều kiện cho nhà sản xuất tính toán triển khai kế hoạch sản xuất. Đặc biệt, đối với các sản phẩm nông sản với những hợp đồng đã ký sẽ khiến người bán - nông dân - vừa không lo đầu ra cho sản phẩm, lại vừa tính toán được khả năng giá cả, nhu cầu của vụ tới. Điều này sẽ làm giảm tối đa những câu chuyện buồn được mùa mất giá, mất mùa được giá như hiện nay.
Thứ hai, không chỉ có lợi cho người sản xuất mà cũng có lợi cho người mua - doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu ký được hợp đồng thì cũng đã dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của mình, tránh hiện tượng “trồng trọt và sản xuất theo phong trào” hoặc điệp khúc “được mùa thì mất giá, được giá thì không có sản phẩm để bán”. Trong các hợp đồng giao sau, hàng hóa đều được quy chuẩn về khối lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói theo chuẩn mực của sàn và cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên khả năng chuyển nhượng và thực hiện các giao dịch tiếp về hàng hóa trong các hợp đồng đó là rất thuận lợi, ngay cả trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, làm tăng khả năng vay vốn của người sản xuất. Đương nhiên khi đã có hợp đồng mua bán, người sản xuất hoặc doanh nghiệp có thể lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng một cách thuận lợi.
Thứ tư, Nhà nước sẽ thông qua sàn để quản lý có hiệu quả qua thông tin công khai, minh bạch về hoạt động của sàn giao dịch, có số liệu thống kê tin cậy để có thể dự báo kinh tế chính xác hơn, giúp cho các nhà quản lý chính sách vĩ mô của chính phủ có cái nhìn tổng quát về tổng cung/ tổng cầu. Từ đó, chỉ đạo điều hành và điều tiết kinh tế chính xác hơn.
Thứ năm và là quan trọng nhất, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm một công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả của hàng hóa và tạo điều kiện để tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế. Điều này sẽ rất có lợi cho Việt Nam vì lâu nay do không có một sàn giao dịch đúng nghĩa và liên thông với sàn quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của chúng ta luôn phải bán dưới giá bình quân của thế giới, trong đó giá cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp hơn hàng trăm USD/tấn so với giá của thị trường Luân Đôn vì giá xuất khẩu tham chiếu treo giá niêm yết trên LIFFE – London hoặc NYBOT – New York mà phải trừ lùi. Do vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cà phê niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế thì sự tồn tại sàn giao dịch cà phê nội địa, như BCEC, sẽ tạo mức giá tham khảo cho các sản phẩm cà phê Việt Nam trong thị trường nội địa, và từ đó nhà xuất khẩu sẽ lấy giá tham khảo cho các hoạt động mua bán quốc tế.
Kêt luận chương 1
Chương 1 đã nêu khái quát về ngành cà phê tại Việt Nam và những khái niệm, đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa giao sau như việc hình thành, các hợp đồng kinh doanh và vai trò của thị trường hàng hóa giao sau
Điểm quan trọng của chương 1 là việc trình bày vai trò của thị trường hàng hóa giao sau, sự khác biệt của thị trường giao sau với các thị trường khác, các nhân tố ảnh
hưởng giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau. Từ đó, chúng ta đánh giá được tầm quan trọng của sự tồn tại và phát triển thị trường cà phê giao sau trong việc phát triển kinh tế và từ những nguyên tắc cơ bản, kinh nghiệm của các nước chúng ta vận dụng vào để phát triển thị trường cà phê giao sau
Phần tiếp theo của luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích đánh giá hoạt động thực tiễn của thị trường cà phê giao sau tại Việt Nam để có thể thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ này trong thời gian tới.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO
SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ VIỆT NAM 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Xét về cung, Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hơn 95% sản lượng hạt cà phê giá rẻ và chỉ có khoảng 2-3% sản lượng cà phê Arabica. Cây cà phê chủ yếu được trồng ở Tây nguyên, trong đó Đăk Lak có thể được coi là “ thủ phủ” cà phê khi chiếm đến 60% sản lượng cà phê cả nước trong niên vụ 2008/2009, kế tiếp là Lâm Đồng 24% và Gia Lai là 10%
Hình 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê cả nước niên vụ 2008/2009
t ỷ t r ọ n g sả n l ư ợ n g c à ph ê c ủ a c ả n ư ớ c Dak Lak, 60% Lâm Đồng, 24% Gia Lai, 10% Các địa phương khác, 6% Dak Lak Lâm Đồng Gia Lai Các địa phương khác
(Nguồn: trích từ niên giám thống kê 2008 và ước 2009 của Đak Lak, Lâm Đồng, Gia Lai và do tác giả tự tổng hộp)