Tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 26)

ngoại tệ thanh toán lên giá nên đã mua trước bằng HĐGS, trong khi người xuất khẩu thì không mong muốn đồng ngoại tệ rớt giá bằng cách bán trước đồng ngoại tệ thanh toán bằng HĐGS.

Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như hợp đồng (thi hành hợp đồng), hoặc hai là thanh lý hợp đồng bằng thanh toán bù trừ. Thông thường, vì những lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người bảo hộ vẫn thích thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ như nhà đầu cơ để bảo vệ cho rủi ro của họ.

1.1.2.2 Công cụ đầu tư:

Mặc dù, TTGS thành lập với mục đích ban đầu là dành riêng cho những người bảo hộ, nhưng dần dần lực lượng nhà đầu cơ tham gia thị trường ngày càng đông lấn át cả những người bảo hộ. Những người đầu cơ chấp nhận rủi ro, cố gắng kiếm lời từ sự thay đổi giá để kiếm lời, nhờ đó TTGS mới hoạt động liên tục, nhộn nhịp và hiệu quả được.

Sở dĩ người đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro để tham gia TTGS là vì công cụ đòn bẩy tài chính của TTGS. Họ không phải bỏ ra đầy đủ số tiền như mình đã ký kết trong hợp đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền bảo chứng cho mỗi lần giao dịch. Các SGD trên thế giới đều buộc những

người tham gia đóng tiền bảo chứng và quy định cụ thể mức duy trì tài khoản bảo chứng là mức tiền bảo chứng thấp nhất cho phép. Tuỳ thuộc vào loại hàng hóa mà SGD quy định mức tiền bảo chứng cụ thể cho mỗi hợp đồng, các bên đóng đầy đủ tiền bảo chứng là có thể an tâm rằng HĐGS mà mình ký kết sẽ được thực hiện, trừ phi có lệnh gọi đóng thêm tiền khi tài khoản bảo chứng rớt xuống dưới mức duy trì. Tiền bảo chứng chỉ là một tài khoản cam kết thi hành hợp đồng ở một mức giá cụ thể, (không phải là chi phí cho việc lập HĐGS) do đó sự thay đổi giá cả trên TTGS so với mức giá mà người đó đã thiết lập có thể ảnh hưởng đến tài khoản bảo chứng. Để tiện cho việc so sánh, quan hệ giữa người mua, người bán HĐGS và lợi ích của họ được mô tả như sau:

Lý do để mua HĐGS Lý do để bán HĐGS Người bảo hộ. Khóa giá mua.Đạt được mục

đích bảo hộ khi giá tăng.

Khóa giá bán.Đạt được mục đích bảo hộ khi giá giảm.

Người đầu cơ. Kiếm lời từ việc tăng giá. Kiếm lời từ việc giảm giá.

1.1.2.3 Công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường.

Việc các bên mua bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn có thể gây mất mùa) hoặc tin tốt (được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả của mặt hàng đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên TTGS trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường tự do. Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá. Giá cả được niêm yết công khai không chỉ lợi cho những người giao dịch trên TTGS mà nó còn

là căn cứ để các nhà kinh doanh trong nước, khu vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình.

Ngoài ra, TTGS là một phong vũ biểu cho nền kinh tế trong tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn tiến giá cả hàng hóa trên thế giới trong tương lai gần. Do đó, TTGS trở thành một công cụ để nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển trên TTGS nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế

- Đối với các loại hàng hóa thông thường, sự xuất hiện TTGS sẽ giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn biến giá trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trong tương lai gần. Những người bảo vệ sẽ không lo bị ép giá và tự động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Còn nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ mô của mình.

- Việc tiêu chuẩn hóa trên TTGS là một dịp thuận tiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung như hiện nay.

- Ngoài ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lãnh vực được mua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin v.v…trên TTGS có ý nghĩa rất lớn trong việc thống kê thương mại. Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế được hiệu quả hơn. Và cùng với nguồn dữ liệu thống kê được trong quá khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đoán trong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau

Bởi tính chất của giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau được tham chiếu từ giá trị thực của hàng hóa cơ sở, do vậy, ngoài việc chịu sự chi phối trực

tiếp từ biến động của giá hàng hóa thực mà những yếu tố tác động đến giá hàng hóa thực cũng chi phối đến giá giao sau trên thị trường giao sau hàng hóa. Vì thế, trong giới hạn phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng từ giá hàng hóa thực đến giá giao sau trên thị trường hàng hóa giao sau.

Đầu tư vào thị trường hàng hóa giao sau không dành cho những người không thích mạo hiểm bởi có rất nhiều yếu tố không dự đoán trước được như thời tiết có thể ảnh hưởng đến cung và cầu, làm cho giá hàng hóa lên xuống rất đột ngột, tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ lớn. Trong khi các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, những người rất thành thạo trong thị trường hàng hóa giao sau, hầu như thường là người thu được lợi nhuận trong các hợp đồng giao sau, thì ước tính có khoảng 90% các nhà kinh doanh hàng hóa giao sau nhỏ bị thua lỗ trong thị trường do các nhân tố thay đổi này. Do vậy, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá giao sau trên thị trường giao sau hàng hóa, sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư.

1.1.3.1 Cung- cầu

Giá giao sau hàng hóa bị điều chỉnh trực tiếp bởi quan hệ cung cầu trên thị trường hàng hóa giao sau, khi nhu cầu loại hàng hóa đó cao khiến lệnh đặt mua lớn hơn lệnh đặt bán sẽ khiến giá tăng cao đột biến hoặc ngược lại khi lượng cung xả hàng ồ ạt khiến cho cung vượt quá cầu sẽ làm giảm giá hàng hóa đó.

Mặt khác, sản lượng cung ứng và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thực là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến giá giao sau hàng hóa. Theo qui luật kinh tế sản xuất hàng hóa , giá cả hàng hóa sẽ bị quan hệ cung cầu tác động. Khi sản lượng cung thiếu hụt khiến hàng hóa trở nên khan hiếm đẩy giá hàng hóa tăng cao, hay ngược lại khi lượng cung dư thừa sẽ đẩy giá hàng hóa tụt dốc. Giá cả của hàng hóa phản ánh giá trị của hàng hóa phù hợp với sức mua của đồng tiền và quan hệ cung- cầu.

1.1.3.2 Các chi phí đầu vào

Đối với các loại hàng hóa là nông sản thì trong quá trình sản xuất chứa chi phí rất lớn nên nó sẽ tác động đến giá thành của hàng hóa này. Những chi phí cho các

nguyên liệu đầu vào như: giống, phân bón, xăng dầu, chi phí nhân công, vận chuyển,…ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Việc chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng hay giảm sẽ tác động đến biến động giá thành hàng hóa, như vậy giá các nguyên liệu đầu vào thường là đi cùng chiều với giá hàng hóa, tuy nhiên giá các nguyên liệu đầu vào dù không tác động trực tiếp đến giá của hàng hóa trên thị trường giao sau nhưng sự biến động giá của hàng hóa thực sẽ dẫn đến sự biến động của giá giao sau trên thị trường hàng hóa giao sau.

1.1.3.3. Tình hình kinh tế các nước lớn sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

Vì thị trường hàng hóa giao sau toàn cầu chủ yếu hoạt động và tập trung tại các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Singapore…, do đó khi nền kinh tế biến động sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính của các nước này dẫn đến sự ảnh hưởng của các thị trường khác không ít thì nhiều (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tiêu thụ hàng hóa…). Mặt khác, tình hình tiêu thụ các hàng hóa nông sản nhất là cà phê tập trung chủ yếu vào kinh tế khu vực Châu Mỹ, Châu Âu, nên một sự thay đổi về nhu cầu của người dân nước này về loại hàng hóa nào đó sẽ ảnh hưởng đến giá của hàng hóa đó.

Đối với các loại hàng hóa, lượng hàng tồn kho của các quỹ lớn hoặc các kho dự trữ hàng hóa tại các nước sản xuất hàng hóa cũng có liên quan đến giá cả. Do tính đặc thù của hàng hóa, hầu hết hàng hóa chủ yếu sản xuất ở các quốc gia đang phát triển trong khi tiêu thụ nhiều lại diễn ra ở các quốc gia phát triển như gạo, cà phê, tiêu, điều…do đó giá cả lúc này không chỉ phụ thuộc và khả năng cung ứng hay tiêu thụ mà chính lượng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá cả. Khi lượng tồn kho giảm thì giá sẽ tăng, khi giá tăng thì sẽ kích thích sản xuất, nhưng khi sản xuất quá mức thì các nước xuất khẩu phải giữ lại một lượng tồn kho cao hơn. Khi tồn kho cao dẫn đến giá giảm, xuất khẩu khó khăn hơn. Khi lượng hàng tồn kho của các quốc gia tiêu thụ tăng lên, những nhà sản xuất mất khả năng kiểm soát cung cầu thị trường thế giới. Xu hướng này ngày càng thể hiện rõ nét buộc nhà xuất khẩu chế biến liên kết với nhà xuất khẩu hỗ trợ nhau trong vấn đề quyết định giá cả thị trường

1.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp giá hàng hóa giao sau

Chính sách tài chính- tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của chính phủ đối với nền kinh tế nước đó trong đó các chính sách tỷ giá, lãi suất, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền nước đó và nó là một trong những nhân tố chi phối trực tiếp đến giá giao sau trên thị trường hàng hóa giao sau

a. Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Giá trị tiền tệ của nước sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tác động mạnh đến sự tăng giảm của giá hàng hóa. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế khi tỷ giá của một nước tiêu thụ hoặc sản xuất lớn tăng và nếu giá hàng hóa trên thị trường không tăng thì cũng sẽ làm giá hàng hóa nội địa sẽ tăng, điều này khiến nhiều người nắm hàng hóa bán ra ồ ạt ngay lập tức sẽ tác động lên giá hàng hóa trên thị trường thế giới, đồng thời nếu nước sản xuất hoặc tiêu thụ khác trong thời điểm đó đồng tiền của họ vẫn đứng yên sẽ khiến các nước này chịu ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)