Phương pháp xác định hàm lượng chất khô hòa tan theo TCVN 4414

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến sữa ngô bổ sung nước cốt dừa. (Trang 43)

Xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng chiết quang kế cầm tay (Brix kế) [13].

- Nguyên lý: Dựa vào chiết suất để suy ra nồng độ dung dịch, khi nồng độ

dung dịch tăng chiết suất tăng.

- Cách tiến hành

Cân 5g mẫu bằng cân kỹ thuật và nghiền nhanh trong cối chày sứ. Pha loãng bằng nước cất, định mức 100ml. Lấy một phần hỗn hợp cho vào vải phin mịn, ép 2

– 3 giọt dung dịch ban đầu rồi nhỏ 2 – 3 giọt lên lăng kính và đo.

Hiệu chỉnh gương phản chiếu để ánh sáng trong vùng quan sát sáng đều. Quay ốc điều chỉnh để tìm ranh giới vùng tối và vùng sáng của máy. Điều chỉnh

đến khi ranh giới giữa hai vùng đen đậm không có ánh sáng khác (để tránh sai số). Đọc chiết suất hoặc phần trăm chất khô trên thước đo.

Ghi sốđọc phần trăm chất khô và nhiệt độ.

- Tính kết quả:

Hàm lượng chất khô hòa tan (X) được tính theo công thức: X = 20*a

Trong đó:

20: Hệ số pha loãng.

a: Chỉ số khúc xạ đo được

3.4.2.2 Xác định hàm lượng chất khô tổng số

Xác định độ ẩm của nguyên liệu bằng phương pháp sấy đến khối lượng không

đổi [12].

- Nguyên tắc: Sấy mẫu trong một thời gian để tách lượng nước tự do và nước

liên kết trong sản phẩm. Trong quá trình sấy cần theo dõi và cân khối lượng mẫu

đến khi khối lượng lần trước và lần sau nó không thay đổi thì dừng sấy. Lượng nước trong nguyên liệu đã bay hết, phần còn lại là chất khô.

Dùng dụng cụ thích hợp (thìa) lấy mẫu và cân cho vào cốc và tiến hành cân cả cốc và mẫu .

Cho vào tủ sấy và tiến hành sấy cho đến khi khối lượng không đổi. Cân sản phẩm sau khi sấy và ghi lại kết quả.

- Công thức tính:

Độẩm (W%) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

G1: Khối lượng mẫu + chén sứ trước khi sấy (g).

G2: Khối lượng mẫu + chén sứ sau khi sấy (g).

Go: Khối lượng chén sứ (g).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến sữa ngô bổ sung nước cốt dừa. (Trang 43)