7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.5.1. Với cơ quan đăng ký kinh doanh
Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, phá sản, giải thể doanh nghiệp; một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế - hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật. Cụ thể là, khi các đối tượng này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số hóa đơn mà doanh nghiệp chưa dùng có thể được đưa ra thị trường để các doanh nghiệp khác lợi dụng gian lận thuế. Giải quyết tình trạng này, không gì hiệu quả hơn là các cơ quan chức năng phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ. Trong Cơ quan thuế cũng cần xây dựng quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý chặt chẽ hơn nữa việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng “doanh nghiệp ma” công tác quản lý hoá đơn.
Mặt khác, để thực hiện chống gian lận về thuế không chỉ cần có thông tin về thuế mà còn cần có các thông tin khác như nơi cư trú, lý lịch của các cá nhân có trách nhiệm… Do đó, rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế cũng cần xây dựng quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố để quản lý chặt chẽ hơn việc cấp giấy phép thành
lập doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp “ma”. Đồng thời, cập nhật kịp thời thông tin về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý.
Hơn nữa, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Lào lại quy định quy trình đăng
ký kinh doanh rất thông thoáng về các chủ thể đăng ký kinh doanh dẫn tình trạng một
người có thể thành lập nhiều doanh nghiệp bằng cách thay tên công ty, địa chỉ để được cấp hóa đơn. Trong khi đó, công tác quản lý theo dõi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thực hiện được một cách thường xuyên nên rất kho cho việc phát hiện những doanh nghiệp làm ăn không chân chính hoặc doanh nghiệp thành lập với mục đích kinh doanh hóa đơn mà thôi.