TÁC HẠI CỦA HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM PHÒNG NGỪA GIAN lận TRONG CÔNG tác KHẤU TRỪ và HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 47)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3. TÁC HẠI CỦA HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.3.1. Thất thu cho ngân sách nhà nước

Thất thu là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với nhà lãnh đạo của mỗi quốc giatrong hệ thống ngân sách nhà nước nói chung và và trong quản lý thuế nói riêng. Thất thu phản ánh mặt đối lập đối với nguồn thu của ngân sách nhà nước và người nộp thuế. Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn với nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế lại mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, thất thu thuế không phải là một vấn đề nan giải, để hạn chế thất thu thì phải có một chính sách thuế và phương thức quản lý phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp thuế. Ngược lại, có thể nói nguyên nhân gây thất thu bắt nguồn từ một chính sách thuế và phương thức quản lý không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Mặc dù thuế giá trị gia tăng đã phát huy tác dụng tích cực, số thu từ thuế giá trị gia tăng vào ngân sách không ngừng tăng lên, khuyến cho các doanh nghiệp tăng xuất khẩu, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện lợi dụng chế độ hóa đơn chứng từ để tăng nguồn hàng xuất khẩu nhằm được khẩu trừ và hoàn lại thuế GTGT.

Với những thất thu cho ngân sách nhà nước trong gian lận thuếcó thể nêu ví dụ cụ thể tại tỉnh Chăm Pa Sắc trong 5 năm qua để tăng xuất khẩu nhằm được khấu trừ và hoàn thuế GTGT sau:

Bảng 2.4: kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009-2013 của tỉnh Chăm Pa Sắc

Đơn vị tính: triệu USD 37

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị xuất khẩu 47,52 46,09 38,72 33,73 37,68

(Nguồn: tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI- VII của tỉnh Chăm Pa Sắc-Sở kế hoạch - đầu tư)

Qua số liệu này cho thấy, Chăm Pa Sắc là một trong những tỉnh lớn của CHDCND Lào, số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng Chăm Pa Sắc thường xuyên tăng về giá trị xuất khẩu hàng hóa qua các năm không đều đều, nhưng bên cạnh đó nó là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề khấu trừ và hoàn thuế GTGT bởi trong trường hợp nếu các doanh nghiệp có sản xuất xuất khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT thị họ sẽ được hưởng thuế suất của thuế GTGT là 0%, bởi vậy trường hợp này nhà nước phải hoàn lại khoản thuế đã thu ban đầu cho các doanh nghiệp.

Cho dù Lào cũng tương tự như Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu nông, lâm, thủy, khoáng sản, kim ngạch xuất khẩu của Lào không ngừng thay đổi tăng giảm thất thường qua các năm. Cho nên việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp là một chủ trương chính sách cần chú trọng một cách hợp lý. Bởi vừa góp phần thúc đẩy xuất khẩu, giúp doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ hàng của nông dân, góp phần thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển, qua đó giúp người nông dân có đầu ra đảm bảo ổn định đời sống cho họ.

Bảng số 2.5: Thống kê tiền hoàn thuế GTGT năm 2013

Đơn vị tính: triệu kíp

Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 461,7 6.225,3 2.185,1 429,9 237,1 8.273,3 654,9

(Nguồn: tổng cục thuế của CHDCND Lào năm 2013)

Qua số liệu trên cho thấy số tiền hoàn thuế của nhà nước cho doanh nghiệp không ngừng thay đổi phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua các tháng trong năm. tháng sau luôntăng hơn thángtrước. Cụ thể , chỉ tính riêng tháng 3 khoản hoàn thuế giá trị gia tăng, ngân sách đã bỏ ra 6.225,3 triệu kíp, tăng 1.348,34% so với tháng 2. Số tiền hoàn thuế này đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tháng 4 và các tháng sau, con số này sẽ tiếp tục tăng giảm lần lượt do hoạt động sản xuất - kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng một tăng tùy vào khả năng hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng do các quy định của giá trị gia tăng còn nhiều sơ hở nhất là về khấu trừ và hoàn thuế

GTGT với cơ chế quản lý thu thuế còn nhiều yếu kém.Vì vậy làm nảy sinh hiện tượng

lập chứng từ không trung thực để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng và gây ra những hậu quả nặng nề: Chính phủ mất tiền, dân chúng mất niềm tin chính sách thuế mới, và doanh nghiệp lương thiện nghi ngờ cách thức và năng lực điều hành nền kinh

tế của Chính phủ. Bằng các thủ đoạn gian lận trên, những kẻ gian lận đã liên kết, móc

nối với nhau rút ruột hàng trăm tỷ kíp ngân sách nhà nước mà chưa bị xử lý hoặc những vụ việc bị xử lý chỉ là rất nhỏ chưa phản ánh được thực trạng gian lận thuế trong thời gian này.

Ngoài ra, đối với cơ chế chính sách “tiền thoái, hậu kiểm” thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải phóng nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó thời hạn xem xét hồ sơ hoàn thuế rất chặt, trung bình là trong vòng 3 tháng. Do vậy, một số doanh nghiệp đã gian lận hồ sơ chứng từ giả mạo để chiếm đoạt hàng trăm tỷ kíp tiền hoàn thuế. Việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ cũng gặp nhiều khó khăn nếu người bán, người mua ở địa bàn khác nhau.

Do vậy, Lào cũng giống một số nước trên thế giới đều có chính sách hoàn thuế đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu nhưng nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến mục đích tốt đẹp của chính sách không đạt được mà còn bị lợi dụng để trục lợi.

2.3.2. Mất trật tự an ninh xã hội

Theo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây, hiện tượng gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp để bòn rút tiền ngân sách Nhà nước đã trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Bởi các hành vi gian lận này diễn ra trên phạm vi rất rộng, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều tỉnh lẻ, đồng thời số tiền gian lận, bòn rút tiền từ NSNN bị phát hiện đã lên đến hàng tỷ kíp và chừng như các vụ gian lận bị phát hiện ngày càng lớn, càng nghiêm trọng hơn.

Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT cùng những bất cập trong hệ thống quản lý chứng từ hoá đơn hiện nay thực sự trở thành vấn nạn đáng báo động đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, mà trước hết là nguy cơ thất thoát tiền NSNN với số lượng cực lớn.

Trước hết phải thấy rằng sự lạm dụng trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT có xuất phát điểm từ đặc trưng riêng có của thuế GTGT, hay nói một cách chuẩn xác hơn là từ

việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hành vi gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng không những ảnh

hưởng về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh xã hội. Giới “ doanh nghiệp” ở Chăm Pa Sắc là một ví dụ. Sau khi lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, những kẻ vi phạm đã xây nhà lầu, mua sắm xe hơi, ăn chơi, cờ bạc từ những đồng tiền kiếm được từ ngân sách nhà nước. Khi vụ việc bị phát hiện, kẻ thì phải vào tù, kẻ bỏ trốn đề lại người thân không có người chăm sóc. Một gánh nặng cho xã hội mà loại tội phạm này để lại là không nhỏ.

Với tổng số 3.600 doanh nghiệp tại tỉnh Chăm Pa Sắc, trong đó có hơn 168 doanh nghiệp bị nghi là thành lập chỉ với mục đích bán hóa đơn GTGT, rồi sau đó sẽ biến mất. Về tỷ lệ, số doanh nghiệp này chiếm 4,66% tổng số doanh nghiệp hiện đã thành lập ở Chăm Pa Sắc.

Tiếp tay cho những hành vi gian lận đó là một số các cán bộ hải quan, thuế vụ. Những cán bộ này thông đồng với doanh nghiệp lập hồ sơ khống để hoàn thuế, bỏ qua việc kê khống hàng hóa, dịch vụ mua vào rồi sau đó ăn chia với nhau. Những đồng tiền này đã làm thoái hóa một đội ngũ công chức nhà nước gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

2.4.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHẤU TRỪ HOÀN THUẾ VÀ CHỐNG GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Giai đoạn từ năm 2010 - 2013 thực hiện thuế GTGT chúng ta có thể nói rằng thuế GTGT đã thực sự đem lại kết quả bước đầu rất đáng mừng cho Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào.

Trong những năm đầu thực hiện mở cửa nền kinh tế thuế GTGT đã phát huy được tác dụng đối với nền kinh tế và thực sự đem lại nguồn thu lớn cho NSNN và có xu hướng ngày càng tăng. Thuế này ngày một chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu NSNN.

Việc áp dụng thuế thống nhất đối với các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy và thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào cuộc cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Thuế GTGT góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn tiêu dùng, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tư.

Thuế GTGT đã có tác động tích cực làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng

phát triển bền vững. Nếu năm 2010 cơ cấu các ngành nông nghiệp trong GDP là 38.6%, thì năm 2010 dự kiến là giảm xuống còn 36.7%, công nghiệp là 28,8% tăng lên 35,7% và dịch vụ từ 26,2 tăng lên 34%. Có thể nói rằng, trong tổng thu NSNN hàng năm thuế gián thu đã thực sự là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể là:

Bảng số 2.6: Cơ cấu thuế GTGT trong tổng thu NSNN qua các năm

Đơn vị tính: triệu kíp

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu thuế GTGT 1.135.793,60 1.455.861,60 1.465.748,29

(Nguồn: Vụ NSNN Bộ Tài chính CHDCND Lào năm 2011-2013)

Qua số liệu trên thấy rằng: Các nguồn thu từ thuế GTGT chiếm tỷ lệ rất cao và có tốc độ tăng tương đối lớn so với các nguồn thu khác. Điều đó có thể nói rằng các sắc thuế GTGT có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho NSNN.

Mặt khác, cũng có thể khẳng định thuế GTGT kể từ khi ban hành đã từng bước đi vào cuộc sống xã hội cũng như có hiệu lực pháp lý trong môi trường kinh tế và được nhân dân ủng hộ. Nếu tính theo tỷ lệ % thì sẽ thấy hàng năm tính trung bình thuế GTGT đã góp phần tạo nguồn thu trên 50% tổng thu NSNN.

Ngoài ra, qua những năm thực hiện thuế GTGT ngoài việc tạo nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN hàng năm thì thuế GTGT còn đóng góp tích cực trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp một phần quan trọng vào việc đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo ra những điều kiện cần thiết để chuyển đổi nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và từng bước xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thuế GTGT còn mang lại kết quả tích cực trong việc hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ, không cần thiết trong đời sống xã hội. Đồng thời, cũng góp phần tích cực vào việc khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu nhằm kiểm soát từng phần tình trạng nhập siêu hiện nay.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2013 thực hiện thuế GTGT ở CHDCND Lào thì thuế này đã đem lại kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị - xã hội. Đặc biệt, nó đã tạo nguồn thu lớn và liên tục tăng cho NSNN. Đồng thời, thuế GTGT cũng phục vụ đắc lực cho các mục tiêu, yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần lớn trong việc thực hiện thành công bước đầu quá trình chuyển đổi, cải cách nền kinh tế ở Lào hiện nay.

Tóm lại, có thể nói rằng thuế GTGT đã giành được những thành tích nổi bật sau:

- Tác động cho các doanh nghiệp quan tâm ban đầu sử dụng hóa đơn thuế GTGT;

- Tự nguyện tự khai nộp thuế theo chế độ hóa đơn chứng từ của Luật kế toán;

- Ban đầu làm cho nền kinh tế-xã hội ổn định của đất nước.

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đạt được trong những năm thực hiện thuế GTGT thì luật thuế này còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại, cụ thể:

- Bộc lộ trong thuế GTGT là việc quy định thuế suất đối với một số mặt hàng

chưa hợp lý, chưa phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Thuế suất bị sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa định hình rõ mục tiêu chính yếu của thuế GTGT là gì. Trong những thời điểm nhất định dường như tập trung vào mục tiêu điều tiết (bằng cách đặt ra nhiều mức thuế suất), song sau đó lại trọng tâm vào mục tiêu tạo nguồn thu và đơn giản (bằng cách giảm bớt số mức thuế suất).

Việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tính trùng lắp của thuế doanh thu song trên thực tế, do chế độ quản lý không chặt nên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thực thi trong khi các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ sổ sách kế toán cho nên việc xác định doanh số tính thuế không thể chính xác được.

Mặt khác, việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đầu vào chỉ mang lại hiệu quả khi áp dụng ở những tỉnh, thành phố lớn, còn ở các tỉnh lẻ khác thì việc thực thi các thuế này rất khó khăn, mang lại hiệu quả thấp vì trong khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu vẫn là thu theo hình thức khoán.

- Phạm vi thu thuế GTGT rất rộng nên việc quản lý số hộ kinh doanh, quản lý

việc lập sổ sách kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất khó khăn đối

với cán bộ thuế, nói chung là chưa kiểm soát và quản lý được.

Ở CHDCND Lào, dù mới áp dụng thuế GTGT qua hơn 4 năm nhưng không tránh khỏi nhược điểm như bao sắc thuế khác, nó sơ sài, khó áp dụng. Do vậy bên cạnh thuế giá trị gia tăng còn có hàng chục loại thuế được thi hành. Các sắc thuế này lại luôn

thay đổi kéo theo sự không ổn định của bản thân thuế giá trị gia tăng. Đôi khi các loại thuế trên lại không phù hợp với quy định của văn bản luật hoặc nội dung các văn bản này vượt quá thẩm quyền của cơ quan ban hành. Nội dung hướng dẫn cũng chỉ là giải pháp tình thế, chắp vá mà không được nghiên cứu, không dựa trên một cơ sở lý luận nào làm cho sắc thuế giá trị gia tăng dần dần bị nhào nặn bóp méo là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của thuế giá trị gia tăng. Điển hình là việc mở rộng các đối tượng được hoàn thuế trong các văn bản pháp quy của Bộ tài chính với chức năng hướng dẫn thi hành thì lại bổ sung thuế GTGT.

Tại thuế giá trị gia tăng các trường hợp được hoàn thuế là doanh nghiệp có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong qúy lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM PHÒNG NGỪA GIAN lận TRONG CÔNG tác KHẤU TRỪ và HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)