7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3. QUY TRÌNH KHẤU TRỪ VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Quy trình khấu trừ và hoàn thuế GTGT dựa trên quan điểm doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo cơ chế tự khai báo thuế và tự nộp thuế; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về số thuế đã nộp. Dựa trên quan điểm này thì qui trình khấu trừ và hoàn thuế được xây dựng trên cơ sở sau:
1.3.1. Các bước của quy trình khấu trừ và hoàn thuế GTGT
Bước 1: Điều kiện về chủ thể
Theo pháp luật thuế GTGT hiện hành, chỉ khi những đơn vị nào nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ của những đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có lập hoá đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng được khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT thực tế phát sinh theo đúng bản chất của thuế GTGT (tên gọi thuế GTGT chỉ đúng duy nhất trong trường hợp này). Do đó, cần phải phân biệt một cách rõ rànggiữa các chủ thể nộp thuế và chủ thể chịu thuế GTGT; Đồng thời cũng cần xác định những đối tượng được hoàn thuế GTGT.
Cần biết rằng, việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào xuất phát từ cách xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Cụ thể số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Khi nào tính thuế GTGT đầu ra và hàng hoá, dịch vụ nào chịu thuế GTGT... đã được quy định cụ thể trong Luật thuế GTGT 2006. Do vậy, đối tượng nộp thuế chỉ được tiến hành khấu trừ và hoàn thuế GTGT với điều kiện:
Một là:hàng hoá, dịch vụ bán ra phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT. Điều đó có nghĩa rằng những hàng hoá, dịch vụ này phải không rơi vào một trong 15 trường hợp được quy định tại điều 10 Luật thuế GTGT.
Hai là:hàng hoá, dịch vụ mua vào phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với quá trình tạo nên hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Đối với mục địch cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã phát sinh ở nước ngoài có thể chịu thuế nếu việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên được thực hiện trên lãnh thổ nước CHDCND Lào, ví dụ: chủ thể nộp thuế GTGT đăng ký thuế ở CHDCND Lào nhưng có chi nhánh phân phối ở CHXHCN Việt Nam, chủ thể nộp thuế GTGT sẽ chịu thuế GTGT của Lào nếu việc cung cấp đó phát sinh trong lãnh thổ của CHDCND Lào, còn nếu việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó xuất khẩu qua cho chi nhánh ở Việt Nam thì không phải chịu thuế GTGT của Lào. Có nghĩa là khấu trừ và hoàn thuế GTGT chỉ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
Như vậy, theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Về nguyên tắc, nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại không có thuế đầu vào
(hàng hoá, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT) thì sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại không có thuế đầu ra (hàng hoá, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng nộp thuế cũng không được hoàn thuế.
Tuy nhiên, các đối tượng được hoàn thuế GTGT ngày càng được mở rộng. Nếu như tại thời điểm ban hành Luật thuế GTGT qui định chỉ có 4 trường hợp hoàn thuế. Cho đến tại thời điểm hiện nay, nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT do các cơ quan hành pháp ban hành, ngày càng mở rộng các đối tượng được hoàn thuế.
Hơn nữa, vấn nạn hoàn thuế gây thất thoát tiền từ NSNN mà xã hội đang quan tâm và theo dõi chỉ là phần nổi của vấn đề. Số trường hợp gian lận và số tiền gian lận cần ngăn chặn trong thực tế, thiết nghĩ, sẽ gấp đôi. Bởi tiền thất thoát từ việc hoàn thuế chỉ là một bộ phận nhỏ (hoàn thuế chỉ gắn với kết quả khấu trừ là âm (<0), gói gọn trong phạm vi “các DN được hoàn thuế”, tức chỉ từ các DN có xuất khẩu các lô hàng lớn hoặc có thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra tính theo luỹ kế liên tục 6 tháng.
Trong luật doanh nghiệp năm 2005 của Lào có quy định mọi chủ thể kinh doanh đều phải được bình đẳng, tức là nếu khi mua hàng họ phải tạm nộp thuế GTGT thì họ phải được khấu trừ, hoàn thuế. Muốn vậy, phải nhanh chóng tiến tới một phương pháp tính thuế thống nhất, một loại hoá đơn thống nhất, mới trả lại đúng bản chất của thuế GTGT.
Theo quy định của luật thuế GTGT, muốn được hoàn thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nằm trong hệ thống thuế GTGT theo những điều kiện đã quy định mới được hoàn thuế. Nghĩa là muốn được hoàn thuế GTGT người nộp thuế phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trên.
Như vậy, theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào.
Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế theo hệ thống thuế GTGT sẽ được hoàn thuế GTGT theo quy định của luật thuế GTGT 2006, cụ thể sau:
Một là, Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn thuế trong những trường hợp như:
- Cơ sở kinh doanh trong 6 tháng liên tục trở lên có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Trường hợp này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ từ 100 triệu kíp trở lên thì được xét hoàn thuế GTGT theo tháng hoặc theo chuyến.
Hai là, Cơ sở kinh doanh mới thành lập, đầu tư tài sản có đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nhưng chưa phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 100 triệu kíp trở lên thì được xét hoàn thuế theo từng quý.
Ba là, Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải
thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa[6]
.
Bước 2: điều kiện về đối tượng chịu thuế
Các quốc gia trên thế giới đều có áp dụng thuế giá trị gia tăng, tuân thủ việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi hàng hóa mua vào thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất: hàng hóa mua vào phải là hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (tức là người mua đã trả tiền thuế giá trị gia tăng) và có hóa đơn giá trị gia tăng.
Điều kiện thứ hai: chỉ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho những hàng hóa mua sắm được sử dụng cho hoạt động kinh doanh, thuế giá trị gia tăng đầu vào của những hàng hóa dịch vụ được sử dụng cho mục đích cá nhân thì không được khấu trừ.
Điều kiện thứ ba: chỉ có những khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của những hàng hóa mua sắm được sử dụng để hình thành nên các hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mới được phép khấu trừ[6]
.
Như vậy pháp luật về thuế giá trị gia tăng của các nước đều quy định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ thỏa mãn cả ba điều kiện nêu trên, nếu một trong các điều kiện trên bị vi phạm thì việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng là không đúng với bản chất kinh tế của thuế giá trị gia tăng.
Bước 3: điều kiện về hóa đơn chứng từ
Hoá đơn chứng từ là vấn đề cốt lõi đặc biệt quan trọng trong thuế GTGT. Nếu
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ và khả thi về phát hành, sử dụng, lưu thông hoá đơn là yếu tố quyết định thành công sự vận hành sắc thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi xuất hóa đơn thì lưu ý lập hoá đơn, tổ chức, cá nhân phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.
Hoá đơn là xác nhận một tài liệu bán hàng hoá và dịch vụ giá trị gia tăng nộp thuế tại thời điểm mua, thu thuế giá trị gia tăng tại thời điểm bán, khấu trừ hoặc yêu cầu để hoàn thuế GTGT.
Tất cả doanh số bán hàng của hàng hóa và dịch vụ được kèm theo hoá đơn theo quy định của pháp luật được quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hoá đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;
Đối với cơ sở kinh doanh không thuộc diện đối tượng chịu thuế GTGT cũng phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp người bán không xuất hóa đơn cho người mua thì người mua phải đòi lại với người bán trong thời gian mua hàng hóa, dịch vụ;
Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng [6]
.
Bước 4: quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng
Qui trình hoàn thuế GTGT dựa trên quan điểm doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo cơ chế tự khai báo thuế và tự nộp thuế; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về số thuế đã nộp. Dựa trên quan điểm này thì qui trình hoàn thuế được xây dựng trên cơ sở sau:
a) Cơ chế trình tự hoàn thuế giá trị gia tăng
Cần ban hành cơ chế hoàn thuế, trong đó áp dụng đồng thời cả hai cơ chế: “hoàn trước, kiểm sau” và “kiểm trước, hoàn sau”. Như vậy, cần tiến hành phân loại các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế, chưa có hành vi vi phạm thì áp dụng cơ chế: “hoàn trước, kiểm sau”. Các doanh nghiệp không chấp hành tốt Luật thuế, không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì áp dụng cơ chế: “kiểm trước, hoàn sau”.
Với cơ chế chính sách “tiền thoái, hậu kiểm” thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải phóng nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế GTGT. Theo thống kê từ ngày luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành đến nay có khoảng hơn 19 hồ sơ được hoàn thuế trên cả nước. Trong khi đó qui định về thời hạn xem xét hồ sơ hoàn thuế trong vòng không quá 3 tháng. Do vậy, một số doanh nghiệp đã gian lận hồ sơ chứng từ giả mạo để chiếm đoạt hàng tỷ kíp tiền hoàn thuế. Việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ không thể thực hiện ngày một ngày hai, đặc biệt trong trường hợp người bán, người mua ở địa bàn khác nhau. Để làm tốt điều này chúng ta cần có sự phối hợp tốt hơn giữa cơ quan quản lý các địa phương để quản lý đối tượng nộp thuế, đối tượng mua hàng, cần có một hệ thống thông tin nối mạng hoàn chỉnh hơn đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao hiện nay. Với thời gian này, cơ quan thuế có đủ thời gian để kiểm tra, thẩm định hồ sơ chứng từ hoàn thuế nên có thể phát hiện được những sai phạm lợi dụng khai man của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ chúng ta đã phân loại đối tượng hoàn thuế theo những tiêu chí về tính tuân thủ qui định pháp luậtvề khấu trừ, hoàn thuế, tương ứng với từng đối tượng sẽ qui định thời hạn xem xét, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế như sau:
- Có rủi ro cao;
- Có rủi ro trung bình;
- Có rủi ro thấp.
Đối với hồ sơ chứng từ xin hoàn thuế có rủi ro cao và trung bình sẽ phải kiểm tra trước mới có quyết định hoàn lại thuế, tức kiểm tra trước hoàn sau; còn đối với trường hợp có rủi ro thấp thì kiểm tra sơ bộ về tính đúng đắn của hồ sơ và sẽ được hoàn thuế ngay, nghĩa là hoàn trước kiểm tra sau.
b) Hồ sơ hoàn thuế
Đối với các đối tượng được hoàn thuế GTGT, thì phải làm công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu 01. Đối với trường hợp hoàn thuế theo tháng hay theo chuyến, công văn đề nghị hoàn thuế GTGT phải ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và số hợp
đồng xuất khẩu (đối với trường hợp trực tiếp xuất khẩu) hay hợp đồng ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu ủy thác). Đồng thời phải kèm theo bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại,Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (mẫu số 4, 7 GTGT).
Tương ứng với từng đối tượng được hoàn thuế, từng trường hợp hoàn thuế pháp luật yêu cầu các hồ sơ chứng từ khác nhau. Song tính chính xác hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thì cơ quan thuế khó có thể kiểm tra ít ra là trong trường hợp hoàn thuế đối với hàng hoá là nông sản thực phẩm xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, thanh toán không qua ngân hàng. Xã hội nên chia sẻ, cảm thông với sự quá tải của ngành thuế song cũng không loại trừ những trường hợp cán bộ thuế thông đồng với các doanh nghiệp chấp nhận các chứng từ giả để chia nhau số tiền hoàn thuế. Để góp phần khắc phục những tiêu cực trên thiết nghĩ nên xây dựng một qui trình hoàn thuế hợp lý, đặc biệt trong đó phân định nghĩa vụ, trách nhiệm một cách minh bạch, rõ ràng của nhân viên cơ quan thuế trong công tác hoàn thuế. Nên chăng, xây dựng nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân viên cơ quan thuế theo qui trình trách nhiệm của nhân viên ngân hàng khi kiểm tra chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.
Tuy nhiên, đối tượng được hoàn thuế GTGT có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế, song phải cung cấp hồ sơ hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xin hoàn thuế và mọi trường hợp sai sót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị truy thu về thuế tùy theo nguyên nhân, mức độ vi phạm sẽ bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. Đồng thời hồ sơ đề nghi hoàn thuế cũng phải được lưu tại doanh nghiệp [6]
.
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ thuế [6])
Sơ đồ: 1.1: Sơ đồ qui trình khấu trừ và hoàn thuế GTGT
Tổ kiểm toán tờ khai Tổ thực hiện hoàn thuế Qui trình
lựa chọn GTGT đã đăng ký Người nội thuế
Tổ kiểm toántơ khai Phòng thanh tra Kiểm toán trước hoàn thanh tra trước hoàn Tập tin theo dõi đơn xin hoàn thuế Bảng (trong phần mềm) Nhập dữ liệu cơ bản Tiến độ và kết quả hoạt động Tiến độ và kết quả hoạt động
Đơn và hồ sơ xin