7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3. ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN ĐỂ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT
Tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng mọi hình thức thích hợp, sâu sát quần chúng và các đơn vị kinh doanh để lắng nghe thắc mắc và giải đáp kịp thời những vướng mắc, bàn bạc tháo gỡ khó khăn của các đối tượng nộp thuế. Cần thường xuyên tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ thuế từ đường lối, chủ trương lớn chung đến từng việc cụ thể về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp, thủ
tục, kê khai, nộp thuế bằng cách trình bày tập thể, đại trà hoặc bàn bạc, trao đổi, tay đôi, tay ba để mọi người hiểu được vai trò của thuế dưới chế độ XHCN là thu của dân để phục vụ lợi ích của dân, góp phần chi lương cho bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tổ quốc, an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, góp phần chống lạm phát, ổn định vật giá. Qua đó tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành, của các tầng lớp dân cư về chính sách, chế độ thuế. Chọn lựa và xây dựng mạng lưới công tác viên tích cực, thường xuyên cung cấp thông tin, giúp đỡ cán bộ thuế, tạo được dư luận quần chúng rộng rãi, lên án, đấu tranh chống trốn lậu thuế, dây dưa nợ đọng tiền thuế.
Dưới chế độ ta, thuế là của dân, do dân, vì dân nên mỗi lần chuẩn bị các thuế đều cần đưa ra lấy ý kiến tham gia rộng rãi của nhân dân, được Quốc hội đại diện cho quyền lợi thông qua để triển khai dân chủ, minh bạch với dân.
Luật quản lý thuế quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ”. Hóa đơn xuất khi bán hàng hóa, dịch vụ, là căn cứ xác định doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định số thuế giá trị gia tăng nộp ngân sách nhà nước.
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, hành vi không xuất hóa đơn là vi phạm pháp có thể bị xử lý hình sự nhưng trong thực tế người bán đã không xuất hóa đơn khi người mua không có yêu cầu. Thường là người tiêu dùng là cá nhân do không được khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào nên khi mua hàng họ không có thói quen lấy hóa đơn. Mặt khác khi người mua muốn lấy hóa đơn thì người bán sẽ cộng thêm một khoản thuế giá trị gia tăng vào giá bán. Chính điều này đã làm cho người tiêu dùng là cá nhân lựa chọn cách không lấy hóa đơn để giá rẻ hơn. Mô hình chung, người tiêu dùng đã tiếp tay cho hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng.
Do vậy, phải nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân, giúp họ hiểu rõ bản chất và lợi ích của việc sử dụng hóa đơn, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện phòng, chống các hành vi gian lận thuế và đặc biệt quan trọng là ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn. Để tăng cường nhận thức của người dân và người nộp thuế trong việc quản lý và sử dụng hoá đơn, cơ quan quản lý cần có những biện pháp khuyến khích các cá nhân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa; tăng cường trách nhiệm tuyên truyền chế độ chính sách về hoá đơn đến người dân, để nhân dân hiểu rõ
bản chất và lợi ích của việc sử dụng hoá đơn, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện phòng, chống các hành vi gian lận thuế, có biện pháp khuyến khích các cá nhân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa.
Ở Đức, người tiêu dùng luôn có thói quen lấy hoá đơn khi họ mua bất cứ một mặt hàng nào. Với hành vi này, người tiêu dùng cũng đã tự mình bảo vệ lợi ích của mình khi mua hàng tránh được việc mua hàng lậu, hàng giả... Còn ở Lào cũng như Việt Nam, tôi thấy người tiêu dùng không có thói quen lấy hoá đơn như vậy, vô hình chung họ đã tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bất hợp pháp như buôn lậu, trốn thuế... Để minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp ở Lào, theo tôi rất cần có sự cộng tác của người tiêu dùng bằng việc yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp hoá đơn khi mua hàng.
Tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức nên quan hệ làm ăn với những đối tác quen thuộc, có uy tín, có nhân thân và địa chỉ rõ ràng, minh bạch, đặc biệt chú ý các trường hợp mua hàng qua điện thoại, fax. Khi đặt quan hệ làm ăn với những đối tác chưa quen biết, cần kiểm tra tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thông qua cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc trang Web của Tổng cục thuế; khi mua hàng tại cơ sở kinh doanh yêu cầu người bán thực hiện đúng quy trình sử dụng hóa đơn như: Lót giấy than, ghi đầy đủ các chỉ tiêu và kiểm tra các liên trước khi ký, tránh trường hợp ghi nội dung trên các liên khác nhau. Trường hợp nghi vấn có thể đề nghị cơ quan thuế xác minh tính chính xác, hợp pháp của hóa đơn; thực hiện nghiêm việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp tránh tình trạng nhân viên trong đơn vị thông đồng, lợi dụng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Nếu qua công tác kiểm tra phát hiện người bán hàng, cung ứng dịch vụ giao hóa đơn cho đơn vị không hợp pháp thì kiên quyết từ chối việc chấp nhận thanh toán. Đồng thời báo cho cơ quan thuế và cơ quan bảo vệ pháp luật biết tên cơ sở kinh doanh có biểu hiện sử dụng hóa đơn không hợp pháp để cơ quan.
Cụ thể là người mua hàng hóa, dịch vụ khi nhận hóa đơn sẽ được hưởng các quyền lợi như: tham dự bốc thăm xổ số trúng thưởng, bảo hành sản phẩm, xác nhận tài sản, đăng ký sở hữu tài sản, kê khai chi phí . . .Tổng cục thuế và Bộ tài chính cần
nhanh chóng xây dựng phương án để triển khai, thực hiện qui định về khen thưởng đối
với người tiêu dùng, trong đó cần qui định cụ thể về cách thức trúng thưởng (cào, bốc thăm hoặc lấy theo kết quả xổ số kiến thiết), số tiền trúng thưởng, cơ chế tạo lập và sử
dụng quỹ trao thưởng ngành thuế. Về phía những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ phải chính sách động viên khen thưởng về quyền lợi vật chất, tinh thần cụ thể để tôn vinh họ. Chính những quyền lợi về vật chất, tinh thần đó sẽ là động lực rất lớn để toàn xã hội nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ và tăng cường hiệu quả cho cuộc chiến chống gian lận hóa đơn hiện nay.