7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh
Cùng với việc chuẩn hoá quy định về hoá đơn chứng từ, cần cải tiến công tác quản lý thuế để đảm bảo thực hiện tốt chính sách thuế, động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế, đồng thời tăng cường quản lý hoá đơn để hạn chế gian lận về thuế. Để thực hiện tốt giải pháp này, ngành thuế nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn. Không phủ nhận trong những năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế các cấp đã thực hiện thường xuyên, liên tục và thông qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Thanh tra, kiểm tra là những công việc quan trọng trong quản lý thuế hiện đại, nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để nhắc nhở, uốn nắn lệch lạc, ngăn chặn và xử
lý, đưa việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ thuế từng bước vào nề nếp, kỷ cương.
Hiện nay đang phát sinh tội phạm mới là lợi dụng một số sơ hở trong quản lý thuế để đăng ký kinh doanh "ma", được mua và kinh doanh hóa đơn khống nhằm trốn lậu thuế với số lượng lớn.
Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thông qua việc phân loại các đối tượng nộp thuế để có thể tập trung vào những đối tượng tình nghi, có nhiều khả năng trốn lậu thuế nghiêm trọng, tinh vi.
Việc thanh tra, kiểm tra vừa phải dựa theo sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ vừa phải xem xét, khảo sát qua thực tế mua bán, thanh toán, đối chiếu với nguyên tắc phải niêm yết giá và bán theo giá niêm yết để xác định đúng sai.
Cần xây dựng thành quy trình kiểm tra, thanh tra, đặc biệt về số thuế được khấu trừ và các khoản quyết toán thuế. Qua phân loại có thể thực hiện thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc khấu trừ trước kiểm tra sau hay ngược lại. Việc kiểm tra thanh quyết toán thuế cần được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế, căn cứ theo tài liệu kê khai, báo cáo của đơn vị kinh doanh, nộp thuế. Trong trường hợp cần thiết mới nên đến kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh hoặc mời lên cơ quan để giải đáp những vấn đề còn chưa rõ nhằm hạn chế phiền hà không cần thiết và mất thời gian tiếp xúc của cơ sở kinh doanh.
Ngoài ra, cần tổ chức bộ phận kiểm tra nội bộ ngành thuế, theo dõi công tác của các bộ phận, của từng cán bộ, bảo đảm xây dựng được ngành thuế trong sạch, vững mạnh và thường xuyên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao cho ngành thuế.
Nhằm thực thi được những giải pháp thì hệ thống thuế cần phải được quán triệt và đồng nhất với các công cụ khác có liên quan. Thuế GTGT sẽ mang lại hiệu quả cao và phát huy được vai trò tích cực nếu được sự hỗ trợ bổ sung của chính sách khác như: chính sách phát triển kinh tế, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách ngoại thương... Đồng thời, ngoài cơ quan thuế thì thuế GTGT cũng cần phải được sự giúp đỡ của các cơ quan khác có liên quan như: Bộ Thương mại, Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài
chính và chính quyền các cấp có liên quan.
Tuy nhiên để rõ ràng minh bạch trong công tác quản lý thuế của các cán bộ theo dõi địa bàn, các cơ quan thuế cần lập đội kiểm tra liên ngành kiểm tra chéo một cách đột xuất, có thể cán bộ thuế đóng làm khách hàng, đi mua hàng xem đơn vị doanh nghiêp xuất hóa đơn hay không, rồi lấy chứng từ đó đối chiếu trong báo cáo thuế xem doanh nghiệp có khai báo sản phẩm hàng mình mua không.
3.3.ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN ĐỂ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA CÔNG DÂN, TỔ CHỨC