7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.6. ĐẨY MẠNH THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Thuế giá trị gia tăng năm đã quy định điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu kíp theo giá đã có thuế giá trị gia tăng. Do vậy việc đẩy đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng sẽ quản lý được lượng tiền lưu thông trên thị trường, hoá đơn chỉ là chứng từ kế toán. Thanh toán qua ngân hàng không xa lạ gì với nhiều nước trên thế giới nhưng ở Lào thì đây là lần đầu tiên bắt buộc áp dụng vì vậy trong thời gian đầu nó sẽ còn nhiều khó khăn, bất cập. Đây là phương thức thanh toán tiên tiến nhất, đang được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới, theo đó một mặt, Nhà nước sẽ quản lý được lượng tiền lưu thông trên thị trường, mặt khác sẽ tạo điều kiện để cơ quan thuế chống thất thu hiệu quả khi bắt buộc doanh nghiệp, muốn được khấu trừ thuế hay hoàn thuế đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì hoá đơn chứng từ trở thành công cụ thứ yếu, chỉ để ghi nhận hoạt động giao dịch kinh doanh và phục vụ cho việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Hoá đơn sẽ trở về với bản chất thực của nó là chứng từ kế toán và việc gian lận ghi trên hoá đơn sẽ dần được hạn chế và đẩy lùi.
Tuy nhiên, vấn đề là ở công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng hiện nay đã đáp ứng linh hoạt việc thanh toán qua ngân hàng hay chưa? Bởi nếu việc thanh toán qua ngân hàng vẫn còn chậm trễ như hiện nay thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Muốn vậy, hệ thống ngân hàng cũng cần phải nâng cao năng lực và công nghệ để việc thanh toán qua ngân hàng được nhanh và tiện dụng. Có như vậy, thì hoá đơn giá trị gia tăng sẽ trở về với bản chất thực của nó là chứng từ kế toán và việc gian lận qua hóa đơn sẽ được hạn chế và đẩy lùi.