HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ GTGT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM PHÒNG NGỪA GIAN lận TRONG CÔNG tác KHẤU TRỪ và HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 57)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ GTGT

3.1.1. Sửa đổi mức thuế suất

So với Việt Nam, từ năm 1997, thuế GTGT đã ra đời với 4 mức thuế suất là 0%.; 5%; 10%; 20%, từ lúc ban đầu qua các lần sửa đổi bổ sung và cho đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật thuế GTGT năm 2008 quy định thống nhất chỉ còn 3 mức thuế suất là 0%;5%;10%.

Thuế GTGT năm 2006 của CHDCND Lào ra đời sau tuy có kế thừa kinh nghiệm trong quản lý điều hành chính sách thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn hơn 4 năm áp dụng. thuế GTGT của Lào đã bộc lộ mâu thuẫn: Mức thuế suất bình quân còn

quá cao so với mặt bằng chung của xã hội.

Lào là đất nước nghèo, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, ngư nghiệp,

Lâm nghiệp. Do trình độ phát triển thấp nên hàm lượng tri thức trong các sản phẩm

trên chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô. Trong khi đó, để có được sản phẩm giá trị cao thì phải trải qua quá trình chế biến, tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy, việc áp dụng một mức thuế suất thống nhất là 10% giữa nguyên liệu và thành phẩm là bất hợp lý. Minh chứng cho quan điểm này, chúng ta xem xét trường hợp cụ thể sau:

Để sản xuất ra được 1 kg thịt bò khô là mặt hàng truyền thống của Lào, doanh nghiệp phải tiêu tốn khoảng 2,3 kg thịt bò tươi. Giá thị trường của 1 kg thịt bò tươi tại thời điểm hiện tại 55.000 kíp/kg. Như vậy, số tiền doanh nghiệp phải chi ra cho phần chi phí đầu vào bao gồm:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động chi phí đầu vào

STT Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 55.000 2,3 126.500

Thuế GTGT 10% 12.650

Tổng giá thanh toán 139.150

(Nguồn: tác giả tự thực hiện)

Bỏ qua chi phí nhân công và các chi phí gián tiếp khác, trong trường hợp này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng muốn có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán với giá lớn hơn 126.500 kíp/kg thịt bò khô trong khi đó chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra là 139.150 Kíp, phần thuế GTGT đầu vào chính là phần vốn mà doanh nghiệp không sử dụng được trong quá trình sản xuất.

Giả sử như thuế suất của nguyên liệu đầu vào là 5%, ta có bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động của chi phi và các chi phí khác

STT Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 55.000 2,3 126.500

Thuế GTGT 05% 6.325

Tổng giá thanh toán 132.825

(Nguồn: tác giả tự thực hiện)

Với các chi phí giả định như trên, trong trường hợp thuế suất nguyên vật liệu là 5%, doanh nghiệp sẽ phải chi ra lượng tiền mặt là 132.825 kíp để sản xuất ra 1 kg thịt bò khô thành phẩm, số tiền chênh lệch của 5% thuế này doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Khi thành phẩm được tiêu thụ trên thị trường, với mức thuế suất 10% doanh nghiệp sẽ tự cân đối đảm bảo mức thấp nhất là 12.650 kíp tiền thuế GTGT để nộp vào NSNN.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, việc quy định những sản phẩm thô có cùng mức thuế suất 10% như các sản phẩm tinh chế sẽ làm gia tăng gánh nặng chịu thuế trong cộng đồng, dẫn đến việc trốn thuế tràn lan và không khuyến khích được doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh do phải sử dụng một lượng lớn nguồn vốn để nộp cho khâu nguyên liệu đầu vào.

Vì vậy, cần phải thay đổi mức thuế suất thuế GTGT thành 3 mức như sau:

+ Mức 0% đối với hàng hóa xuất khẩu;

+ Mức 5% đối với hàng hóa là nguyên vật liệu thô hoặc nguyên vật liệu thiết yếu

dùng cho sản xuất kinh doanh;

+ Mức 10% đối với các sản phẩm còn lại.

3.1.2. Điều chỉnh nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là 15 loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, bộc lộ rất nhiều vướng mắc như sau:

Đối với nhóm nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa quá cảnh tại nước CHDCND

Lào:theo thông lệ chung, các nhóm mặt hàng nhập khẩu này không tiêu thụ tại nước CHDCND Lào, do vậy, việc thuế GTGT không đưa nhóm hàng hóa này vào diện không chịu thuế GTGT sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Lào và không phù hợp với nguyên tắc chung của thuế GTGT.

Đối với nhóm sản phẩm phục vụ cho người tàn tật:mục đích của Nhà nước là

nhằm khuyến khích và miễn thuế GTGT cho người tàn tật khi sử dụng các nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, nếu quy định nhóm mặt hàng này thuộc diện không chịu thuế thì mục tiêu này sẽ không đạt được do các nhà sản xuất đã tính toán phần thuế GTGT ở khâu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ra nhóm mặt hàng trên vào giá thành sản xuất nên trên thực tế người tàn tật vẫn phải chịu phần thuế GTGT này trong giá bán sản phẩm. Vì vậy, cần phải quy định nhóm sản phẩm này có thuế suất bằng không (0%) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất nhóm mặt hàng này được hoàn thuế hoặc khấu trừ thuế ở khâu đầu vào. Như vậy, giá thành của các sản phẩm trên sẽ được giảm xuống, tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống xã hội.

3.2.TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG GIA TĂNG

Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hoá đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế, nhất là các loại thuế trực thu.

Trong tình hình hiện nay, để tăng cường quản lý sử dụng hoá đơn như một công cụ của Nhà nước trong việc quản lý thuế, quản lý tài chính, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN, chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính. Góp phần thu đúng chính sách, thu đủ số thuế phải thu, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức SXKD hàng hoá, dịch vụ - thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đi vào nề nếp, thúc đẩy SXKD phát triển. Cho nên cơ quan thuế khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuỳ theo trình độ, qui mô của đơn vị mình mà ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý sử dụng hoá đơn để lựa chọn hình thức sử dụng hoá đơn cho phù hợp.

Hóa đơn là một trong những căn cứ quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định trị giá tính thuế và tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, hiệu quả

công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, phụ thuộc chặt chẽ vào hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng hóa đơn.

Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn của ngành thuế trong vài năm gần đây đang phải đối diện với những thách thức vô cùng to lớn. Hiện tượng gian lận hóa đơn, thất thoát hóa đơn, sử dụng hóa đơn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước đang diễn ra phổ biến trong phạm vi cả nước và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước nói riêng và nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ thực trạng nhức nhối này, ngày 23/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.

Hiện nay, quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn còn phân tán ở các luật thuế với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, gây khó khăn cho việc tìm hiểu, tham chiếu áp dụng. Do vậy, cần thiết phải có riêng một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đầy đủ, chi tiết và rõ ràng quy định về hóa đơn để tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tìm hiểu và thực thi pháp luật, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc tuyên truyền chính. Công tác quản lý hoá đơn là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Do đó việc tăng cường quản lý lĩnh vực này sẽ có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, góp phần hạn chế tình trạng trốn lậu, thất thu ngân sách nhà nước. Những đề xuất dưới đây cũng mong muốn góp thêm tiếng nói để các cơ quan quản lý nói chung, cơ quan quản lý thuế nói riêng đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác quản lý hoá đơn, triển khai đồng bộ những giải pháp thiết thực và dần hoàn thiện một hệ thống pháp lý về hoá đơn khoa học, chặt chẽ, đầy đủ. Từ đó có thể ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với những hành vi vi phạm, đảm bảo công bằng xã hội, phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật về hóa đơn

Mỗi quốc gia, tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ mà xây dựng hệ thống thuế cho riêng mình.

Hiện tại quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn còn nằm rải rác ở các luật thuế mà nhiều hơn cả là Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành, khiến người sử dụng hoá đơn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu, tham chiếu hết quy định này tới quy định khác. Thậm chí trong nhiều trường hợp, dù đã mất công như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ do các văn bản đôi

khi hướng dẫn không thống nhất, không rõ ràng, khiến người nộp thuế hiểu sai khi thực thi. Bởi vậy nhất thiết phải có riêng một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đầy đủ, chi tiết và rõ ràng quy định về hoá đơn. Văn bản này cũng cần quy định về thực tế kinh doanh của doanh nghiệp với các tiêu chí cụ thể như vốn theo đăng ký kinh doanh; điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh; nhân thân của giám đốc công ty và các thành viên góp vốn; căn cứ pháp lý của việc sử dụng trụ sở văn phòng công ty… để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi làm thủ tục mua hoá đơn, vừa tạo thuận lợi cho cán bộ thuế khi thi hành công vụ.

Qua nghiên cứu tình hình cụ thể của Việt Nam, tác giả thấy rằng ở Lào vẫn có điều kiện và cần thực hiện thuế trị giá gia tăng với nội dung chính sách phù hợp với thực tiễn của Lào. Còn việc quy định doanh nghiệp nào là nằm trong phạm vi điều chỉnh của thuế GTGT nên phải có quy định cụ thể. Xét về lý thuyết thuế trị giá gia tăng cho phép khấu trừ tiền thuế đầu vào với quy định về khấu trừ hết sức chặt chẽ, do đó sẽ thúc đẩy việc tự giác chấp hành tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, bảo đảm thu thuế sát với thực tế hơn. Mặt khác áp dụng thuế GTGT sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, với khu vực, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lào, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước.

Theo pháp luật về thuế GTGT, chỉ khi những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ từ những đơn vị cũng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có lập hoá đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng được khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT đúng theo bản chất của thuế GTGT. Còn trường hợp, những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp, hoá đơn đầu vào hợp pháp nhưng không là hoá đơn GTGT mà là hoá đơn bán hàng, thì đối tượng nợp thuế không được khấu trừ hoặc được khấu trừ theo một tỷ lệ ấn định mang tính chủ quan. Vì vậy, đưa đến một mâu thuẫn là trong một số trường hợp số thuế đầu vào không có thật thì được khấu trừ, một số trường hợp khác là số thuế đầu vào có thật thì không được khấu trừ hoặc chỉ được khấu trừ một phần. Do đó, để khắc phục tình trạng này cần phải đi đến một phương pháp tính thuế thống nhất, một loại hoá đơn thống nhất để trả lại đúng bản chất của thuế GTGT, tức là cần phải tiến đến việc sử dụng phương pháp khấu trừ cho mọi đối tượng.

Qua đó, để tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tìm hiểu pháp luật cũng như tạo

hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan thuế trong quá trình thực thi công vụ với đủ các chức năng, từ tuyên truyền chính sách chế độ, kiểm tra kiểm soát cho đến xử lý vi phạm.

3.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hóa đơn, có chức năng tự động kiểm tra chéo hóa đơnchứng từ theo kê khai của doanh nghiệp chức năng tự động kiểm tra chéo hóa đơnchứng từ theo kê khai của doanh nghiệp

Đối với Việt Nam việc áp dụng với hiệu suất tối đa các thành tựu của công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng, nối mạng vi tính trên toàn quốc gia nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra. Việc triển khai công nghệ thông tin trong quản lý về thuế đã được thực hiện từ năm 2005 và hiện nay, các các cơ quan thuế đang mở rộng ứng dụng công nghệ quản lý mã vạch hai chiều.

Để đáp ứng những nhu cầu hội nhập ngày nay của Lào, nên tăng cường phương tiện vật chất, kỹ thuật về công nghệ tin học để công tác quản lý thuế phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển phức tạp, đa dạng, không chỉ trong phạm vi cả nước mà còn phát triển ra nhiều quốc gia. Nếu quản lý chủ yếu theo lối thủ công như hiện nay thì không thể đạt được hiệu quả cao, cả về số lượng, chất lượng. Hiện nay, công nghệ tin học đang phát triển mạnh trên thế giới, một cơ hội thuận tiện mà chúng ta có thể mở rộng diện nối mạng để kịp thời có điều kiện trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. Việc tăng cường phương tiện vật chất, kỹ thuật về công nghệ thông tin cần được quan tâm đặc biệt để có thể đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu về quản lý thuế như đã nêu ở trên.

Việc quản lý hoá đơn kê khai thuế cần phải thực hiện bằng hệ thống máy tính trên toàn quốc để truy cập, xác minh hoá đơn một cách thuận lợi và nhanh gọn. Do đó, ngành thuế cần phải phát triển hệ thống mạng giữa các tỉnh, thành phố nhằm xác định đúng số thuế GTGT kê khai khấu trừ, hoàn thuế; phát hiện kịp thời hoá đơn đã thông báo không còn giá trị sử dụng.

3.2.3. Kiểm soát chặt chẽ thủ tục mua hóa đơn lần đầu

Đối với các hoạt động kinh tế, hoá đơn được xem là một chứng từ có giá, thậm chí còn có mệnh giá rất cao, được xác định bằng một giá trị tiền tệ nhất định. Mặc dù với quy định của Luật thuế giá trị gia tăng hiện nay, hóa đơn chưa phải là điều kiện đủ để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, hoá đơn

chính là tiền bởi từ những chỉ tiêu trên hoá đơn, doanh nghiệp được khấu trừ tiền thuế, được tính vào chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế. Chính ý nghĩa này mà quy trình mua, bán hoá đơn bị ràng buộc bởi những quy phạm rất nghiêm ngặt, theo đó để được mua hoá đơn lần đầu, doanh nghiệp bắt buộc phải qua khâu kiểm tra xác minh trụ sở. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất để minh chứng cho mục đích trong sáng,

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM PHÒNG NGỪA GIAN lận TRONG CÔNG tác KHẤU TRỪ và HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)