- Tổng hợp từ phân tích hồi quy trên, tác giả tổng hợp kiểm định giả thuyết trong bảng 4.18.
Bảng 4.18: Tổng hợp các giả thuyết từ nghiên cứu
Giả thuyết Sig. Kết quả kiểm định
chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học. H2: Yếu tố dịch vụ có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.000 Chấp nhận
H3: Yếu tố giá cả có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.000 Chấp nhận
H4: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.110 Không chấp nhận
H5: Yếu tố nhóm tham khảo có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.655 Không chấp nhận
H6: Yếu tố chiêu thị có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.000 Chấp nhận
H7: Yếu tố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học.
.000 Chấp nhận
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 03/2014)
Giả thiết H2 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H2. Kết quả phân tích cho thấy dịch vụ có mối tương quan đến biến phụ thuộc và là tác động thuận chiều, có nghĩa là khi đánh giá của tổ chức chính quyền đối với yếu tố dịch vụ tăng lên thì quyết định mua TBPTN cũng tăng lên. Về dịch vụ được hiểu là các hoạt động liên quan đến: cam kết về bảo hành, khả năng cung ứng hàng hóa, nhân viên, giao hàng.
Giả thiết H3 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H3. Kết quả phân tích cho thấy giá cả có tác động đến quyết định mua TBPTN của tổ chức chính quyền và là tác động
thuận chiều, có nghĩa là khi đánh giá của tổ chức chính quyền đối với yếu tố giá cả tăng lên thì quyết định lựa chọn mua cũng tăng lên. Khái niệm về yếu tố giá cả của tác giả nghiên cứu chủ yếu liên quan đến giá cả cạnh tranh, giá phù hợp với khả năng đầu tư, giá cả đi đôi với tính năng và chất lượng.
Giả thiết H6 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H6. Kết quả phân tích cho thấy chiêu thị có tác động đến quyết định mua TBPTN của tổ chức chính quyền và là tác động thuận chiều, có nghĩa là khi đánh giá của tổ chức chính quyền đối với yếu tố chiêu thị tăng lên thì quyết định lựa chọn mua cũng tăng lên. Khái niệm về yếu tố chiêu thị của tác giả nghiên cứu chủ yếu liên quan đến các hoạt động tài trợ cho nhà trường, tổ chức tham quan thực tế hàng hóa, triển lãm, hội thảo.
Giả thiết H7 có giá trị Sig.= 0.000<0.05, chấp nhận H7. Kết quả phân tích cho thấy niềm tin của khách hàng vào thương hiệu có tác động đến quyết định mua TBPTN của tổ chức chính quyền và là tác động thuận chiều, có nghĩa là khi đánh giá của tổ chức chính quyền đối với yếu tố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu tăng lên thì quyết định lựa chọn mua cũng tăng lên. Khái niệm về yếu tố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của tác giả nghiên cứu chủ yếu liên quan đến nhà trường có niềm tin vào nhà cung cấp, tin vào thương hiệu của sản phẩm, thiết bị.
Các giả thiết H1, H4 và H5 có giá trị Sig. lớn hơn 0.05, không chấp nhận H1, H4, H5, nghĩa là các yếu tố chất lượng sản phẩm, tài chính và nhóm tham khảo không có sự ảnh hưởng đến quyết định mua của tổ chức chính quyền. Xét về mặt thực tiễn, tác giả nhận thấy rằng các yếu tố về chất lượng sản phẩm, tài chính và nhóm tham khảo luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đối với quyết định mua của tổ chức chính quyền. Do đó, nghiên cứu của tác giả có thể do số lượng mẫu nghiên cứu còn ít cùng với những tác động về thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong nghiên cứu này, những nhân tố trên có ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng tương đối thấp.
- Đối với các đặc tính cá nhân còn lại như: vị trí công tác, đơn vị công tác, khả năng thuyết phục người khác, mức độ chắc chắn trong các quyết định, kết quả phân tích cho
thấy giữa các nhóm đặc tính cá nhân khác nhau thì quyết định mua TBPTN phục vụ dạy học cũng khác nhau. Như vậy:
Giả thuyết H11a: Có sự khác biệt về quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục
vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học giữa các nhóm có vị trí công tác khác nhau, được chấp nhận.
Giả thuyết H11b: Có sự khác biệt về quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục
vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học giữa các nhóm có nơi công tác khác nhau, được chấp nhận.
Giả thuyết H11c: Có sự khác biệt về quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục
vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học giữa các nhóm khả năng thuyết phục người khác, được chấp nhận.
Giả thuyết H11d: Có sự khác biệt về quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục
vụ dạy học tại các trường Cao Đẳng, Đại học giữa các nhóm mức độ chắc chắn trong các quyết định, được chấp nhận.
Tóm tắt chương 4
Trong chương này, tác giả đã tổng hợp các kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi và tiến hành phân tích dựa trên công cụ chính là phần mềm SPSS.
Các thang đo đều thỏa mãn kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha nên được dùng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích EFA được tác giả tổng hợp và kết luận có 7 nhân tố tác động đến mua của tổ chức chính quyền là: Chất lượng sản phẩm, Dịch vụ, Giá cả, Tài chính, Nhóm tham khảo, Chiêu thị và Niềm tin của khách hàng vào thương hiệu. Thang đo quyết định mua gồm 5 biến quan sát là:
Quyết định mua sản phẩm của công ty X, khi giá cả tốt, có khả năng cung cấp hàng hóa theo đúng quy định
Quyết định mua sản phẩm của công ty X, khi sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
Quyết định mua sản phẩm của công ty X, khi sản phẩm phù hợp nhất so với nhu cầu của Nhà trường
Quyết định mua sản phẩm của công ty X, khi cả Hội đồng mua sắm của trường đều tán thành mua
Quyết định mua sản phẩm của công ty X, khi nhà trường cảm thấy an tâm và tin tưởng về nhà cung cấp đó
Sau khi có kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả tiếp tục kiểm đinh các giả thuyết bằng mô hình hồi quy và thu được kết quả chỉ ra rằng có bốn nhân tố tác động chủ yếu đến quyết định mua của khách hàng là tổ chức chính quyền là dịch vụ, niềm tin của khách hàng vào thương hiệu, giá cả và chiêu thị. Trong đó, yếu tố dịch vụ có tác động lớn nhất. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy khách hàng là các tổ chức khác nhau, vị trí công tác khác nhau thì có quyết định mua cũng khác nhau.
Tổng hợp kết quả chương 4, tác giả tiến hành đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng là tổ chức chính quyền. Nội dung này được trình bày trong chương tiếp theo.
Trong chương 4, tác giả đã trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu. Nội dung chương 5, tác giả xác định và trình bày cụ thể những giải pháp thích hợp nhằm đánh giá và nâng cao khả năng mua TBPTN phục vụ dạy học tại các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP.HCM qua các bước (1) Xác định nguyên nhân cụ thể của từng vấn đề và (2) Đề ra các giải pháp và kết luận cho vấn đề nghiên cứu.