Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học các trường CĐ-ĐH trên địa bàn tp.HCM (Trang 50)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan giữa các biến (Corrected Item-Total Correlation) > 0.3.

Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) > 0.5, và có hệ số Alpha lớn hơn 0.5 mới được xem là chấp nhận được, thích hợp đưa vào phân tích trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally,1978; Peterson,1994; Slater, 1995).

Các biến chỉ được chấp nhận khi hệ số Alpha > hệ số tương quan tổng biến phù hợp.

Sau khi kiểm định thang đo xong ta tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố

Khái niệm:

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố là một kĩ thuật phụ thuộc lẫn nhau.

Mô hình nhân tố:

Mỗi biến trong phân tích nhân tố được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô

tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng.

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố thể hiện bằng phương trình: Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + … + AinFn + ViUi

Trong đó:

Xi : Biến thứ i chuẩn hoá.

Aij : Hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i. F : Các nhân tố chung.

Vi : Hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i.

N : Số nhân tố chung.

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Trong đó:

Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i. Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố K : Số biến.

Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố:

- Thứ nhất: Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) (Nguyễn Đình Thọ, 2011) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 (Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2008)

- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) - Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học các trường CĐ-ĐH trên địa bàn tp.HCM (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)