3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thực hiện tại TP.HCM với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, phi xác xuất.
- Đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa ngành, nhân viên phòng mua sắm làm việc tại các trường Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Đại học trên địa bàn TP.HCM.
- Kích thước và cách chọn mẫu:
Theo các nhà nghiên cứu và ý kiến của các chuyên gia: Thì cỡ mẫu tối ưu bao
nhiêu là phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các kết quả trả lời của đáp viên.
Do tổ chức chính quyền có những đặc thù riêng, nhằm trách có sự chênh lệch mức độ tác động về số lượng của đáp viên tại các trường, nên số lượng mẫu sẽ được phân bổ đều tại các trường được khảo sát.
Theo Hair & ctg (1998): Trường hợp sử dụng phân tích nhân tố (EFA) thì kích
thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/ biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường phải tối thiểu 5 quan sát. Trong khi đó Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5.
Trong đề tài này, có tất cả 40 biến quan sát cần ước lượng. Vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 40 x5 =200. Tuy nhiên, để kết quả phân tích dữ liệu chính xác hơn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 250.
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi:
- Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp đồng thời bổ sung thêm phần giới thiệu về bản thân, mục đích nghiên cứu, cách trả lời câu hỏi và thông tin cá nhân đối tượng được phỏng vấn, tác giả thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ.
- Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được phỏng vấn thử với 20 người tại các trường Cao đẳng, Đại học để cho kết cấu được phù hợp nhất, khả năng cung cấp thông tin của đối tượng đồng thời hiệu chỉnh lại một số từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu hơn.
- Bước 3: Sau khi căn cứ kết quả phân tích định lượng sơ bộ, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu
hỏi chính thức được thiết kế gồm 40 biến, trong đó có 35 biến thuộc 8 thành phần nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học, 5 biến phụ thuộc thành phần quyết định mua sắm của khách hàng là tổ chức (Phụ lục 3).
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn các đối tượng bằng bàng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi giấy hay bằng email.
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là (alpha = 0.6). Số liệu thu thập được thực hiện qua các gia đoạn sau:
3.3.3.1 Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan giữa các biến (Corrected Item-Total Correlation) > 0.3.
Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) > 0.5, và có hệ số Alpha lớn hơn 0.5 mới được xem là chấp nhận được, thích hợp đưa vào phân tích trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally,1978; Peterson,1994; Slater, 1995).
Các biến chỉ được chấp nhận khi hệ số Alpha > hệ số tương quan tổng biến phù hợp.
Sau khi kiểm định thang đo xong ta tiến hành phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố
Khái niệm:
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố là một kĩ thuật phụ thuộc lẫn nhau.
Mô hình nhân tố:
Mỗi biến trong phân tích nhân tố được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô
tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng.
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố thể hiện bằng phương trình: Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + … + AinFn + ViUi
Trong đó:
Xi : Biến thứ i chuẩn hoá.
Aij : Hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i. F : Các nhân tố chung.
Vi : Hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i.
N : Số nhân tố chung.
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk
Trong đó:
Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i. Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố K : Số biến.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố:
- Thứ nhất: Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) (Nguyễn Đình Thọ, 2011) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 (Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2008)
- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) - Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
3.3.3.2 Phân tích hồi quy
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i
Trong đó:
Yi : Biến phụ thuộc: Quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm
0 : Hệ số chặn
I : Hệ số hồi quy thứ i (i = )
I : Sai số biến độc lập thứ i Xi : Biến độc lập ngẫu nhiên 3.3.3.3 Kiểm định mô hình
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Cặp giả thiết nghiên cứu:
Ho : Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1 : Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mức ý nghĩa kiểm định là 5%
Nguyên tắc chấp nhận giả thiết:
Nếu Sig <= 0,05 : Bác bỏ giả thiết Ho
Sig > 0,05 : Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho
Kiểm định đa cộng tuyến
Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng.
Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến:
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, nếu > 0,8 thì chắc chắn có đa cộng tuyến.
- Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng - Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion.
3.3.3.4 Kiểm định ANOVA
Mục đích kiểm định ANOVA nhằm so sánh trung bình của k nhóm mẫu ngẫu nhiên được chọn từ k đám đông nghiên cứu. Trong luận văn này tác giả muốn kiểm tra xem quyết định mua TBPTN phục vụ dạy học của những người có đặc tính cá nhân khác nhau thì có khác nhau không.
- Điều kiện về biến: Phải có 1 biến phụ thuộc định lượng và biến độc lập định tính, biến này có ít nhất 3 nhóm phân loại trở lên.
- Quá trình kiểm định ANOVA:
+ Kiểm định phương sai đều: Để kiểm định phương sai đều tác giả sử dụng công cụ Levene Test. Nếu giá trị Sig. lớn hơn mức ý nghĩa thì phương sai giữa các nhóm là đều, ngược lại thì phương sai giữa các nhóm là không đều.
+ Kiểm định ANOVA: Để xem có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các nhóm hay không.
Giả thuyết:
Ho : Không có sự khác biệt về quyết định mua TBPTN phục vụ dạy học giữa các nhóm.
H1 : Có sự khác biệt về quyết định mua TBPTN phục vụ dạy học giữa các nhóm. Kiểm định dựa vào giá trị F: Giá trị F được tính dựa trên thương số trung bình biến thiên giữa các nhóm với trung bình biến thiên trong nhóm. Giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là có sự khác biệt về quyết định mua TBPTN phục vụ dạy học giữa các nhóm khi giá trị F lớn hơn giá trị F tới hạn. Trong SPSS bảng kiểm định ANOVA có giá trị Sig., nếu Sig. bé hơn mức ý nghĩa thì bác bỏ Ho và ngược lại.
+ Kiểm định hậu ANOVA: nhằm kiểm tra chi tiết giữa các nhóm cụ thể có sự khác biệt không. Kiểm định này dựa vào giá trị trung bình chênh lệch giữa hai nhóm phân loại
cụ thể, chênh lệch này có giá trị tuyệt đối càng cao thì giữa 2 nhóm phân loại càng dễ có sự khác biệt. Trong SPSS ta xem xét nếu Sig. bé hơn mức ý nghĩa thì giữa 2 nhóm có sự khác biệt và ngược lại.
Tóm tắt chương 3:
Chương này đã trình bày khái quát về quy trình thực hiện và các bước thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ dạy học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, tác giả đã thiết kế quy trình thực hiện từ phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn mua, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Thông qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn sơ bộ tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức. Kết quả của quá trình này đã xác định và xây dựng thang đo cho 8 yếu tố tác động chính là: thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, tài chính, nhóm tham khảo, chiêu thị, niềm tin.
Chương 4, tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 16.0.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đã trình bày ở chương 3, kết quả nghiên cứu chính thức như sau:
4.1 Mô tả mẫu khảo sát
Sau khi phát ra 250 bảng câu hỏi, tác giả thu hồi 234 bảng câu hỏi từ các trường. Trong đó có 230 bảng câu hỏi trả lời hợp lệ và 4 bảng câu hỏi không hợp lệ vì không dảm
bảo độ tin cậy khi đưa vào phân tích. Do đó tác giả loại bỏ 4 bảng câu hỏi không hợp lệ này, 230 bảng còn lại được đưa vào phân tích dữ liệu
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu phân chia theo đơn vị công tác, vị trí công tác, khả năng thuyết phục và mức độ trong các quyết định được trình bày trong bảng 4.1.
Đối với đơn vị công tác, ta nhận thấy tỷ lệ người trả lời tại nhóm trường Cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ khá cao với 43.5% trong khi đó nhóm trường Cao đẳng chiếm 31.3 % và trường Đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất là 25% và đa số các đáp viên là đại diện của các khoa, ngành chiếm 58.7% và thấp nhất là ban giám hiệu chiếm 12,2%.
Đối với Khả năng thuyết phục, mức độ chắc chắn trong các quyết định của người được phỏng vấn. Đây chính là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đối với những nhà cung cấp. Bởi vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua sắm của khách hàng tổ chức. Kết quả từ bảng cho thấy có 27% những ảnh hưởng mua chủ yếu sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm của khách hàng tổ chức đều cho thấy rằng mình có khả năng thuyết phục người khác. Mức độ chắc chắn trong các quyết định của họ cũng cao (40%). Có đến 62.2% khả năng thuyết phục ở mức bình thường và 51.3% chọn bình thường trong mức độ chắc chắn trong các quyết định ở mức bình thường.
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu
Đặc điểm mẫu Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Phân trăm tích lũy
Đơn vị công tác Đại học 58 25.2 25.2 Cao đẳng 72 31.3 31.3 Cao đẳng nghề 100 43.5 43.5 Tổng cộng 230 100.0 100.0 Vị trí công tác
Đại diện khoa, ngành 135 58.7 58.7
Phòng vật tư -mua sắm 67 29.1 29.1 Tổng cộng 230 100.0 100.0 Khả năng thuyết phục Không có khả năng 25 10.9 10.9 Bình thường 143 62.2 62.2 Có khả năng 62 27.0 27.0 Tổng cộng 230 100.0 100.0 Mức độ chắc chắn trong các quyết định Không chắc chắn 20 8.7 8.7 Bình thường 118 51.3 51.3 Chắc chắn 92 40.0 40.0 Tổng cộng 230 100.0 100.0
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 03/2014)
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố
Mục tiêu phần này, tác giả thực hiện phân tích kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đánh giá bằng hai phương pháp là dùng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại bỏ biến rác và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha để loại các biến không cần thiết trước khi tiếp tục xử lý số liệu bằng kỹ thuật EFA. Các biến có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh từ 0.3 trở lên thì biến đó đạt yêu cầu và nếu Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Trong đó biến DV2 bị loại vì có tương quan biến tổng =0.216 < 0.3. Tác giả loại biến DV2 trong những nghiên cứ tiếp theo.
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha thang đo các thành phần yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến-
tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến Thương hiệu (Cronbach Alpha = .710)
TH1 7.7435 3.327 .595 .549
TH3 8.1304 2.979 .533 .618
Chất lượng sản phẩm (Cronbach Alpha = .742)
CL1 11.4652 4.529 .506 .699 CL2 11.4739 4.469 .587 .658 CL3 11.8870 4.101 .532 .687 CL4 12.6000 4.311 .525 .689 Dịch vụ (Cronbach Alpha = .664) DV1 11.6739 3.906 .684 .431 DV2 10.9565 5.465 .216 .733 DV3 11.8261 4.162 .616 .484 DV4 12.0696 4.467 .340 .681
Giá cả (Cronbach Alpha = .779)
GC1 10.0652 6.970 .490 .775
GC2 10.2478 5.174 .664 .681
GC3 10.8913 4.578 .611 .728
GC4 10.4957 5.841 .635 .704
Tài chính (Cronbach Alpha = .734)
TC1 10.8348 5.440 .501 .695
TC2 10.4522 5.786 .595 .635
TC3 10.2739 6.724 .384 .747
TC4 11.0913 5.489 .642 .605
Nhóm tham khảo (Cronbach Alpha = .647)
TK1 11.9739 3.772 .390 .621
TK2 12.1522 4.427 .378 .611
TK3 10.9739 4.550 .552 .526
TK4 11.5696 4.063 .448 .563
CT1 8.1478 2.284 .529 .602
CT2 7.5522 2.440 .490 .649
CT3 7.5696 1.984 .549 .579
Niềm tin (Cronbach Alpha = .756)
NT1 10.0174 4.349 .505 .732
NT2 10.9348 5.214 .519 .721
NT3 10.3174 4.209 .606 .667
NT4 10.7565 4.526 .604 .671
Quyết định mua (Cronbach Alpha = .852)
QD1 14.0957 8.995 .641 .832
QD2 14.0174 9.013 .670 .822
QD3 13.6522 9.582 .723 .808
QD4 13.2783 10.141 .590 .841
QD5 13.9304 9.917 .738 .808
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo điều tra tháng 03/2014)
4.2.2. Phân tích nhân tố
4.2.2.1 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập
Tám nhân tố thành phần với 29 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố sau khi phân tích Cronbach Alpha đạt yêu cầu. Kết quả EFA như sau: