2.
1.3.4. Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược:
Sau khi đó có những nhận định cụ thể về tình hình công ty cần xét đến một yếu tố rất quan trọng trong việc quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; đó là chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược.
- Xác định chức năng: Xác định được chức năng chiến lược sẽ góp phần vào việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu, sự thành công của tổ chức và chiến lược của công ty. Đồng thời có tác động tạo lập hìnhảnh của công ty trước công chúng, xã hội và tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà chức trách).
- Xác định nhiệm vụ: Nhiệm vụ là một nội dung có giá trị lâu dài biểu thị những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện những niềm tin và ý tưởng chung nhất của những người tham gia trong tổ chức đó. Khi xác định được nhiệm vụ của chiến lược đúng đắn sẽ có được một số lợi ích như sau:
- Đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng trong trong tổ chức thực hiện hoạt động của doanh nghiệp.
- Tạo cơ sở vững vàng để doanh nghiệp huy động được nhiều nguồn lực cho tổ chức nhằm đạt được mục đích đề ra.
- Phân phối nguồn lực hợp lý phục vụ tích cực cho quá trình triển khai thực hiện mục tiêu đãđịnh.
tiêu mới
- Tạo sự nhất trí cao trong cộng đồng các thành viên của doanh nghiệp, khuyến khích mọi người hăng hái làm việc và xây dựng văn hóa công ty theo xu thế tiến bộ Nhiệm vụ chiến lược muốn xác định đúng đắn cần phải xem xét một số yếu tố cơ bản sau:
- Phải xác định chính xác đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là những ai? Mức độ quan trọng của các loại đối tượng khách hàng?
- Sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đang chiếm lĩnh và sẽ mở rộng những vùng thị trường nào?
- Mạng lưới kinh doanh hiện có và khả năng diễn biến của các doanh nghiệp cả về quy mô, vị trí lợi thế thương mại và công nghệ ứng dụng
- Doanh nghiệp phải tự đánh giá những điểm manh và điểm yếu của mình rất nghiêm túc.
- Phải tạo sự nhất trí và sự quan tâm của các thành viên trong doanh nghiệp đến việc xác lập chiến lược của công ty.
- Xác định mục tiêu chiến lược: Mục tiêu là chuẩn đích tương lai được biểu hiện bằng những tiêu chí cụ thể mà doanh nghiệp phấn đấu đạt được trong một thời gian nhất định. Mục tiêu được đề ra phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhưng nó phải biểu thị rõ ràng và cụ thể hơn, phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp; đồng thời đáp ứng được mong muốn của các thành viên trong doanh nghiệp và thỏa mãn kỳ vọng của các bên liên quan.
Khi xác định mục tiêu, phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải cụ thể: phải đặc trưng cho ngành, lĩnh vực, chỉ rõ thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng đạt được; đó chính là tính chuyên biệt của mục tiêu, mục tiêu phải gắn liền với từng doanh nghiệp và phải có nét khác biệt nhau. Mục tiêu càng cụ thể càng dễ đặt ra chiến lược để hoàn thành.
- Mục tiêu phải mang tính linh hoạt thể hiện khả năng thích nghi với sự biến động của môi trường, tránh và giảm thiểu được những ng uy cơ phá vỡ cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp.
tra, kiểm soát và điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Mục tiêu phải đáp ứng được mong muốn cao nhất của các thành viên và các tổ chức trong doanh nghiệp; đồng thời tạo khả năng cao nhất đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan.
- Mục tiêu phải mang tính nhất quán: những mục tiêu đề ra phải có đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ cao và tạo sự tác động, hổ trợ và quan hệ chặt chẽ với nhau, việc hoàn thành mục tiêu này không làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu khác mà phải có sự tương tác hỗ trợ tạo sự đồng bộ các hoạt động trong một tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Mục tiêu phải hợp lý: tính hợp lý c ủa mục tiêu sẽ tạo được sự đồng thuận cao của cộng đồng người lao động trong doanh nghiệp. Nếu không có sự chấp nhận của con người thì quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu gặp nhiều khó khăn; đây là yếu tố quan trọng, bởi con người vừa là chủ thể vừa l à đối tượng trong hoạt động của đơn vị, do đó phải đảm bảo tính hợp lý, tính linh hoạt và tính riêng biệt của mục tiêu.
- Dự tính các phương án chiến lược: Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài kết hợp với năng lực nội sinh của doanh nghiệp cần phải dự tính các phương án để thực hiện mục tiêu, định hướng đã xácđịnh. Các phương án được xây dựng khác nhau thường xoay quanh ba vấn đề quan trọng, đó là: lựa chọn sản phẩm thị trường, phát huy lợi thế của doanh nghiệp và tận dụng yếu tố bất ngờ.
Những phương án được thiết lập theo những cách thức khác nhau, như: dựa theo kinh nghiệm, tức là vận dụng những kinh nghiệm trong quá khứ hay; sáng tạo, tức là tìm giải pháp, con đường mới cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tuy nhiên cách thức tốt nhất để xây dựng các phương án chiến lược là kết hợp giữa kinh nghiệm và sự sáng tạo đó được coi là sự sáng tạo "sáng tạo" nhất. Càng đưa ra nhiều phương án thì càng cóđiều kiện lựa chọn tốt hơn.
- Lựa chọn phương án chiến lược: Dựa trên sự so sánh các giải pháp chiến lược doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn giải pháp chiến lược tối ưu. Để sự lựa chọn chính xác, cần phải lượng hóa được các phương án trong khả năng có thể trên cơ sở áp dụng quy trình: phân tích đưa ra các lựa chọn - dự tính các hệ quả - quyết định. Trong đó phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn là một phương pháp đơn giản ít
tốn kém khi lựa chọn chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng với các chương trình phần mềm tin học trong lựa chọn. Tuy nhiên sự nhạy cảm và khả năng nhận định của nhà hoạch định cũng có một vai trò nhất định bởi vì khác với các kế hoạch hành động, chiến lược thể hiện ý chí và hướng đi trong một thời gian dài cho nên bất kỳ một số liệu và so sánh được lấy theo thời điểm dễ dẫn đến những lựa chọn sai lầm. Vì vậy, phương cách lựa chọn thích hợp là kết hợp quá trình phân tích với trực giác của nhà lãnhđạo, khả năng về tầm nhìn của họ.
- Thẩm định phương án chiến lược: Sau khi lựa chọn chiến lược, cần thẩm định lại phương án chiến lược chính thức của doanh nghiệp, bởi vấn đề đặt ra cho các nhà doanh nghiệp là: Liệu chiến lược đề ra có giúp đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp hay mức độ thành đạt của chiến lược đã lựa chọn. Cáctiêu chí để thẩm định phương án chiến lược gồm:
- Chiến lược đề ra phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh hay không? - Chiến lược đề ra có phù hợp với chính sách đối ngoại và quan điểm kinh doanh, phương pháp điều hành tác nghiệp của doanh nghiệp không?
- Chiến lược có thích hợp với nguồn lực của doanh nghiệp không?
- Những rủi ro xảy ra khi thực thi chiến lược có thể chấp nhận được không? - Chiến lược có phù hợp chu kỳ sống của sản phẩm và tiềm năng của thị trường không?
- Chiến lược có thể được thực hiện một cách hữu hiệu và hiệu quả không? - Có những phương án chiến lược và giải pháp quan trọng nào khác không?
- Xác định đúng các chính sách, biện pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh doanh:Xác định các biện pháp, chính sách hổ trợ là bước cuối cùng của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh tạo điều kiện cho việc triển khai t ổ chức công tác thực hiện chiến lược. Các chính sách và biện pháp chủ yếu:
- Chính sách kinh doanh; - Chính sách nhân sự; - Chính sách marketing; - Chính sách tài chính;
- Chính sách phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh hiện đại, văn minh, lợi thế thương mại cao và ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản trị kinh
doanh.
- Tổ chức hoạch định chiến lược kinh doanh: Chất lượng công tác hoạch định chiến lược phụ thuộc vào công tác tổ chức hoạch định chiến lược. Hoạch định chiến lược kinh doanh do nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Có ba cách tổ chức hoạch định chiến lược kinh doanh, đó là:
- Hoạch định từ trên xuống hay còn gọi là quy trình "trên -dưới", người đứng đầu sẽ giao cho các quản trị viên cao cấp tiến hành soạn thảo chiến lược kinh doanh. Cách tổ chức hoạch định này phù hợp với doanh nghiệp có cấu trúc đơn giản.
- Hoạch định từ dưới lên hay còn gọi là "dưới - trên", nhà quản trị cơ sở có thể phát hiện ra sai lệch của chiến lược kinh doanh đã có vàđề xuất thay đổi. Cách tổ chức hoạch định này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có một hoạt động duy nhất.
- Hoạch định kết hợp "trên - dưới - trên", chiến lược kinh doanh là sản phẩm của quá trình đối thoại giữa lãnhđạo với các thành viên doanh nghiệp. Nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc định hướng vàấn định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, cách thức tổ chức hoạch định này phù hợp với doanh nghiệp nhiều lĩnh vực.