Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 43)

2.

2.2.2. Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam:

Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1898-1899 với sự có mặt của các hãng dầu Shell, Caltex và Esso là các hãng dầu mỏ quốc tế ở Việt Nam gắn liền với cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa của tư bản phương Tây.

Từ năm 1975, từ 2 doanh nghiệp đầu mối cùng với quá trìnhđổi mới phát triển kinh tế đất nước, hiện nay hình thành 19 doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh xăng

dầu với hệ thống kênh phân phối đã từng bước tạo ra sự cạnh tranh nhóm và cạnh tranh mở rộng trong thương mại xăng dầu để xác định vị th ế của mỗi đơn vị trên thị trường:

Giai đoạn 1975-1985:2 đầu mối:

- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: với 11 thành viên kinh doanh xăng dầu; - Công ty dầu lửa Trung ương.

Giai đoạn 1986-1995:5 đầu mối

- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: Với 44 công ty kinh doanh xăng dầu và 8 chi nhánh, xí nghiệp;

- Công ty dầu khí (Petechim);

- Công ty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro); - Công ty dầu khí hàng không (Airimex); -Công ty xăng dầu quân đội;

Giai đoạn 1996- nay: 19 đầu mối:

- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); - Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil);

- Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec); - Công ty Hóa dầu Quân Đội (Mipec);

- Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM (SaigonPetro); - Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex); - Tổng công ty xăng dầu Quân đội;

- Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam;

- Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ; - Công ty TNHH điện lực Hiệp Phước;

- Công ty CPxăng dầu hàng không (Vinapco); - Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex; - Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà;

- Công ty Lọc Hóa Dầu Nam Việt (Nam Việt Oil); - Công ty cổ phần Dầu Khí Đông Phương;

- Công ty xăng dầu và DV Hàng Hải S.T.S;

- Công ty cổ phần xăng dầu Thái Sơn B.Q.P; - Công ty cổ phần Dương Đông Hoà Phú.

Trong đó, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp giữ vị thế chủ đạo của thị trường xăng dầu và được nhà nước giao cho vai trò bình ổn nhu cầu thị trường xăng dầu cả nước: Đảm nhiệm hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu hơn 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.

Năm 2013, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước tiếp tục giảm so với các năm trước. Lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2013 giảm mạnh cả về số lượng lẫn giá trị, chủ yếu là giảm nhập khẩu từ thị trường chính Singapore với lượng nhập khẩu là 1,82 triệu tấn, giảm 45,8%. Giá xăng dầu vẫn do các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) thực hiện mặc dù theo quy định hiện hành (Nghị định 84) việc này là của các doanh nghiệp. Giá bán lẻ trong nước trong năm 2013 có 5 lần tăng, 6 lần giảm và các mức giá này đã sát hơn với giá thị trường, thời gian doanh nghiệp và Nhà nước phải bù lỗ giảm.

Bảng 2.4: Cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại trong 11 tháng năm 2013

Tên hàng 11 tháng/2013 +/- so với 11 tháng/2012 (%)

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (triệu USD)

Lượng Trị giá

Dầu DO 2.857 2.635 -33,4 -36,0

Xăng 2.094 2.148 -20,7 -23,2

Nhiên liệu bay 1.095 1.096 22,7 19,8

Dầu FO 615 396 -21,9 -30,0

Dầu Hỏa 25 25 -14,6 -15,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan(www.customs.gov.vn)–ngày 20/12/2013.

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp xăng dầu tốt hơn so với năm 2012, chủ yếu do 2 lý do chính:

- Giá bán lẻ do liên Bộ quyết định đã tiệm cận hơn với giá cơ sở, việc sử dụng quỹ Bìnhổn giá cũng linh hoạt, gắn với thực tế thị trường hơn.

- Bộ Tài chính đã chấp nhận nâng mức chi phí kinh doanh định mức từ 600 đồng đến 860 đồng/lít và chi phí tài chính giảm đi đáng kể (lãi suất giảm). Công tác

quản lý về nguồn, chất lượng, đo lường, … của các doanh nghiệp cũng được tăng cường hơn so với năm 2012. Mạng lưới xăng dầu hoạt động ổn định, không bị đứt nguồn; Các vụ việc như gian lận về đo lường, cháy nổ phương tiện vận tải do xăng dầu kém phẩm chất giảm đi đáng kể. Chính phủ đã quyết định dừng sản xuất, lưu thông xăng A83.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)