Đánh giá các đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 67)

2.

2.7.2. Đánh giá các đối thủ cạnh tranh:

Bảng 2.14: Thị phần ở miền Nam của Petrolimex và các đơn vị đầu mối.

Tên đầu mối

Thị phần năm2012

Thị phần

năm2013 Bi

ến động

Các công ty thuộc Petrolimex 31,6% 29,4% -2,2%

trong đó: Petrolimex SaiGon 11% 12,1% +1,1%

Petec 8,1% 5,4% -2,7%

PV Oil 19,8% 20,5% +0,7%

SG Petro 13,5% 16% +2,5%

Thanh Lễ 9,5% 15,8% +6,3%

Nam Viet Oil 1,6% 1,3% -0,3%

Mipec 5% 0,4% -4,6%

Nguồn: Báo cáo sản lượng tiêu thụ của Phòng Kinh doanh Công ty

- Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil):

Thị phần ở miền Nam khoảng 20,5%, sản lượng bán trung bình đạt hơn 200.000 tấn/m3/tháng, tập trung phát triển ở kênh phân phối thương mại và đại lý là chủ yếu, với cácchính sách đặc thù như:

- Mở rộng thị phần và thâm nhập thị trường bằng cách mua lại cổ phần, thâu tóm các doanh nghiệp có hệ thống phân phối sẵn có như COMECO, XNK Thủ Đức, Thương nghiệp Cà Mau,…Trong gi ai đoạn 2010 – 2012, PVOil đẩy mạnh phát triển các cửa hàng xăng dầu trực thuộc và xây dựng hệ thống các công ty ở địa phương theo mô hình Công ty mẹ con.

- Về chính sách bán hàng: Cho phép di chuyển hàng về kho khách hàng trước khi làm thủ tục xuất bán, c ho hưởng chiết khấu theo các vòng, hỗ trợ công nợ ưu đãi. Chính sách bảo đảm giá cho các khách hàng khi giá bán lẻ biến động; Khi giá bán lẻ tăng các phiếu xuất hàng của PVOil vẫn được nhận hàng giá cũ (có giá trị nhận hàng 15 ngày, được phép gia hạn thêm 15 ngày nữa), khi giá giảm những lô hàng đã lấy trong vòng 3 ngày trước ngày giảm giá được PVOil điều chỉnh giá giảm tương ứng. Đầu tư dấu hiệu thương mại cho tất cả các khách hàng đại lý, tổng đại lý, chi phí hỗ trợ 100% trang trí cửa hàng theo dấu hiệu nhận diện của PVOil.

Điểm mạnh: PVOil có nhà máy chế biến Condensate tại cảng Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ nguồn khai thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro VN); các sản phẩm chủ yếu trước đây là Xăng Mogas 83, nhưng hiện nay PVOil đã thành công trong việc cho ra đời sản phẩm Xăng Mogas 92 với sản lượng bình quân 130.000 tấn Condensate tấn/năm. Dự kiến PVOil sẽ nâng công suất của nhà máy lên 250.000 tấn/năm, do đó, giá thành sản phẩm xăng của PVOil thấp hơn xăng nhập khẩu.

PVOil là đầu mối thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, được ưu tiên mua các sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất với giá rẻ hơn nhập khẩu ở nhiều thời điểm và không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chênh lệch tỷ giá nên cũng có nhiều lợi thế hơn. Mặt khác, PV Oil thay mặt PetroVN thực hiện các hợp đồng xuất khẩu

dầu thô từ các mỏ dầu trong và ngoài nước nên có nguồn thu ổn định từ “phí dịch vụ” của Petro VN giúp PVOil có nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh nội địa.

Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với người giỏi và có kinh ngh iệm trong kinh doanh xăng dầu, từ đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gia nhập bộ máy quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo của PVOil có tuổi đời trẻ, trình độ cao và nhiệt huyết.

Điểm yếu: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kho cảng và phát triển hệ thống cửa hàng khá lớn nên chi phí kinh doanh sẽ tăng lên và là doanh nghiệp mới ra đời mấy năm gần đây nên kinh nghiệm về quản lý kinh doanh xăng dầu vẫn còn hạn chế.

- Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM (Saigon Petro):

Thị phần miền Nam chiếm khoảng 16%, sản lượng bán bình quân hơn 95.000 tấn/m3/tháng, tập trung chủ yếu ở kênh thương mại và đại lý với các chính sách đặc thù: Thực hiện chính sách thù lao theo vòng 1, 2…, chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các khách hàng sản lượng lớn.

-Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ:

Thị phần chủ yếu ở khu vực Bình Dương, Bình Phước, Nam Tây Nguyên; Có kho Chánh Mỹ tại huyện Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương thuận tiện cho việc phân phối xăng dầu, rất ít đơn vị đầu mối có thể cạnh tranh ở khu vực này. Hệ thống kho bãi tập trung chủ yếu ở Bình Dương, do đó việc nhập hàng về TP. HCM phụ thuộc khá nhiều vào kho đi thuê của các đầu mối khác nên hiện nay Thành Lễ đã mua lại kho xăng dầu của Quân đội (16.000 m3), đang xây dựng hệ thống kho VK102 tại huyện Nhà Bè với s ức chứa giai đoạn 1 là 48.000 m3 và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng quý 2 năm 2014.

-Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex):

Đây là đơn vị có hệ thống phân phối là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu nằm trên nhiều vùng thị trường từ TP.HCM về các tỉnh Miền Tây Nam Bộ (trên 60 cửa hàng) cùng với lượng tài sản cố định lớn nằm ở nhiều tỉnh thành, tổ chức kinh doanh đa dạng ngoài kinh doanh xăng dầu còn có: vận tải xăng dầu, khách sạn nhà hàng, bách hóa, bất động sản…

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 67)